Phương pháp đo lường dòng tiền toàn diện?

Một phần của tài liệu Bài thuyết trình Phân tích tài chính doanh nghiệp (Trang 30)

b. Sự lạm dụng EBITDA.

2.2.3.3 Phương pháp đo lường dòng tiền toàn diện?

Mặc cho những hạn chế khi là một công cụ dùng định lượng rủi ro tín dụng, EBITDA đã trở thành công cụ cố định dùng trong phân tích chứng khoán. Vậy liệu tỷ số EBITDA có tương đồng với dòng tiền hay với dòng tiền hoạt động (OCF) hay không. Tính hoán đổi của EBITDA và của OCF trong suy nghĩ của các chuyên viên phân tích rất quan trọng trong nghiên cứu thực nghiệm mà có sự kết nối với dòng tiền và rủi ro phá sản.

Theo định nghĩa của Beaver 1966, dòng tiền là:

Thu nhập ròng + Khấu hao tài sản cố định, Chi phí cạn kiệt, Khấu hao tái sản vô hình.

Beaver phát hiện rằng tất cả những tỷ số mà ông nghiên cứu, thì tỷ số dự đoán rủi ro phá sản đúng nhát là xu hướng giảm của tỷ sỗ dòng tiến/tóng nợ. Mối quan hệ này tạo cảm giác trực quan. Những người sử dụng cho rằngrằng rủi ro phá sản sẽ tăng lên nếu thu nhập ròng giảm hoặc tổng nợ tăng, hoặc một trong hai có thề làm giảm tỷ số dòng tiền/tổng nợ. Chứng cứ thực nghiệm cho thấy bằng cách thêm chi phí kháu hao vào tử số, các nhà phàn tích đã nâng cao khả năng phán đoán công ty nào sẽ phá sản, khi xem xét tổng nợ với thu nhập ròng. (Chú ý là đinh nghĩa vể dòng tién của Beaver nghiêm ngặt hơn EBITDA, bởi vì òng đã không cộng trở lại các khoản thuế và lãỉ vay vào thu nhập ròng.)

Beaver không kết luận rằng các nhà phân tích nên chỉ trông cậy vào tỷ số dòng tiền/tổng nợ, nhưng ám chi nó là cách dự đoán phá sản tốt nhất. Các nhà quản trị đầu tư trả lời rằng rủi ro thực nghĩa là tỷ số thanh toán lải vay EBITDA. Tự bản thân họ xem xét và thấy rằng tỷ số độc lập của dòng tién/chi phí cố định dự đóan phá sản tốt

hơn sự kết hợp của tất cả phương pháp đinh lượng và định tính. Các tỷ số dựa trên EBITDA là niềm tin của các chuyên viên phân tích bởi họ có được phương pháp dòng tiền thỏa đáng thông qua việc lựa chọn đơn giản một vài phương thức thu nhập và phương pháp cộng trở lại khấu hao. Hiển nhiên EBITDA hay thu nhập ròng và kháu hao không phải là trung gian hợp lý cho dòng tiền. Phương pháp tính thu nhập cộng khấu hao có thể khiến các chuyên viên phân tích có cái nhìn không đúng vé sự yếu kém của công ty với những nhu cầu vốn lưu động lớn.

Ví dụ công ty W.T.Grant tại thời điểm phá sản năm 1975 là nhà bán lẻ lớn nhất ở Mỹ. 2 năm trước khi phá sản nó vẫn phát triển mạnh, công ty đạt mức thu nhập ròng rất khả quan. Hơn nữa, hệ thống chuỗi cửa hàng cũng đạt mức dòng tiền ổn định và lớn hơn 0 (thu nhập ròng + khấu hao). Trong năm 1973, chứng khoán của W.T.Grants đạt mức giao dịch gấp 20 lần thu nhập, phản ánh niềm tin mãnh liệt của các nhà đâu tư vào tương lai công ty.

Các nhà đẩu tư sẽ ít lạc quan hơn nếu họ nhìn xa hơn nguồn tiền (thu nhập và khấu hao) và sử dụng tiền (lãi vay và cố tức) được thể hiện trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Cuộc điều tra bắt buộc diễn ra để biết rằng liệu 2 thành phần của bảng cân đối kế toán, hàng tổn kho và khoản phải thu có cùng gia tăng với lượng tiền mặt. Nếu vậy, điều đó trở nên quan trọng để xác định liệu công ty có thể tạo ra khoản tiền mặt bù đắp thông qua việc kéo dài các khoản phải trả hay không.

