Phương pháp trực tiếp:

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP, NGUYÊN TẮC SÁNG TẠO ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ - BÀI TOÁN TRONG TIN HỌC (Trang 39)

- Đặc điểm của cách giải quyết vấn đề này là đều xác định được trực tiếp lời giải thông qua một thủ thục tính toán (công thức, hệ thức, định luật…) hoặc qua các bước căn bản để có được lời giải. Đối với phương pháp này, việc giải quyết vấn đề trên máy tính chỉ là thao tác lập trình hay chỉ là sự chuyển đổi từ ngôn ngữ bên ngoài sang ngôn ngữ sử dụng trong máy tính. Tìm hiểu phương pháp này chính là tìm hiểu phương pháp lập trình trên máy tính.

Để thực hiện tốt phương pháp trực tiếp ta nên áp dụng các nguyên lý sau:

Bài toán Các thực thể và phép toán trong thế giới thực Các đối tượng và phép toán trong ngôn ngữ lập trình Người lập trình biểu diễn lạI bài toán Phương pháp giảI quyết vấn đề của thế giới thực thể của thế Các thực giớI hiện tại

Kết xuất ở máy tính Giải đáp kết quả Chương trình trên máy tính

Nguyên lý 1: Chuyển đổi dữ liệu của bài toán thành dữ liệu của chương trình, có nghĩa là “Dữ liệu của bài toán sẽ đựoc biểu diển dưới dạng các biến của chương trình thông qua các quy tắc xác định của ngôn ngữ lập trình cụ thể”.

Một số quy tắc cần tuân thủ như sau :

- Ý nghĩa của biến chỉ được hiểu bởi con

người.

- Mọi biến trong chương trình cần được khai báo trước khi sử dụng.

- Tên biến cần gợi nhớ và thống nhất như:

Tên biến phải liên quan đến ý nghĩa, tên biến phải có tiền tố cho biết kiểu biến, viết hoa mỗi chữ cái đầu, viết tắt tên biến, đừng đặt tên biến quá dài

Nguyên lý 2: Chuyển đổi quá trình tính toán của bài toán thành các cấu trúc của chương trình, có nghĩa là “mọi quá trình tính toán đều có thể mô tả và thực hiện dựa trên ba cấu trúc cơ bản : Cấu trúc tuần tự, cấu trúc rẽ nhánh và cấu trúc lặp”.

Dùng biến trung gian cho hợp lý, đừng quá lạm dụng biến trung gian.  Nguyên lý 3: Biểu diễn các tính toán chính xác, nghĩa

là “Chương trình tính toán theo các biểu thức chính xác không đồng nhất với quá trình tính toán chính xác về mặt hình thức”.

Một số quy tắc:

- So sánh bằng nên dùng |a-b|<ε

- Quá trình tối ưu tính toán biểu thức của ngôn ngữ có thể làm ảnh hưởng đến kết quả tính toán.

Nguyên lý 4: Biểu diễn các tính toán gần đúng bằng phương pháp lặp, có nghĩa là: ”Mọi quá trình tính toán gần đúng đều dựa trên cấu trúc lặp với tham số xác định”.

Một số quy tắc:

- Thay thế các cấu trúc lặp xác định không tường minh bằng cấu trúc lập không xác định. Đừng thay đổi biến đếm trong vòng lặp xác định.

- Tránh dùng các điều kiện rẽ nhánh không điều kiện (Goto) một cách không cần thiết.

- Đừng tính lại các hằng số trong một vòng lặp.

Nguyên lý 5: Phân chia bài toán thành các bài toán nhỏ hơn, có nghĩa là: ”Mọi vấn đề bài toán đều có thể giải quyết bằng cách phân chia thành những bài toán nhỏ hơn”.

Một số quy tắc:

- Dùng chương trình con: Hàm, thủ tục để chia nhỏ chương trình.  Nguyên lý 6: Biểu diễn các bài toán không tường

minh bằng phương pháp đệ quy, có nghĩa là: “Quá trình đệ quy trong máy tính không đơn giản như các biểu thức quy nạp của toán học”.

Một số quy tắc:

- Khử đệ quy: Chuyển tham số đệ quy thành biến đếm của vòng lặp.

- Khử đệ quy: Chỉ đưa vào stack những tham số có ý nghĩa trong quá trình đệ quy.

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP, NGUYÊN TẮC SÁNG TẠO ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ - BÀI TOÁN TRONG TIN HỌC (Trang 39)