Xây dựng chính sách giá phù hợp.

Một phần của tài liệu KHÁI NIỆM VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT KHẨU (Trang 30 - 32)

II. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH CHIẾN LƯỢC MAKETING XUẤT KHẨU CHO CÔNG TY MAY CHIẾN THẮNG.

2. Xây dựng chính sách giá phù hợp.

Nhìn chung chính sách giá của Công ty trong thời gian qua hoạt động có hiệu quả, tạo lợi nhuận cao cho Công ty. Tuy nhiên để có thể hoàn thiện hơn chính sách giá của mình, Công ty có thể tham khảo một số biện pháp được nêu ra dưới đây:

- Duy trì chiến lược giảm giá kết hợp với các hình thức khuyến khích, khuyến mại để giữ vững phần thị trường và nâng cao khả năng cạnh tranh của mình khi xâm nhập thị trường mới xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh. Điều này có thể được thông

qua nếu Công ty áp dụng chiến lược thu lợi nhuận về lâu dài, không theo đuổi lợi nhuận trước mắt.

- Công ty nên xây dựng biện pháp cạnh tranh để đảm bảo được những mức giá linh hoạt, chủ động trong cạnh tranh, đảm bảo lợi nhuận đạt được ở mức tối ưu. Điều này đòi hỏi Công ty phải có các kế hoạch nghiên cứu chính sách giá cả của các nước xuất khẩu trên thế giới để từ đó có thể đưa ra được mức giá hợp lý.

- Cần phải tìm ra được các phương pháp làm giảm chi phí ở mức thấp nhất có thể để từ đó thu hút thêm nhiều khách hàng mới. Những phương thức này có thể được áp dụng dưới các hình thức quản lý chi phí một cách hợp lý, các hoạt động phục vụ cho quá trình xuất khẩu phải dựa trên tính khoa học hợp lý. Chẳng hạn sau khi đặt được hợp đồng, Công ty phải lên kế hoạch cho các hoạt động giao dịch để đảm bảo không cần phát sinh các chí phí không cần thiết.

- Cần có các kế hoạch nghiên cứu các chính sách giá của các đối thủ cạnh tranh để từ đó có thể khai thác được chính sách giá của chính Công ty sao cho khả năng cạnh tranh là cao nhất.

- Trong chi phí tiêu thụ sản phẩm, giá cước vận tải đóng một vai trò rất quan trọng. Thông thường so với các thị trường nước ngoài, Việt Nam thường chịu cước vận tải chênh lệch do luôn xuất khẩu theo giá FOB. Trong thời gian tới nếu có thể Công ty nên dần chuyển sang hình thức vận tải theo giá CIF, bắt đầu từ những chuyến hàng có khối lượng nhỏ và vừa. Điều này mặc dù đòi hỏi thêm nhiều chi phí và phải quản lý thêm một số công đoạn nhưng lại tạo thêm cho Công ty khả năng cạnh tranh.

Nói tóm lại, một chính sách giá cụ thể cần phải được cân nhắc dựa trên cơ sở cạnh tranh và đặt mục tiêu thu lợi nhuận dài hạn chứ không theo đuổi lợi nhuận trước mắt bởi nó là yếu tố quyết định khả năng tiêu thụ sản phẩm của Công ty trong thời kỳ dài hạn.

Là một Công ty xuất khẩu có quy mô chưa thực sự lớn, quá trình phân phối của Công ty May Chiến Thắng chủ yếu trên thị trường nước ngoài. Do đó vấn đề đặt ra là làm sao để quá trình vận chuyển hàng hoá phải đạt được hiệu quả cao nhất. Từ những điều kiện trên Công ty có thể áp dựng một số biện pháp sau:

- Đảm bảo trong suốt quá trình vận chuyển phải có sự theo dõi, giảm sát chặt chẽ.

- Có chế độ khuyến khích, thưởng phạt đối với việc bốc dỡ hàng từ cảng lên tàu, đảm bảo quá trình bốc dỡ và vận chuyển từ Việt nam tới các thị trường tiêu thụ theo đúng lịch trình.

- Liên hệ chặt chẽ với các công ty vận tải, chuyên chở hàng hoá đảm bảo quá trình chuyên chở được thực hiện đúng lịch trình.

- Nắm bắt được đầy đủ những thông tin về quá trình phân phối sản phẩm của Công ty ở các thị trường tiêu thụ nước ngoài để từ đó có được những ước lượng đầy đủ về quy cách phân phối trên thị trường như mạng lưới các đại lý, phân phối tiêu thụ sản phẩm trên toàn bộ thị trường quốc gia đó nhằm tìm cách củng cố và mở rộng khả năng hoạt động có hiệu quả của việc phân phối sản phẩm.

Một phần của tài liệu KHÁI NIỆM VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT KHẨU (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(36 trang)
w