CHƯƠNG TRÌNH MÔĐUN SỬA CHỮA HỆ THỐNG ĐIỆN

Một phần của tài liệu chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp sửa chữa máy kéo công suất nhỏ (Trang 39)

VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔĐUN

Mã số mô đun: MĐ

CHƯƠNG TRÌNH MÔĐUN SỬA CHỮA HỆ THỐNG ĐIỆN

SỬA CHỮA HỆ THỐNG ĐIỆN

Mã số mô đun: MĐ 06

Thời gian mô đun: 60 giờ (Lý thuyết: 8 giờ, Thực hành: 52 giờ)

I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN- Vị trí: - Vị trí:

+ Mô đun 06 là mô đun độc lập, bao gồm phần lý thuyết và thực hành cơ bản về sửa chữa hệ thống điện của máy kéo công suất nhỏ.

+ Mô đun 06 được bố trí học sau mô đun 01 và nên học sau các mô đun 02,03,04 và 05 ( không bắt buộc)

- Tính chất:

+ Mô đun 06 giúp người học tiếp thu kiến thức và kỹ năng cơ bản về sửa chữa hệ thống điện của máy kéo công suất nhỏ.

II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN

- Trình bày được những kiến thức về công dụng, cấu tạo, nguyên lý hoạt động và những hư hỏng thường gặp của các chi tiết thuộc hệ thống điện của máy kéo công suất nhỏ.

- Tháo lắp, kiểm tra xác định mức độ hư hỏng và sửa chữa, thay thế được các chi tiết hư hỏng của hệ thống điện đúng quy trình, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.

- Có tinh thần tích cực học tập lý thuyết và thực hành. Chấp hành tốt các quy định về an toàn lao động trong thực hành các nội dung của mô đun. Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác trong học tập.

III. NỘI DUNG MÔĐUN

1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian

Số TT

Tên các bài trong mô đun Thời gian Tổng số thuyết Thực hành Kiểm tra

1 Sửa chữa máy khởi động điện 16 3 12 1 2 Chăm sóc bảo trì bình ắc quy 14 1 12 1 3 Sửa chữa thiết bị chiếu sáng, tín hiệu và

ổ khoá điện 10 1 8 1

4 Sửa chữa máy phát điện 16 3 12 1 5 Kiểm tra thay thế Bugi xông 4 0 4 0

Tổng cộng 60 8 48 4

* Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tích hợp giữa lý thuyết với thực hành được tính bằng giờ thực hành

2. Nội dung chi tiết:

Mục tiêu:

- Trình bày được những kiến thức về công dụng, cấu tạo, nguyên lý hoạt động và những hư hỏng thường gặp của máy khởi động điện

- Sửa chữa, thay thế được các chi tiết hư hỏng của máy khởi động điện trên máy kéo công suất nhỏ đúng quy trình, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.

- Có tinh thần tích cực học tập, chấp hành các quy định về an toàn lao động, rèn luyện tính cẩn thận, chính xác trong công việc.

1. Chuẩn bị

2. Tìm hiểu công dụng, cấu tạo, nguyên lý hoạt động và những hư hỏng thường gặp của máy khởi động điện

3. Tháo máy khởi động điện khỏi động cơ 4. Tháo các chi tiết của máy khởi động điện

5. Làm sạch các chi tiết, xác định mức độ hư hỏng các chi tiết của máy khởi động điện 6. Sửa chữa, thay thế các chi tiết hư hỏng của máy khởi động điện

7. Lắp các chi tiết của máy khởi động điện và lắp máy khởi động điện vào máy

Bài 2: Chăm sóc bảo trì bình ắc quy Thời gian: 14 giờ Mục tiêu:

- Trình bày được những kiến thức về cấu tạo, phương pháp nạp điện và bảo trì bình ắc quy.

- Chăm sóc bảo trì được bình ắc quy trên động cơ máy kéo công suất nhỏ đúng quy trình, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.

- Có tinh thần tích cực học tập, chấp hành các quy định về an toàn lao động khi sử dụng các thiết bị dùng điện và an toàn khi sử dụng hoá chất.

- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác trong công việc. 1. Chuẩn bị

2. tìm hiểu cấu tạo, phương pháp nạp điện và bảo trì bình ắc quy. 3. Tháo ắc quy khỏi động cơ

4. Châm nước điện tích 5. Nạp điện ắc quy 6. Bảo trì bình ắc quy 7. Lưu trữ ắc quy

Bài 3: Sửa chữa thiết bị chiếu sáng, tín hiệu và ổ khoá điện

Thời gian: 10 giờ Mục tiêu:

- Trình bày được những kiến thức về công dụng, cấu tạo và các trường hợp hư hỏng phải thay thế của các thiết bị chiếu sáng và tín hiệu và ổ khoá điện trên máy kéo công suất nhỏ.

- Kiểm tra hư hỏng và thay thế được các thiết bị chiếu sáng và tín hiệu và ổ khoá điện đúng quy trình, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.

- Có tinh thần tích cực học tập, chấp hành các quy định về an toàn lao động khi sửa chữa các thiết bị điện, rèn luyện tính cẩn thận, chính xác trong công việc.

1. Chuẩn bị

2. Tìm hiểu công dụng, cấu tạo và các trường hợp hư hỏng phải thay thế của các thiết bị chiếu sáng và tín hiệu và ổ khoá điện trên máy kéo công suất nhỏ.

3. Kiểm tra, thay thế đèn pha, cốt, đèn báo rẽ 4. Kiểm tra, thay thế còi điện

5. Kiểm tra thay thế ổ khoá điện

Bài 4: Sửa chữa máy phát điện Thời gian: 16 giờ Mục tiêu:

- Trình bày được những kiến thức về công dụng, cấu tạo, nguyên lý hoạt động và những hư hỏng thường gặp của máy phát điện xoay chiều.

- Sửa chữa, thay thế được các chi tiết, bộ phận hư hỏng của máy phát điện xoay chiều trên máy kéo công suất nhỏ đúng quy trình, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.

- Có tinh thần tích cực học tập, chấp hành các quy định về an toàn lao động, rèn luyện tính cẩn thận, chính xác trong công việc.

1. Chuẩn bị

2. Tìm hiểu công dụng, cấu tạo, nguyên lý hoạt động và những hư hỏng thường gặp của máy phát điện xoay chiều.

3. Tháo máy phát điện ra khỏi động cơ 4. Tháo các chi tiết của máy phát điện

5. Kiểm tra xác định hư hỏng các chi tiết của máy phát điện 6. Sửa chữa các chi tiết của máy phát điện xoay chiều

7. Lắp ráp các chi tiết của máy phát điện và lắp máy phát điện vào động cơ 8. Lắp ráp hoàn thiện

Bài 5: Kiểm tra thay thế Bugi xông Thời gian: 4 giờ Mục tiêu:

- Trình bày được công dụng, cấu tạo và biểu hiện hư hỏng của bugi xông

- Nhận biết hư hỏng và thay thế được bugi xông đúng quy trình và đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.

- Chấp hành các quy định về an toàn lao động, rèn luyện tính cẩn thận, chính xác trong công việc.

1. Chuẩn bị

2. Tìm hiểu công dụng, cấu tạo và biểu hiện hư hỏng của bugi xông 3. Tháo bugi xông ra khỏi máy

4. Kiểm tra hư hỏng và thay thế bugi xông, lắp bugi xông vào máy

IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN:

- Nguyên nhiên vật liệu: Xăng, dầu, khay đựng chi tiết, giẻ lau, cọ lông mềm, nước cchâm bình ắc quy (axit loãng), giấy nhám mịn.

- Dụng cụ và trang thiết bị:

+ Bộ dụng cụ tháo lắp và đo kiểm + Máy xạc bình, đồng hồ đo điện

+ Các chi tiết thay thế (của hệ thống điện).

+ Động cơ diesel 4 kỳ của máy kéo công suất nhỏ (dưới 30 HP) - Học liệu:

+ Video giới thiệu về thao tác thực hiện sửa chữa hệ thống điện + Tranh về sơ đồ cấu tạo các chi tiết của hệ thống điện

+ Tài liệu hướng dẫn học mô đun Sửa chữa hệ thống điện - Nguồn lực khác:

+ Phòng học lý thuyết cho 20 học viên

+ Hiện trường thực hành có đủ dụng cụ, thiết bị cho học viên thực hành mô đun

V. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ

* Phương pháp đánh giá:

- Vấn đáp, trắc nghiệm, tự luận: Nêu các câu hỏi trọng tâm về cấu tạo, nguyên lý hoạt động và những hư hỏng thường gặp của máy khởi động điện, bình ắc quy, thiết bị chiếu sáng, tín hiệu, ổ khoá điện, máy phát điện và bugi xông.

