BÀI 43: CÁC VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM 1-Đặc điểm:

Một phần của tài liệu đề cương ôn tập môn địa lý (Trang 44)

1- Bắc Trung Bộ có những thế mạnh nào trong việc hình thành cơ cấu nông-lâm-ngư nghiệp? 2-Nêu những mặt thuận lợi và khó khăn trong việc hình thành cơ cấu công nghiệp ở Bắc

BÀI 43: CÁC VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM 1-Đặc điểm:

1-Đặc điểm:

-Tại sao nước ta phải hình thành các vùng kinh tế trọng điểm?

+Nước ta đi lên từ điểm xuất phát thấp, trình độ phát triển kinh tế còn nhiều hạn chế vì thế cần có các đầu tàu để thúc đẩy sự phát triển kinh tế của cả nước.

+Nguồn lực phát triển kinh tế-xã hội phong phú nhưng phân hóa theo vùng.Nước ta nghèo, thiếu vốn đầu tư nên cần đầu tư có trọng điểm và có chiến lược thu hút đầu tư nước ngoài như vậy cần tạo ra các vùng có điều kiện thuận lợi thu hút đầu tư.

+Tất cả những điều đó cần phải lựa chọn và hình thành các vùng kinh tế trọng điểm, đó là vùng hội tụ đầy đủ nhất các điều kiện phát triển có ý nghĩa quyết định đối với nền kinh tế cả nước

-Đặc điểm:

+Gồm nhiều tỉnh, thành phố và ranh giới có thể thay đổi theo thời gian tùy thuộc vào chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.

+Hội tụ đầy đủ các thế mạnh tập trung tiềm lực kinh tế và hấp dẫn các nhà đầu tư

+Có tỉ trọng lớn trong tổng GDP của quốc gia, tạo ra tốc độ phát triển nhanh cho cả nước và có thể hổ trợ cho các vùng khác.

+Có khả năng thu hút các ngành mới về công nghiệp và dịch vụ để từ đó nhân rộng ra toàn quốc

2-Quá trình hình thành và thực trạng phát triển: a-Quá trình hình thành:

Bảng 43.1. Thời gian hình thành và phạm vi lãnh thổ của các vùng kinh tế trọng điểm ở nước ta

Vùng kinh tế trọng điểm

Đầu thập kỉ 90 của thế kỉ XX Sau năm 2000 Phía Bắc Hà Nội, Hưng Yên,Hải Dương, Hải

Phòng, Quảng Ninh Thêm 3 tỉnh: Hà Tây,Vĩnh Phúc Bắc Ninh Miền Trung Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng,

Qủang Nam,Quảng Ngãi Thêm tỉnh Bình Định Phía Nam TP Hồ Chí Minh,Đồng Nai

BàRịaVũngTàu,BìnhDương

Thêm4tỉnh:BìnhPhước,Tây Ninh, Long An,Tiền Giang

b-Thực trạng phát triển kinh tế: 3-Ba vùng kinh tế trọng điểm:

a-Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc:

-Diện tích: gần 15,3 nghìn km2, chiếm 4,7% diện tích cả nước. -Số dân: 13,7 triệu người (2006), chiếm 16,3% số dân cả nước.

-Gồm: Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hà Tây, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh

-Thế mạnh:

+Vị trí: có thủ đô Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế-văn hóa lớn nhất nước.

+Quốc lộ 5 và 18 là các tuyến giao yho6ng gắn kết cả Bắc Bộ với cụm cảng Hải Phòng,Cái Lân. +Nguồn lao động dồi dào, chất lượng cao.

+Lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời với nền văn minh lúa nước.

+Phát triển các ngành công nghiệp truyền thống nhờ lợi thế nguyên, nhiên liệu khoáng sản, nguồn lao động và thị trường tiêu thụ

+Dịch vụ du lịch phát triển mạnh.

-Phương hướng phát triển:

+Công nghiệp: đẩy mạnh các ngành công nghiệp trọng điểm, phát triển các ngành công nghiệp có hàm lượng kĩ thuật cao, không gây ô nhiễm môi trường., tạo sản phẩm cạnh tranh

+Phát triển các khu công nghiệp tập trung +Dịch vụ:phát triển thương mại và du lịch.