Nhận biết nhu cầu cho việc phần tích; FASB cuối cùng quy định định nghĩa toàn diện hơn vể dòng tiền hoạt động.

Dòng tiền hoạt động:

Trong đó:

Vốn lưu động = Khoản phải thu + Hàng tồn kho - Khoản phải trả. 3 Độ tin cậy của kiểm toán và việc công bố thông tin.

- Nhà đầu tư thường dựa vào báo cáo tài chính để đưa ra các quyết định đầu tư của mình, tuy nhiên chỉ có những người thiếu kinh nghiệm với xem xét quá mức vào kênh thông tin này Ở Việt Nam các quy định về công bố thông tin (thông tư 52/2012/TT-BTC)

+ Báo cáo tài chính đã được kiểm toán + Báo cáo thường niên

+ Công bố các sự kiện trọng yếu có thể ảnh hưởng đến giá trị cổ phần của công ty, các thông tin bất thường: tạm dừng toàn bộ hoặc 1 phần hoạt động kinh doanh, mua lại cổ phiếu công ty hoặc bán lại cổ phiếu đã mua, thay đổi nhân sự chủ chốt (Điều 8)

Ví dụ về vấn đề công bố thông tin:

Khu phức hợp nghỉ dưỡng và song bạc Trump đã công bố vào 25/10/1999 về việc lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu tăng lên cao hơn mức dự báo, khiến cho giá cổ phiếu của cty này tăng lên, tuy nhiên cty đã không công bố một khoản thu nhập bất thường từ thanh lí hợp đồng thuê và đánh giá lại tài sản, và thời gian đó cty đang muốn thu hút đầu tư vào một dự án mới. Tuy nhiên sau khi thông tin này bị vỡ lở, cty đã gánh chịu một sự sụt giảm đến 56% giá trị cổ phiếu trong vòng 1 năm

+ ...

- Tuy nhiên nhà quản lí vẫn có động cơ gian lận, hoặc trình bày thông tin một cách không trung thực, nhất là khi kết quả này ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của họ

+ Ban kiểm soát hoạt động không hiệu quả

+ Thỏa thuận với kiểm toán viên. Một cách hợp lí thì ban giám đốc sẽ chỉ định công ty kiểm toán, tuy nhiên nhà quản lí mới là người trực tiếp cung cấp thông tin và làm việc với kiểm toán viên. Và mâu thuẫn giữa chuẩn mực nghề nghiệp và nỗi lo sợ mất khách hàng tồn tại trong các công ty kiểm toán

+ Thậm chí ngay cả khi các kiểm toán viên giữ vững lập trường của mình thì nhà quản lí vẫn có cách để đạt được mục đích của mình: làm giả sổ sách. Trong khuôn khổ thời gian hạn hẹp và chi phí kiểm toán không cho phép, các kiểm toán chỉ có thể kiểm tra theo hình thức chọn mẫu, nếu cả hình thức chọn mẫu ngẫu nhiên của các kiểm toán viên bị qua mặt thì dữ liệu làm giả sẽ không bị phát hiện. Và thay vì tập trung vào các chi tiết của từng giao dịch, họ sẽ xác định các khoản mục được cho là có rủi ro lớn và tập trung nhiều hơn cho các khoản mục này (điều này có thể được tham khảo ý kiến của ban giám đốc)

VD: worldcom

Cty hoạt động trong lĩnh vực truyền thông, mặc dù BCTC của Worldcom đã được Arthur Anderson kiểm toán, nhưng người ta vẫn nghi ngờ về tính trung thực của báo cáo. Trong

những ngày đầu, Arthur Anderson đã kiểm toán rất kỹ lưỡng toàn bộ các giao dịch riêng lẻ, tuy nhiên, khi Worldcom ngày càng phát triển thì Arthur Anderson lại chọn quy trình kiểm toán thành kiểm toán dựa trên các yếu tố rủi ro. Ban quản lý đã thao túng số liệu đẻ chắc chắn không xuất hiện các nghiệp vụ bất thường xảy ra, và hàng trăm nghiệp vụ phát sinh không có chứng từ đã không bị kiểm toán phát hiện ra. Điều nay được giải thích dựa trên chi phí kiểm toán và các hợp đồng tư vấn mà Worldcom đã kí với cty kiểm toán này. Sự thiếu thận trọng trong công việc của cty kiểm toán này đã giúp Worldcom báo cáo gian lận lên đến 10,6 tỷ USD và trở thành vụ phá sản lớn nhất thời điểm 2002.

