Phân tích hiệu quả tiêu thụ sản phẩm của công ty trong những năm gần đây.

Một phần của tài liệu KHÁI QUÁT VÀ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐỘNG CƠ VIỆT HUNG (Trang 36 - 41)

đây.

3.1. Phân tích hiệu quả tiêu thụ sản phẩm theo chủng loại sản phẩm.

- Thống kê sản phẩm của doanh nghiệp qua 3 năm 2004, 2005, 2006.

Biểu số 11.2. Thống kê sản phẩm công ty

Tên sản phẩm đơn vị tính

Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006

Sản xuất Tiêu thụ Sản xuất Tiêu thụ Sản xuất Tiêu thụ 1. Động cơ điện các loại Cái 39.929 35.501 34.963 38.425 36.065 53.962 2. Quạt điện các loại Cái 526 527 442 525 435 425 3. Balát các loại Cái 171.317 149.891 128.158 140.205 96.848 85.853

-Đánh giá khả năng tiêu thụ sản phẩm của công ty

Biểu số 12.2. Đánh giá khả năng tiêu thụ sản phẩm

Chỉ tiêu đơn

vị

Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 4. I( ĐCĐ các loại) % 89,910 109,902 149,624 5. I(Quạt điện các loại) % 100,190 118,778 97,701 6. I(Balát các loại) % 87,493 109,400 88,647

xét chỉ tiêu phản ánh khả năng tiêu thụ sản phẩm của công ty, được xác định theo công thức:

I =Qtt/Qsx×100% Trong đó Qtt là khối lượng sản phẩm tiêu thụ

Qsx là khối lượng sản phẩm sản xuất

Nhận xét: Năm 2004, với tổng doanh thu từ việc tiêu thụ các sản phẩm doanh nghiệp sản xuất là 67.208 triệu đồng. Và trong ba loại sản phẩm được tiêu thụ thì quạt điện có khả năng tiêu thụ tốt nhất đạt 100,190% còn lại hai loại sản phẩm động cơ và balát thì khả năng tiêu thụ thấp hơn khả năng sản xuất. Nhưng đến năm 2005 với tổng doanh thu từ ba loại sản phẩm này đạt 87.480 triệu đồng tăng 20.272 triệu đồng so với năm 2004, trong đó khả năng tiêu thụ của cả ba loại sản phẩm đều tăng >100%. Việc điều chỉnh kế hoạch sản xuất từ năm 2005 trên các loại sản phẩm do tình hình tiêu thụ phản ánh ở năm 2004 nên hầu như đều giảm lượng sản xuất. Năm 2006, với tổng doanh thu là 97.336 triệu đồng, đạt mức cao nhất trong 3 năm. Trong đó lượng quạt điện giảm so với lượng sản xuất và lượng tiêu thụ quạt điện chỉ đạt 425 chiếc, khả năng tiêu thụ là 97,701%, giảm 102 chiếc so với năm 2004. Mặc dù lượng sản xuất quạt điện đã giảm hơn so với năm 2004, 2005 nhưng mức tiêu thụ vẫn chưa đạt yêu cầu và có xu hướng giảm dần qua các thời kỳ. Điều này là do nhiều nguyên nhân và doanh nghiệp phải tìm hiểu tìm rõ nguyên nhân để khắc phục tình trạng này. Nếu lượng tiêu thụ balát năm 2005 là 140.205 chiếc thì đến năm 2006 lượng này giảm xuống chỉ còn 85.853 chiếc, giảm 54.352 chiếc và nhận thấy số lượng sản xuất balát giảm liên tục từ năm 2004

nhưng lượng tiêu thụ vẫn chưa đạt yêu cầu. Chỉ có duy nhất động cơ điện các loại là có xu hướng tăng dần từ năm 2004 đến 2006 lượng này đã tăng đáng kể 18.461 chiếc và khả năng tiêu thụ động cơ điện các loại đạt 149,624%. Nhận thấy hiện nay sản phẩm đóng vai trò chủ đạo là động cơ điện các loại. Mặc dù hai loại sản phẩm quạt điện và balát giảm về lượng tiêu thụ nhưng doanh thu vẫn tăng.