+Nông nghiệp: chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa chất lượng cao

b-Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung:

-Diện tích:gần 28 nghìn km2,chiếm 8,5% diện tích cả nước. -Số dân: 6,3 triệu người (2006), chiếm 7,4% số dân cả nước.

-Gồm: Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định

-Thế mạnh:

+Quốc lộ 1 và tuyến đường sắt thống nhất, sân bay Phú Bài, Đà Nẵng, Chu Lai

+ Là cửa ngõ ra biển của Tây Nguyên và Nam Lào, thuận lợi phát triển kinh tế và giao lưu hàng hóa.

+Khai thác tổng hợp tài nguyên biển, khoáng sản và rừng, phát triển dịch vụ du lịch, nuôi trồng thủy sản, công nghiệp chế biến nông-lâm-thủy sản.

+Chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa

-Phương hướng phát triển:

+Hình thành các ngành công nghiệp trọng điểm có lợi thế về tài nguyên và thị trường.

+Phát triển các vùng chuyên sản xuất hàng hóa nông nghiệp, thủy sản và các ngành thương mại, dịch vụ du lịch

c-Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam:

-Diện tích: gần 30,6 nghìn km2, chiếm hơn 9,2% diện tích cả nước. -Số dân: 15,2 triệu người (2006), chiếm 18,1% số dân cả nước

-Gồm:Tp Hồ Chí Minh, Đồng Nai,Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu,Bình Phước,Tây Ninh, Long An,Tiền Giang

-Thế mạnh:

+Vị trí: khu vực bản lề giữa Tây nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ với Đồng bằng sông Cửu Long

+Tiềm năng: dầu khí ở thềm lục địa lớn nhất nước. +Dân cư đông, nguồn lao động dồi dào, chất lượng cao. +Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật tốt và đồng bộ

+Tập trung tiềm lực kinh tế mạnh nhất,trình độ phát triển kinh tế cao nhất so với các vùng khác trong cả nước.

-Phương hướng phát triển:

+Công nghiệp: là động lực của vùng với các ngành công nghiệp cơ bản, công nghiệp trọng điểm, công nghệ cao

+Hình thành các khu công nghiệp tập trung để thu hút đầu tư trong và ngoài nước. +Dịch vụ: đẩy mạnh các ngành thương mại, tín dụng, ngân hàng,du lịch…

Câu hỏi:

1-Tại sao nước ta phải hình thành các vùng kinh tế trọng điểm?

2-Trình bày quá trình hình thành và phạm vi lãnh thổ của các vùng kinh tế trọng điểm?

*******************************

BÀI TẬP

1-Cho bảng số liệu:

Diện tích và dân số 1 số vùng nước ta năm 2006

Vùng Đồng bằng sông Hồng Tây Nguyên Đông Nam Bộ

Dân số (nghìn

người) 18208 4869 12068

Diện tích (km2) 14863 54660 23608

a-Tính mật độ dân số,diện tích đất tự nhiên bình quân đầu người của từng vùng theo bảng số liệu trên.Hãy vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện mật độ dân số của các vùng nói trên?

b- Nhận xét biểu đồ đã vẽ. Giải thích vì sao Tây Nguyên có mật độ dân số thấp? 2-Cho bảng số liệu:

Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp nước ta phân theo thành phần kinh tế (đơn vị: %) Năm

Thành phần kinh tế 2000 2006

Ngoài Nhà Nước 22,3 30,6 Có vốn đầu tư nước ngoài 35,9 37,8

a-Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp nước ta phân theo thành phần kinh tế năm 2000 và năm 2006?

b-Nhận xét sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp nước ta phân theo thành phần kinh tế năm 2006 so với năm 2000 ?

3-Cho bảng số liệu:

Diện tích và sản lượng lúa, dân số của nước ta qua các năm

Năm 1980 1990 2000 2005 2007 Diện tích lúa (nghìn ha) 5600 6040 7666 7329 7287 Sản lượng lúa ( nghìn tấn ) 11600 19200 32530 35832 35942 Số dân ( nghìn người ) 50170 65510 77630 83110 85170

Hãy vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện tốc độ tăng trưởng diên tích, sản lượng lúa và dân số nước ta trong giai đoạn 1980- 2007 và nhận xét?

