-Trồng rừng:cả nước có khoảng 2,5 triệu ha rừng trồng tập trung chủ yếu là rừng làm nguyên liệu giấy, rừng gỗ trụ mỏ, rừng thông nhựa, rừng phòng hộ…
Cả nước trồng 200 nghìn ha rừng/ năm, nhưng có hàng nghìn ha rừng bị chặt phá và bị cháy, đặc biệt ở Tây Nguyên
-Khai thác, chế biến gỗ và lâm sản:
+Mỗi năm khai thác 2,5 triệu m3 gỗ,120 triệu cây tre luồng và gần 100 triệu cây nứa. +Sản phẩm gỗ quan trọng nhất là gỗ tròn,gỗ xẻ, ván sàn,đồ gỗ, gỗ lạng gỗ dán.
+Công nghiệp bột giấy đang phát triển, lớn nhất là nhà máy giấy Bãi Bằng (Phú Thọ),Liên hiệp giấy Tân
Mai (Đồng Nai)
+Rừng còn khai thác để cung cấp nguồn gỗ củi và than củi.
Câu hỏi:
1-Nước ta có những điều kiện thuận lợi và khó khăn gì đối với sự phát triển ngành thủy sản? 2- Vì sao đồng bằng sông Cửu Long là vùng có sản lượng nuôi trồng thủy sản lớn nhất cả nước?
3-Nêu ý nghĩa kinh tế và sinh thái to lớn của rừng và vai trò của lâm nghiệp? 4- Nêu nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm tài nguyên rừng của nước ta?
*****************************
BÀI 25
TỔ CHỨC LÃNH THỔ NÔNG NGHIỆP
1-Các vùng nông nghiệp ở nước ta:Nước ta có 7 vùng nông nghiệp.
Bảng 25.1 Tóm tắt 1 số đặc điểm nổi bật của 7 vùng nông nghiệp( trang 107-108 SGK. Học sinh cần nắm vững điều kiện sinh thái nông nghiệp và điều kiện kinh tế- xã hội của từng vùng, nhất là các vùng : TDMNBB, Tây Nguyên, ĐBS Hồng, ĐBS Cửu Long. Các ngành chuyên môn hóa sản xuất .
2-Những thay đổi trong tổ chức lãnh thổ nông nghiệp ở nước ta:Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp của nước ta trong những năm qua thay đổi theo 2 hướng chính:
-Tăng cường chuyên môn hóa sản xuất, phát triển các vùng chuyên canh quy mô lớn đối với các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu ở các vùng có nhiều tiềm năng (Tây Nguyên,Đông Nam Bộ,ĐB sông Cửu Long)
-Đẩy mạnh đa dạng hóa nông nghiệp, đa dạng hóa kinh tế nông thôn.đa dạng hóa nông nghiệp cho phép khai thác hợp lí hơn sự đa dạng ,phong phú của điều kiện tự nhiên, sử dụng tốt hơn nguồn lao động, tạo thêm việc làm và nông sản hàng hóa, giảm thiểu rủi ro khi thị trường biến động bất lợi, tăng cường thêm sự phân hóa lãnh thổ nông nghiệp
b-Kinh tế trang trại có bước phát triển mới, thúc đẩy sản xuất nông-lâm nghiệp và thủy sản theo hướng sản xuất hàng hóa:
Kinh tế trang trại ở nước ta phát triển từ kinh tế hộ gia đình, từng bước đưa nông nghiệp thoát khỏi tình trạng tự cấp tự túc lên sản xuất hàng hóa
Câu hỏi:
1-Kể tên các vùng nông nghiệp nước ta và nêu sản phẩm chuyên môn hóa của từng vùng nông nghiệp?
2-Hãy tìm sự khác nhau trong chuyên môn hóa nông nhiệp giữa Trung du miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên,đồng bằng sông Hồng với đồng bằng sông Cửu Long?Giải thích nguyên nhân của sự khác nhau đó?