+ Khi có sự không thống nhất trong số liệu, các công ty thường đổ lỗi cho sai sót, chứ không sẵn sàng thừa nhận có chủ ý gian lận

- Vấn đề hệ thống trong kiểm toán

+ Không có một hệ thống kiểm toán sổ sách nào có thể vận hành một cách hoàn hảo mãi mãi, do vấn đề cập nhật các chuẩn mực kế toán thường chậm hơn so với hoạt động thực tế: đổi mới trong kinh doanh phát sinh nhiều loại hình giao dịch mới, điều này khiến cho tình hình được báo cáo chậm trễ. Hơn thế nữa, một hệ thống chuẩn mực rõ ràng minh bạch cũng không thể hoàn toàn bảo vệ những người sử dụng báo cáo tài chính khỏi những nhà quản lý cố tình vi phạm chuẩn mực

Ví dụ: Bông bạch tuyết:

Đã từng là thương hiệu lớn với thị phần khoảng 90% thị trường bông băng y tế, nhưng những sai lầm về chiến lược khi đối mặt với cạnh tranh đã làm cho công ty này tụt dốc không phanh. Trước áp lực cạnh tranh lớn từ các nhãn hàng khác trong nước, cty đã quyết định đầu tư lớn cho công nghệ mới, tuy nhiên sản lượng vượt quá nhu cầu và chi phí quá cao trong khi sản phẩm không tiêu thụ được. Nhưng vấn đề sai lầm về chiến lược chưa phải là điều đáng nói nhất ở đây.

Vai trò của công ty kiểm toán trong báo cáo tài chính là rất quan trọng. Nhưng trong trường hợp của BBT, công văn giải trình kiểm toán năm 2007 của Công ty Kiểm toán AISC chỉ ra những khoản ngoại trừ trọng yếu tác động rất lớn đến kết quả kinh doanh của BBT. Khoản doanh số khống (ký hợp đồng bán hàng xuất hóa đơn nhưng khách hàng không mua) trong 2 năm 2006-2007 đến hơn 10 tỷ đồng đã được AISC hồi tố lại, biến BBT từ lãi 2,2 tỷ thành lỗ 8,31 tỷ đồng trong báo cáo kiểm toán 2007 điều chỉnh vừa công bố. Nhưng với nhà đầu tư, hơn 1 năm rưỡi qua họ đã bị “lừa” bởi ban lãnh đạo BBT, sự “yếu kém” của AISC khiến các nhà đầu tư phải mua cổ phiếu BBT với giá cao vì nghĩ rằng công ty có lãi.

Từ trường hợp của BBT này, dấy lên những nghi vấn về chất lượng của tất cả các BCTC đã được kiểm toán về rủi ro sai lệch đáng kể, khi trong bối cảnh thời kì đó, số lượng công ty kiểm toán độc lập còn chưa đáp ứng được nhu cầu của các cty niêm yết lúc bấy giờ

+ Các công ty kiểm toán cũng có xu hướng tối đa hóa lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh, và dẫn đến mâu thuẫn giữa tuân thủ các chuẩn mực và giữ chân khách hàng, đồng thời kiểm soát chi phí. Ngoài ra còn tồn tại một số cá nhân vì lợi ích riêng của cá nhân mà quên đi nhiệm vụ chính của kiểm toán viên là bảo vệ người sử dụng thông tin trên báo cáo tài chính. Và vì vậy các vụ bê bối trong kiểm toán không được xem là một sự ngẫu nhiên, khách quan.

+ Mâu thuẫn khi một công ty kiểm toán vừa cung cấp dịch vụ kiểm toán, vừa cung cấp dịch vụ tư vấn, và một hợp đồng tư vấn béo bở có thể là rào cản khi các kiểm toán viên tranh luận về việc thực hiện các chuẩn mực. VD: Enron, Worldcom, Global Crossing, Tyco International...