4-Dựa vào bảng số liệu của bài tập 3

a-Hãy tính năng suất lúa (tấn/ha) và sản lượng lúa bình quân theo đầu người ( kg/ người ) trong từng năm của nước ta ?

b-Nhận xét về tình hình sản xuất lúa ( diện tích, sản lượng, năng suất ) của nước ta trong giai đoạn 1980-2007 và giải thích?

5-Cho bảng số liệu: Sản lượng lương thực bình quân đầu người ở trong toàn quốc, Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long (đơn vị: kg/người)

Năm Vùng lãnh thổ

1989 1992 1996 1999

Toàn quốc 331 349 388 448

Đồng bằng sông Hồng 316 346 361 414

Đồng bằng sông Cửu Long 631 727 854 1012

a-Vẽ biểu đồ so sánh sản lượng lương thực bình quân đầu người ở trong toàn quốc,đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long

b- Nêu nhận xét và so sánh sản lượng lương thực bình quân đầu người giữa các vùng với toàn quốc? 6-Dựa vào bảng số liệu sau: ( đơn vị: nghìn tấn )

Sản lượng thủy sản đánh bắt và nuôi trồng ở ĐBS. Cửu long

Năm 1995 2000 2004 2005

Tổng số 822,2 1169,0 1622,1 1845,8

- Đánh bắt 552,2 803,9 848,8 834,0

- Nuôi trồng 270,0 365,1 773,3 1002,8

a. Hãy vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện sự thay đổi cơ cấu sản lượng thủy sản đánh bắt và nuôi trồng ở ĐBS. Cửu Long trong giai đoạn 1995- 2005. Nhận xét và giải thích sự thay đổi đó?

b. Hãy vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng sản lượng thủy sản nói chung và sản lượng thủy sản đánh bắt cũng như nuôi trồng nói riêng ở ĐBS. Cửu Long ( lấy năm 1995 = 100%). Nhận xét và giải thích sự tăng trưởng đó?

7-Dựa vào số liệu sau: Giá trị sản xuất nông nghiệp theo giá thực tế phân theo ngành nước ta (tỉ đồng)

Năm Tổng số Chia ra

Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ nông nghiệp

1995 85 508 66 794 16 168 2 546

2005 183 343 134 755 45 226 3 362

Hãy vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện quy mô và cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp nước ta năm 1995 và 2005. Nhận xét qui mô và cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp nước ta thời kỳ 1995 – 2005? 8-Cho bảng số liệu : Dân số thành thị và nông thôn nước ta (nghìn người)

Năm 1985 1990 2000 2006

Số dân thành thị 11 360 13 281 18 772 22 824 Số dân nông thôn 48 512 51 908 58 864 61 332

a) Hãy vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu dân số thành thị nông thôn nước ta trong năm 1985 và 2006?

b) Nhận xét qui mô và cơ cấu dân số thành thị và nông thôn nước ta trong thời kì 1985 - 2006

9-Dựa vào bảng số liệu sau : ( đơn vị: nghìn tấn )

Năm Tổng số Thịt trâu Thịt bò Thịt lợn Thịt gia cầm

1996 1412,3 49,3 70,1 1080,0 212,9

2005 2812,2 59,8 142,2 2288,3 321,9

a. Hãy nhận xét và giải thích sự phát triển của ngành chăn nuôi nước ta trong giai đoạn 1996- 2005?

b. Hãy vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện quy mô và cơ cấu sản lượng thịt các loại trong các năm 1996 , 2005 và nhân xét sự thay đổi cơ cấu sản lượng thịt các loại trong thời gian trên?

10- Dựa vào số liệu sau :

Năm 1990 1995 2000 2007

Sản lượng dầu mỏ ( triệu tấn) 2,7 7,6 11,6 15,9

Sản lượng than ( triệu tấn) 4,6 8,4 16,3 42,5

Sản lượng điện( tỉ kwh) 8,8 14,7 26,7 64,1

a.Hãy vẽ biểu đồ kết hợp thích hợp thể hiện sản lượng dầu mỏ, than, điện của nước ta trong giai đoạn 1990-2007 và nhận xét?

b. Hãy vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng sản lượng dầu mỏ, sản lượng than và điện của nước ta trong giai đoạn 1990-2007. Nhận xét và giải thích sự tăng trưởng đó?

Một phần của tài liệu đề cương ôn tập môn địa lý (Trang 44)