- Dựa vào năng lực thực hiện, tiến hành tháo lắp, kiểm tra hư hỏng và sửa chữa, thay thế các chi tiết hư hỏng của máy khởi động điện, bình ắc quy, thiết bị chiếu sáng, tín hiệu, ổ khoá điện, máy phát điện và bugi xông.

* Nội dung đánh giá:

- Kiến thức:

+ Trình bày được các kiến thức về công dụng, cấu tạo những hư hỏng thường gặp của máy khởi động điện, bình ắc quy, thiết bị chiếu sáng, tín hiệu, ổ khoá điện, máy phát điện và bugi xông trên động cơ máy kéo công suất nhỏ.

- Kỹ năng:

+ Sửa chữa, thay thế được các chi tiết hư hỏng của máy khởi động điện, bình ắc quy, thiết bị chiếu sáng, tín hiệu, ổ khoá điện, máy phát điện và bugi xông đúng quy trình, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.

- Thái độ:

+ Có ý thức tham gia học tập tích cực và đầy đủ nội dung của mô đun

+ Bảo quản tốt các dụng cụ, phương tiện và trang thiết bị và bảo đảm an toàn khi thực hành các nội dung của mô đun. Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác.

VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ ĐUN

1. Phạm vi áp dụng chương trình:

- Chương trình mô đun Sửa chữa hệ thống điện được sử dụng để giảng dạy cho người học nghề ngắn hạn về sửa chữa máy kéo công suất nhỏ. Đồng thời cũng dùng cho người học là công nhân học việc trong các xưởng sửa chữa máy kéo hoặc các cơ sở cơ khí sửa chữa máy kéo tại các vùng nông thôn.

- Để giảng dạy mô đun này, giáo viên cần phải căn cứ vào từng nội dung của bài học để chuẩn bị đầy đủ các điều kiện phục vụ giảng dạy lý thuyết và thực hành, nhằm đảm bảo chất lượng dạy và học.

- Giáo viên cần có kỹ năng thực hành sửa chữa hệ thống điện, biết kết hợp các phương pháp thuyết trình, thảo luận, làm mẫu và thực hành tại hiện trường của người học.

- Để giúp người học nắm vững những kiến thức cơ bản, sau mỗi bài học giáo viên cần kiểm tra vấn đáp hoặc trắc nghiệm cho người học. Câu hỏi, bài tập cần ngắn gọn, trọng tâm, vừa sức, đánh giá kết quả chính xác và công khai ngay tại lớp.

- Trong quá trình thực hành, sản phẩm thực hành của nhóm hoặc cá nhân cần ghi rõ họ tên của học viên theo từng thẻ công việc để giáo viên theo dõi và đánh giá kết quả học tập khách quan và chính xác.

3. Những trọng tâm chương trình cần lưu ý:

- Trọng tâm của mô đun Sửa chữa hệ thống điện là các bài 1; 2 và 4.

4. Tài liệu tham khảo:

[1]. Bộ mô cơ khí – Chi tiết máy – NXB Đại học và THCN – Hà Nội 1983. [2]. Cục chế biến – Máy nông nghiệp – NXB Nông nghiệp – Hà Nội 1995.

[3]. Trần Đức Dũng - sở GD&ĐT Hà Nội – Giáo trình máy và thiết bị nông nghiệp – NXB Hà Nội 2005

[4]. Hoàng Hữu Thận – Điện kỹ thuật đại cương – NXB ĐH&THCN – Hà Nội 1991 [5]. Nguyễn Quốc Việt - sở GD&ĐT Hà Nội – Giáo trình động cơ đốt trong và máy nông nghiệp tập I, II – NXB Hà Nội 2005.

CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN

Một phần của tài liệu chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp sửa chữa máy kéo công suất nhỏ (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w