Ví dụ: Enron:

Thành lập năm 1985, từng là công ty tập đoàn năng lượng hùng mạnh nhất Hoa Kì, hoạt động trên 40 nước (1992-2001)

Cổ phiếu cty từng tăng vùn vụt từ 1990 – 1998 đã nhảy vọt 311% vượt trội so với tỷ lệ tăng trưởng của S&P 500

Ở thời điểm 31/12/2000 cổ phiếu Enron có giá 83,13 USD/CP và vốn hóa thị trường của công ty vượt mốc 60 tỷ USD, cao gấp 70 lần thu nhập và 6 lần giá trị sổ sách

Đến 2001 Enron thông báo thua lỗ 544 triệu USD và vốn cổ đông giảm 1.2 tỷ USD, sau đó Enron tiếp tục thừa nhận khai khống lợi nhuận sau thuế liên tục trong suốt thời kì 1997-2000 lên tới 508 triệu USD. Đến 02/12/2001 Enron nộp đơn xin phá sản vì mất khả năng thanh toán. Điều này làm cổ phiếu cty này từ đỉnh cao 90USD/CP xuống dưới 1 USD trong vòng chỉ 1 năm

Trách nhiệm trong sự sụp đổ này chủ yếu là do nhà quản trị của cty và cty kiểm toán Arthur Anderson, Enron đã thành lập các cty con mà báo cáo tài chính không phải hợp nhất trong báo cáo tài chính của Enron, các cty con này gánh chịu các khoản lỗ cho Enron và giúp Enron thực hiện các giao dịch ảo để thổi phồng lợi nhuận, đồng thời Enron bảo lãnh ngân hàng cho các cty con này đi vay. Ngoài ra, Enron đã ghi nhận trước tiền của các dịch vụ cung cấp trong tương lai, đồng thời sử dụng các hợp đồng trả sau để che giấu các khoản nợ.

Sự sụp đổ của Enron đã kéo theo sự sụp đổ của Arthur Anderson, cty này đã kiểm toán Enron trong vòng 16 năm, doanh thu năm 2000 là 52 triệu USD, trong đó phí kiểm toán chỉ 25 triệu USD, còn lại là phí tư vấn, chính sự thiếu độc lập này dẫn đến Arthur Anderson bị cho là đã nhắm mắt làm ngơ trước những hành vi gian lận của Enron. Đồng thời Arthur Anderson cũng bị kết tội do cố ý thiêu hủy hàng ngàn tài liệu của Enron.

Sau sự sụp đổ gây rúng động cả nền tài chính này thì đã có rất nhiều sự thay đổi về kế toán, kiểm toán, quản lý và kiểm soát trong công ty.

Mỹ: đề xuất: cấm các công ty vừa cung cấp dịch vụ kiểm toán vừa cung cấp dịch vụ

tư vấn cho cùng một khách hàng, tuy nhiên đã bị bác bỏ

VN: Luật kiểm toán độc lập

Điều 37. Các trường hợp doanh nghiệp kiểm toán không được thực hiện kiểm toán ...

2. Đang thực hiện hoặc đã thực hiện trong năm trước liền kề công việc ghi sổ kế toán, lập báo cáo tài chính hoặc thực hiện kiểm toán nội bộ cho đơn vị được kiểm toán.

3. Đang thực hiện hoặc đã thực hiện trong năm trước liền kề các dịch vụ có ảnh hưởng đến tính độc lập của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán.

+ Việc kiểm soát chi phí còn ảnh hưởng đến cả công việc của Ủy ban chứng khoán, kiểm toán nhà nước. Số lượng công ty và hồ sơ cần xem xét, cũng như độ phức tạp của các hồ sơ tăng nhanh gấp nhiều lần so với số lượng tăng nhân viên, cùng với lương bổng thấp hơn mức tương đương ở khu vực tư nhân. Điều này cũng khiến cho chất lượng cũng như tốc độ soát xét của khu vực này cũng bị ảnh hưởng.

o Vinashin: 5 năm kiểm toán nhà nước mới tiến hành kiểm tra một lần đối với các tập đoàn kinh tế có quy mô lớn.

Tuy nhiên việc kết hợp yêu cầu công bố thông tin bắt buộc, kiểm toán độc lập và một số các quy định khác có thể khiến người sử dụng thông tin báo cáo tài chính tin tưởng hơn vào độ trung thực và tin cậy của BCTC và xem như các yêu cầu tối thiểu của báo cáo đã được đảm bảo, hơn nữa trong thực tế việc các công ty tự nguyện cung cấp thông tin bất lợi của mình là rất hiếm, các thông tin trôi nổi khác thì ảnh hưởng trái chiều đến các nhà đầu tư.

VIỆT NAM:

+ Ban hành luật kiểm toán độc lập (hiệu lực từ 01/01/2012)

Một phần của tài liệu Bài thuyết trình Phân tích tài chính doanh nghiệp (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(45 trang)
w