MUA BÁN HÀNG HÓA QUA SỞ GIAO DỊCH MUA BÁN HÀNG HÓA

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật thương mại 2 - Chương 3 QUY CHẾ PHÁP LÝ CHUNG VỀ THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA, tháng 8-2014 (Trang 31)

- Luật Thương mại 2005

- Nghị định số 158/2006/NĐ-CP ngày 28-12-2006 quy định chi tiết Luật thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá qua Sở giao dịch hàng hoá

- Thông tư số 03/2009/TT-BCT ngày 10-2-2009 hướng dẫn Hồ sơ, trình tự, thủ tục, cấp Giấy phép thành lập và quy định chế độ báo cáo của Sở giao dịch hàng hoá theo quy định tại Nghị định số 158/2006/NĐ-CP ngày 28-12-2006 quy định chi tiết Luật thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá qua Sở giao dịch hàng hoá.

- Nội san Kinh tế Số tháng 3 năm 2005-Viện Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.

1. Khái quát về thị trường hàng hoá giao sau

+ Thị trường hàng hoá giao sau - Thị trường giao sau (futures market) là loại hình thị trường tập trung, có tổ chức cao, nơi mua bán các hàng hóa thực bằng các hợp đồng giao sau (futures contract). Việc mua bán hàng hóa thông qua các hợp đồng cam kết mua bán, còn việc giao hàng, nhận tiền được thực hiện trong tương lai. Số lượng, chất lượng, giá cả, phương thức giao nhận được cam kết theo các điều khoản cụ thể ghi trong hợp đồng nên thị trường này còn gọi là thị trường hợp đồng. Trong hợp đồng giao sau, các nội dung như số lượng, chất lượng hàng hóa, nơi giao hàng, thể thức thanh toán, tỷ lệ chiết khấu, tỷ lệ ký quỹ bảo đảm thanh toán…được tiêu chuẩn hóa.

Nơi mua bán bằng các hợp đồng giao sau được gọi là Sàn giao dịch (pit) hay Sở giao dịch (exchange).

+ Sở giao dịch hàng hoá giao sau

Để bảo đảm hiệu lực hợp đồng và duy trì sự ổn định của thị trường, việc mua bán, ký kết các hợp đồng chủ yếu diễn ra ở những nơi quy định của thị trường, được gọi là sở giao dịch hàng hoá giao sau (thị trường có tổ chức) như sở giao dịch hàng hoá kỳ hạn, sở giao dịch hàng hoá tự chọn v.v.

Cùng với những giao dịch được tiến hành tại sở, còn có những giao dịch ngoài sở. Giao dịch tại sở giao dịch và giao dịch ngoài sở giao dịch tạo thành thị trường hàng hoá giao sau.

Một trong những chỉ tiêu đánh giá hoạt động của một sở giao dịch là khối lượng hợp đồng được ký kết, mua bán tại đó. Khối lượng hợp đồng được mua bán lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:

- Phương thức tổ chức vận hành của Sở - Địa điểm và trang thiết bị kỹ thuật

- Loại hình hàng hoá được đưa vào giao dịch tại Sở (có Sở chỉ giao dịch một nhóm hàng cụ thể như nông sản, có Sở tiến hành giao dịch đồng thời một số nhóm hàng nông sản, kim loại

- Hình thức giao dịch (có Sở chỉ giao dịch kỳ hạn hoặc tự chọn, có Sở tiến hànhđồng thời cả 2 hình thức nhưng ở 2 phiên khác nhau).

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật thương mại 2 - Chương 3 QUY CHẾ PHÁP LÝ CHUNG VỀ THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA, tháng 8-2014 (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w