Từ những phân tích tổng quát về số lượng tiêu thụ các loại sản phẩm của công ty trong 3 năm vừa qua cho thấy khả năng tiêu thụ sản phẩm của công ty còn nhiều vấn đề trong việc thực hiện kế hoạch và công ty cần lên kế hoạch cho việc sản xuất

các loại cho phù hợp để giảm thiểu hàng tồn kho và làm tăng nhanh vòng quay vốn. Có thể thấy biểu hiện rõ như lượng tiêu thụ động cơ điện các loại tăng liên tục trong ba năm nhưng lượng sản xuất tăng vẫn chưa đáp ứng được với lượng hàng tiêu thụ mặt khác hai loại sản phẩm còn lại thì có xu hướng tiêu thụ giảm nhưng kế hoạch thực hiện sản xuất chưa có điều chỉnh cho thích hợp. Vấn đề này nằm ở bộ phận đề ra kế hoạch và quyết định thực hiện kế hoạch đó chưa tập trung phân tích kỹ lưỡng và khả năng dự đoán còn hạn chế.

3.2. Phân tích hiệu quả tiêu thụ sản phẩm theo khu vực địa lý của doanh nghiệp nghiệp

Biểu số 13.2. Tổng hợp so sánh doanh thu khách hàng xét theo tiêu thức địa lý năm 2006/2005 Khách hàng các tỉnh Năm 2006 Năm 2005 So sánh 2006-2005 2006/2005 Hà nội 46.020.965 33.326.760 12.694.205 38,09% Hà tây 3.249.322 2.660.360 588.962 22,14% Bắc Giang 2.503.621 2.863.268 - 359.647 - 12,56% Điện Biên 19.526 19.526 100% Phú Thọ 1.906.421 2.221.151 - 314.730 - 14,16% Yên Bái 1.539.450 1.276.001 263.449 20,65% Hải Dương 7.002.046 5.859.676 1.142.370 19,49% Hải Phòng 2.984.820 2.974.197 10.623 0,36% Quảng Ninh 2.008.073 1.814.320 193.753 10,70% Nam Định 1.095.682 1.273.775 - 178.093 - 13,98% Hà Nam 1.001.764 326463 675.301 206,85% Ninh Bình 1.508.135 4.513.594 - 3.005.459 - 66,58% Thanh Hoá 4.078.335 4.112.594 - 34.259 - 0,83% Nghệ An+ Hà Tĩnh 1.088.447 2.800.974 - 1.712.527 - 61,14% Bình Trị Thiên 1.130.477 1.395.867 - 265.390 - 19,01% Cao Bằng 27.242 27.242 100% Đà Nẵng 6.756.890 5.746.101 1.010.789 17,59% Đắc Lắc 289.003 147.185 148.818 96,35% _______________________________________________________________________3838

Tây Ninh 92.068 92.068 100% Thừa Thiên Huế 75.714 75.714 100% TP. Hồ Chí Minh 11.366.596 10.457.856 908.740 8,69%

Tổng doanh thu ở Hà nội đạt mức cao nhất so với các tỉnh khác với 46.020.965.000 đồng, tăng 12.694.205.000đ so với năm 2005 và mức tăng đạt 38,09%. Đứng thứ hai là TP Hồ Chí Minh với doanh thu năm 2006 là

11.366.596.000đ tăng 908.740.000đ so với năm 2005 và mức tăng đạt 8,69%. Xét về mức tăng doanh thu so với năm 2005 thì đứng đầu là Hà Nam với doanh thu năm 2006 là 1.001.764.000đ tăng so năm 2005 là 206,85%, sự gia tăng trong doanh thu này là do có đơn đặt hàng giá trị cao của khách hàng là công ty xi măng Bút Sơn với giá trị là 695.238.000đ. Tiếp sau là tỉnh Đắc Lắc với mức tăng là 96,35%, do doanh thu ở đại lý Nguyễn Minh Huệ với doanh thu năm 2006 tăng so với năm 2005 là 156,24%. Nhìn chung trong năm 2006 thì doanh thu hầu khắp các tỉnh đều gia tăng và có một số địa bàn mới mà công ty bắt đầu triển khai như tỉnh Điện Biên với doanh thu năm 2006 là 19.526.000đ, Cao bằng với doanh thu là 27.242.000đ, Tây Ninh với doanh thu là 92.068.000đ, Huế với doanh thu là

75.714.000đ. Bên cạnh đó còn có sự suy giảm doanh thu ở một số địa phương như mức giảm cao nhất là Nghệ an+ Hà tĩnh với doanh thu năm 2006 là

1.088.447.000đ trong khi đó năm 2005 doanh thu cao hơn rất nhiều là

2.800.974.000đ, mức giảm là 1.712.527.000đ, giảm 61,14% so với năm 2005. Những phân tích ở trên mang tính tổng thể xét theo từng địa phương, nhưng nguyên nhân làm gia tăng doanh thu hay sự suy giảm lại là do từng cá thể như do cách làm ăn kém hiệu quả của đại lý dẫn đến giảm doanh thu, hay do có sự xâm lấn thị trường của đối thủ cạnh tranh... Yêu cầu từ đó công ty phải tìm rõ nguyên nhân nguồn gốc của vấn đề để có những biện pháp khắc phục kịp thời.