Bài giải:
-Sự khác nhau trong chuyên môn hóa nông nghiệp giữa Trung du miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên:
+Tây Nguyên chủ yếu trồng cây công nghiệp lâu năm của vùng cận xích đạo (cà phê, cao su, hồ tiêu),còn trồng chè là cây cận nhiệt ở cao nguyên Lâm Viên có khí hậu mát mẻ. Chăn nuôi bò thịt và bò sữa là chủ yếu
+Trung du miền núi Bắc Bộ chủ yếu trồng cây công nghiệp có nguồn gốc ôn đới và cận nhiệt ( chè, trẩu, sở, hồi…).Các cây công nghiệp ngắn ngày đậu tương, lạc, thuốc lá,cây dược liệu,cây ăn quả…Chăn nuôi trâu, bò lấy thịt, sữa và lợn.
Ngoài ra còn khác về quy mô.Đều trồng chè nhưng diện tích chè ở Trung Du miền núi bắc Bộ lớn hơn.Chăn nuôi ở Trung du miền núi Bắc Bộ phát triển hơn
+Nguyên nhân sự khác biệt đó là do sự khác biệt về điều kiện sinh thái nông nghiệp:địa hình, đất trồng, nguồn nước và đặc biệt là sự phân hóa khí hậu (Trung du miền núi Bắc Bộ có khí hậu nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh,Tây Nguyên có khí hậu cận xích đạo gió mùa)
-Sự khác nhau trong chuyên môn hóa nông nghiệp giữa đồng bằng sông Hồng với đồng bằng sông Cửu Long:
+Đồng bằng sông Hồng có ưu thế về rau,cây thực phẩm có nguồn gốc cận nhiệt đới và ôn đới ,chăn nuôi lợn, gia cầm, bò sữa,thủy sản…
+Đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu là cây trồng nhiệt đới, chiếm ưu thế chăn nuôi thủy sản nước mặn, nước lợ, nước ngọt, chăn nuôi vịt…
Cùng trồng lúa và nuôi trồng thủy sản nhưng quy mô sản xuất ở đồng bằng sông Cửu Long lớn hơn rất nhiều so với đồng bằng sông Hồng
+Nguyên nhân sự khác biệt đó là do sự khác biệt về điều kiện sinh thái nông nghiệp:địa hình, đất trồng, nguồn nước và đặc biệt là sự phân hóa khí hậu (đồng bằng sông Hồng có khí hậu nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh,đồng bằng sông Cửu Long có khí hậu cận xích đạo gió mùa). Đồng thời do quy mô đất trồng,diện tích để nuôi trồng thủy sản khác nhau
**********************************************************
BÀI 26:
CƠ CẤU NGÀNH CÔNG NGHIỆP1-Cơ cấu công nghiệp theo ngành: 1-Cơ cấu công nghiệp theo ngành:
-Cơ cấu công nghiệp theo ngành thể hiện ở tỉ trọng giá trị sản xuất của từng ngành ( nhóm ngành) trong toàn bộ hệ thống các ngành công nghiệp
-Cơ cấu ngành công nghiệp nước ta tương đối đa dạng: gồm 3 nhóm với 29 ngành công nghiệp: +Nhóm công nghiệp khai thác 4 ngành
+Nhóm công nghiệp chế biến 23 ngành
+Nhóm công nghiệp sản ,phân phối điện,khí đốt, nước 2 ngành
-Trong cơ cấu ngành công nghiệp nước ta đang nổi lên 1 số ngành công nghiệp trọng điểm:là các ngành có thế mạnh lâu dài, mang lại hiệu quả kinh tế-xã hội cao và có tác động mạnh đến việc phát triển các ngành kinh tế khác; như: công nghiệp năng lương,công nghiệp chế biến lương thực-thực phẩm, công nghiệp dệt may,công nghiệp hóa chất-phân bón-cao su, công nghiệp vật liệu xây dựng, công nghiệp cơ khí- điện tử…
-Cơ cấu ngành công nghiệp nước ta có sự chuyển dịch nhằm thích nghi với tình hình mới để có thể hội nhập vào thị trường khu vực và thế giới.
-Phương hướng hoàn thiện cơ cấu ngành công nghiệp:
+xây dựng cơ cấu ngành công nghiệp tương đối linh hoạt, thích nghi với cơ chế thị trường,phù hợp với tình hình phát triển thực tế của đất nước cũng như xu thế chung của khu vực và thế giới
+Đẩy mạnh công nghiệp chế biến nông-lâm-thủy sản, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng
+Tập trung phát triển công nghiệp khai thácvà chế biến dầu khí ,đưa công nghiệp điện năng đi trước 1 bước
+Các ngành khác điều chỉnh theo nhu cầu thị trường
+Đầu tư theo chiều sâu, đổi mới trang thiết bị và công nghệ nhằm nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm
2-Cơ cấu công nghiệp theo lãnh thổ:
•Bắc Bộ:Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận là khu vực có hoạt động công nghiệp tập trung cao nhất nước. Từ Hà Nội hoạt động công nghiệp với chuyên môn hóa khác nhau lan tỏa theo nhiều hướng dọc theo các tuyến giao thông huyết mạch:
-Hải Phòng-Hạ Long-Cẩm Phả (cơ khí,khai thác than,vật liệu xây dựng) -Đáp Cầu-Bắc Giang (vật liệu xây dựng,phân hóa học)
-Đông Anh-Thái Nguyên (cơ khí, luyện kim) -Việt Trì-Lâm Thao (hóa chất,giấy)
-Hòa Bình-Sơn La (thủy điện)
-Nam Định-Ninh Bình-Thanh Hóa (dệt may,điện,vật liệu xây dựng)
•Nam Bộ: hình thành 1 dải công nghiệp với các trung tâm công nghiệp hàng đầu như Tp Hồ Chí Minh (lớn nhất nước về giá trị sản xuất công nghiệp),Biên Hòa, Vũng Tàu,Thủ Dầu Một
Hướng chuyên môn hóa đa dạng, trong đó có 1 số ngành công nghiệp non trẻ nhưng phát triển mạnh như khai thác dầu khí, sản xuất điện, phân đạm từ khí
•Duyên Hải miền Trung: Đà Nẵng, Vinh, Quy Nhơn,Nha Trang…
b-Các khu vực còn lại, nhất là vùng núi,công nghiệp phát triển chậm,phân bố phân tán.
c-Những nhân tố tác động tới phân hóa lãnh thổ công nghiệp: •Những khu vực tập trung công nghiệp do:
+Tài nguyên thiên nhiên phong phú ( khoáng sản, nguồn nguyên liệu tại chỗ do nông- lâm- ngư nghiệp cung cấp )
+Vị trí địa lí thuận lợi.
+Nguồn lao động có tay nghề
+Cơ sở vật chất- kỹ thuật và kết cấu hạ tầng phát triển +Thị trường tiêu thụ rộng
+Thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước. + Chính sách của nhà nước
•Ở Trung du miền núi hoạt động công nghiệp hạn chế do sự thiếu bộ các nhân tố, đặc biệt giao thông vận tải còn kém phát triển.
•Do khai thác hiệu quả các thế mạnh, Đông Nam Bộ dẫn đầu với tỉ trọng chiếm hơn ½ tổng giá trị sản xuất công nghiệp cả nước;tiếp theo là vùng Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.Cả 3 vùng chiếm khoảng 80% giá trị sản xuất công nghiệp cả nước.Các vùng còn lại chiếm tỉ trọng không đáng kể
3-Cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế:
Nhờ kết quả của công cuộc đổi mới,cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế có những thay đổi sâu sắc
Câu hỏi:
1-Chứng minh rằng cơ cấu ngành công nghiệp nước ta tương đối đa dạng?
2-Thế nào là ngành công nghiệp trọng điểm? Công nghiệp trọng điểm nước ta gồm những ngành nào?Hãy nêu phương hướng cơ bản hoàn thiện cơ cấu ngành công nghiệp?
3-Chứng minh rằng cơ cấu công nghiệp của nước ta có sự phân hóa về mặt lãnh thổ. Tại sao lại có sự phân hóa đó?
****************************
BÀI 27:
VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN MỘT SỐ NGÀNH CÔNG NGHIỆP TRỌNG ĐIỂM1.Công nghiệp năng lượng: 1.Công nghiệp năng lượng:
a-Công nghiệp khai thác nguyên,nhiên liệu:
-Công nghiệp khai thác than:
+Than nâu phân bố ở đồng bằng sông Hồng ,đến độ sâu 300-1000m có trữ lượng hàng chục tỉ tấn.