3.3. Phân tích hiệu quả sử dụng lao động ảnh hưởng đến việc nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm của công ty tiêu thụ sản phẩm của công ty

Biểu số 12.2. Bảng phân tích hiệu quả sử dụng lao động

chỉ tiêu đơn vị Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 So sánh (2005/2004) So sánh (2006/2005) Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ Doanh thu Tr.đ 133.049 151.932 195.331 18.883 114,193 43.399 128,565 Lợi nhuận Tr.đ 1.622 2.432 2.452 810 149,938 20 100,822 Số nhân viên Người 555 541 509 -14 97,477 -32 94,085 Năng suất Tr.đ 239,728 280,835 383,754 41,107 117,147 102,919 136,647 Mức LN/NV Tr.đ 2,923 4,495 4,817 1,572 153,308 0,322 107,164

Năm 2004, tổng doanh thu và lợi nhuận là thấp nhất trong 3 năm, nhưng số lượng nhân viên lại cao nhất đạt 555 nhân viên. Đây là một trong những vấn đề mà doanh nghiệp đã có những điều chỉnh trong năm 2005, lượng nhân viên đã giảm đi 14 người, số tương đối giảm là 2,523% so với năm 2004. Năm 2005 có thể nói là năm mà đạt mức lợi nhuận cao vì tổng doanh thu năm 2005 chỉ là 151.932 tr.đ nhưng thu được mức lợi nhuận sau thuế là 2.432 tr.đ. Và do năng suất lao động của lực lượng lao động công ty tăng lên, năm 2005 năng suất lao động là 280,835tr.đ và tăng hơn so với năm 2004 về số tuyệt đối là 41,107 tr.đ, tăng về số tương đối là 17,147%. Mức lợi nhuận đạt trên một lao động năm 2005 là 4,495 tr.đ tăng so với năm 2004, số tuyệt đối là 1,572 tr.đ, số tương đối là

53,308%. Như vậy số lượng lao động thì giảm còn doanh thu và lợi nhuận lại tăng, điều này chứng tỏ năm 2005 công ty làm ăn có hiệu quả tốt, có sự vượt bậc rõ rệt so với năm 2004. Năm 2006, đã có sự cắt giảm về nhân lực trong doanh nghiệp, nếu năm 2005 mức giảm về nhân lực đạt 14 người thì năm 2006 con số này là 32 người, mức giảm tương đối so với năm 2005 là 5,915%. Tuy vậy năng suất lao động năm 2006 là 383,754tr.đ, tăng hơn so với năm 2005 là 102,919 tr.đ và tăng 36,647% . Mức lợi nhuận trên một lao động năm 2006 tăng không cao như năm 2005 và chỉ đạt 4,817 tr.đ, tăng 7,164% so với năm 2005.

Kết luận:

Qua những phân tích trên ta thấy mặc dù trong công tác quản lý và sử dụng lao động của công ty vẫn còn một số hạn chế ở năm 2004 thì đến năm 2005, năm 2006 công tác quản lý và sử dụng lao động của công ty rất có hiệu quả, mặc dù số lượng lao động giảm xong mức đạt doanh thu và lợi nhuận tăng Điều này chứng tỏ ban lãnh đạo của công ty đã có những thay đổi rất kịp thời khi nhận thấy những hạn chế đó. Nó đã giúp cho hiệu quả tiêu thụ hàng hoá của công ty không ngừng được tăng lên năm sau cao hơn năm trước. Nhận thấy sự nỗ lực của mỗi cá nhân trong công ty sẽ là động lực, điều kiện để công ty phát triển. Việc sử dụng tối ưu nguồn nhân lực là vấn đề công ty cần phải chú ý hơn nữa trong thời gian tới đây để công ty đạt được sự phát triển vượt bậc. Khi công ty chuyển từ công ty TNHH sang công ty cổ phần (năm 2007) thì việc sử dụng yếu tố nhân lực càng phải chú ý hơn. Những yêu cầu về khả năng làm việc ngày càng đòi hỏi mỗi cá nhân trong một tập thể phải tự trau dồi và phát triển năng lực của bản thân nhằm tạo nên một tập thể vững chắc, có nền tảng tốt cho bước đầu đổi mới chuyển hoá công ty.

Một phần của tài liệu KHÁI QUÁT VÀ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐỘNG CƠ VIỆT HUNG (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(45 trang)
w