+Than bùn tập trung nhiều nhất ở đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt khu vực U Minh Sản lượng than khai thác tăng liên tục, đạt hơn 34 triệu tấn (năm 2005)
-Công nghiệp khai thác dầu khí:
+Dầu khí tập trung ở bể trầm tích thềm lục địa với trữ lượng vài tỉ tấn dầu và hàng trăm tỉ m3 khí đốt, lớn nhất là bể trầm tích Cửu Long và bể Nam Côn Sơn
+Sản lượng dầu tăng liên tục, đạt 18,5 triệu tấn (2005).
+Công nghiệp lọc-hóa dầu được đầu tư với nhà máy lọc dầu Dung Quất (Quảng Ngãi), công suất 6,5 triệu tấn/năm
+ Khai thác khí tự nhiên với dự án Nam Côn Sơn đưa khí từ mỏ Lan Đỏ, Lan Tây cho các nhà máy điện tuôcbin khí Phú Mỹ , Cà Mau, và làm nguyên liệu sản xuất phân đạm Phú Mỹ,Cà mau.
b-Công nghiệp điện lực:
-Sản lượng điện tăng rất nhanh từ 5,2 tỉ kwh (1985) lên gần 52,1 tỉ kwh (2005) do có nhiều tiềm năng phát triển
-Cơ cấu sản lượng điện phân theo nguồn: giai đoạn 1991-1996 thủy điện chiếm hơn 70% sản lượng;đến năm 2005 sản lượng điện từ than và khí chiếm khoảng 70%,trong đó tỉ trọng cao nhất thuộc về diezen- tuocbin khí (45,6%)
-Mạng lưới tải điện: đáng chú ý nhất là đường dây siêu cao áp 500 kv từ Hòa Bình đến Phú Lâm (TP Hồ Chí Minh)
@ Thủy điện:
-Tiềm năng thủy điện rất lớn, công suất khoảng 30 triệu kw với sản lượng 260-270 tỉ kwh, tập trung chủ yếu ở hệ thống sông Hồng (37%) và hệ thống sông Đồng Nai (19%)
- Phân bố: đọc Atlat trang 22
+Đã xây dựng các nhà máy thủy điện : Hòa Bình( s. Đà ), Yaly ( s. Xêxan ), Trị An ( s. Đồng Nai )……
+Đang xây dựng các nhà máy thủy điện: Sơn La ( s. Đà )…. @ Nhiệt điện:
-Cơ sở nhiên liệu cho nhà máy nhiệt điện: miền Bắc là than, chủ yếu từ mỏ than Quảng Ninh.Miền Trung và miền Nam dựa vào nguồn dầu nhập nội, từ sau 1995,thêm khí tự nhiên phục vụ cho nhà máy điện tuốcbin khí Bà Rịa, Phú Mỹ và Cà Mau
- Phân bố:
+ Các nhà máy nhiệt điện ở miền Bắc: Uông Bí, Phả Lại 1 và 2, Na Dương, Ninh Bình.
+ Các nhà máy nhiệt điện ở miền Nam: Bà Rịa, Phú Mý,2,3,4, Hiệp Phước, Thủ Đức, Cà Mau 1,2.
2-Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm:
-Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm là ngành công nghiệp trọng điểm có cơ cấu ngành đa dạng nhờ nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú và thị trường tiêu thụ rộng lớn ở trong nước và ngoài nước.
- Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm gồm:
+Công nghiệp chế biến sản phẩm trồng trọt: xay xát, đường mía,chè- cà phê-thuốc lá,rượu bia-nước ngọt,sản phẩm khác
+Công nghiệp chế biến sản phẩm chăn nuôi:Sữa và các sản phẩm từ sữa,thịt và các sản phẩm từ thịt
+Công nghiệp chế biến thủy hải sản:nước mắm,muối,tôm cá, sản phẩm khác.
Câu hỏi:
1.Tại sao công nghiệp năng lượng lại là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta?