4. Giải pháp cân bằng khi đề xuất mục tiêu tăng trưởng kinh tế và bảo vệ mô
4.2 Các giải pháp:
Dựa vào những yêu cầu trên, để phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường, chúng ta cần thực hiện các giải pháp sau:
4.2.1 Đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế để khai thác sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên
“Chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chủ yếu phát triển theo chiều rộng sang phát triển hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu, vừa mở rộng quy mô vừa chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả, tính bền vững”. Theo mô hình tăng trưởng này, Việt Nam đang phát triển mạnh những ngành mà chúng ta có lợi thế cạnh tranh, tiềm năng phát triển bên cạnh các ngành kinh tế trọng yếu để tạo đà cho nền kinh tế phát triển. Phát triển mạnh công nghiệp, xây dựng và nông - lâm - ngư nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh trên cơ sở “công nghiệp hóa sạch”, đảm bảo giữ vững hoặc giảm thiểu tác hại tiêu cực tới môi trường sinh thái, phát triển bền vững gắn với giải quyết tốt vấn đề nông dân, nông thôn, đẩy mạnh công cuộc xây dựng nông thôn mới. Trong khi phát triển sản xuất hàng hóa đáp ứng yêu cầu ngày càng nhiều của thị trường phải đặc biệt coi trọng vấn đề chất lượng hàng hóa, bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm; bảo tồn và phát triển được các nguồn tài nguyên đất, nước, không khí và đa dạng sinh học. Phát triển kinh tế - xã hội hài hòa, bền vững giữa các vùng, đô thị và nông thôn, áp dụng các thành tựu khoa học - kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất nông nghiệp trong điều kiện xây dựng nông thôn mới.Mọi hoạt động phát triển kinh tế
dụng các nguồn tài nguyên hợp lý nhằm đảm bảo giữ gìn cho thế hệ tương lai nguồn tài nguyên cho sự phát triển sau này. Như vậy, quá trình khai thác tài nguyên cho phát triển kinh tế cần thực hiện các giải pháp đi kèm là ngăn chặn ô nhiễm và suy thoái môi trường như suy thoái đa dạng sinh học, mất các vùng rừng, đất ngập nước, các giá trị văn hóa truyền thống…
4.2.2 Phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường và giảm thiểu chất thái
Việc phát triển kinh tế phải đồng bộ và có quy hoạch cụ thể, tránh khai thác tài nguyên thiên nhiên bừa bãi, thiếu các biện pháp bảo vệ môi trường và giảm thiểu chất thải tại các khu công nghiệp, đô thị, dân cư và khu sản xuất tập trung. Hiện nay việc áp dụng các phương thức sản xuất xanh, các biện pháp khoa học kỹ thuật tiến bộ sẽ giúp cho việc xử lý chất thải ra môi trường được thực hiện nhanh hơn, triệt để hơn và đảm bảo cho an toàn môi trường sống. Bên cạnh đó, tạo ra các sản phẩm thay thế sẽ hạn chế tối đa việc khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên sẵn có vào sản xuất, góp phần phát triển kinh tế của Việt Nam mà không gây ra tình trạng nghèo kiệt về thiên nhiên.
4.2.3 Phát triển giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển Khoa học – công nghệ tạo động lực then chốt cho quá trình phát triển nhanh và bền vững
Đây là điều kiện vô cùng quan trọng để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trong đó có đội ngũ cán bộ phục vụ cho phát triển bền vững. Đồng thời, nâng cao trình độ, ý thức cho người hoạt động trong lĩnh vực kinh tế, môi trường. Thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế. Đồng thời “phát triển nhanh khoa học, công nghệ làm động lực đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH, phát triển kinh tế tri thức; góp phần tăng nhanh năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế, sự phát triển nhanh, bền vững của đất nước”. Bên cạnh đó, với sự phát triển mạnh mẽ của KHCN, các phương pháp sản xuất kinh doanh mới, tiến bộ, hiệu quả, thân thiện với môi trường sẽ được áp dụng rộng rãi, tạo điều kiện giảm thiểu tác động tiêu cực của phát triển kinh tế tới môi trường sinh thái.
4.2.4 Phát triển văn hóa, giải quyết các vấn đề xã hội, đặc biệt là khuyến khích sự tham gia của cộng đồng dân cư trong bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
Chăm lo phát triển văn hóa “một cách toàn diện, đồng bộ các lĩnh vực, vừa phát huy những giá trị tốt đẹp của dân tộc, vừa tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại, xử lý tốt mối quan hệ giữa kinh tế và văn hóa để văn hóa thực sự là nền tảng tinh thần của xã
hội, là một động lực phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế”. Chú trọng tới việc đào tạo nâng cao nhận thức môi trường nhất là đội ngũ những người thực hiện phải có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và nhận thức đung đắn về sự cần thiết bảo vệ môi trường, từ đó làm tốt công tác tuyên truyền cho người dân. Giải quyết tốt chính sách lao động, việc làm và từng bước cải thiện, nâng cao thu nhập cho người lao động, xóa đói, giảm nghèo một cách bền vững; hoàn thiện các chính sách về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và trợ giúp xã hội.
Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng trong các hoạt động khai thác tài nguyên phục vụ cho các hoạt động phát triển kinh tế xã hội để đảm bảo nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống và nâng cao trách nhiệm của cộng đồng trong bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường.
4.2.5 Bảo vệ tài nguyên – thiên nhiên
Bảo vệ tài nguyên - môi trường đòi hỏi phải bảo vệ khả năng tái sinh của hệ sinh thái, giữ cho nhịp độ sử dụng tài nguyên có khả năng tái sinh thấp hơn tốc độ tái sinh. Việc sử dụng tài nguyên không có khả năng tái sinh phải tùy thuộc vào khả năng sáng chế tư liệu thay thế. Mức độ ô nhiễm môi trường phải thấp hơn khả năng tự tái tạo của môi trường tự nhiên.
KẾT LUẬN
Phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường luôn song hành cùng nhau và là yêu cầu bức thiết trong bối cảnh hiện nay không chỉ ở Việt Nam mà còn tất cả các nước trên thế giới. Phát triển kinh tế đòi hỏi khai thác tài nguyên thiên nhiên để phục vụ cho các mục tiêu tăng trưởng, đi kèm với việc phát thải ra môi trường làm suy giảm và cạn kiệt nguồn tài nguyên hàng năm và đe dọa tới sự phát triển của thế hệ tương lai. Tuy nhiên, phát triển kinh tế cũng tạo ra tài chính và các biện pháp tích cực để cải tạo và biến đổi thiên nhiên. Do đó, Chính phủ cần tìm ra những biện pháp nhằm đảm bảo sự cân bằng, hài hòa giữa phát triển kinh tế và ngăn chặn sự suy thoái môi trường nói chung. Chính vì thế, cần phải cơ cấu lại nền kinh tế, phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường, phát triển đào tạo nâng cao nhân lực và nhất là chú trọng các biện pháp bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt nâng cao vai trò của cộng đồng trong thực hiện chủ trương của Đảng “bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn Đảng toàn dân”. Nhà nước cần phải làm tốt nhiệm vụ bảo vệ môi trường nhất là xây dựng chương trình bảo vệ môi trường để phát triền bền vững cộng đồng đi kèm với phát triển kinh tế là cách tiếp cận phù hợp nhất cho phát triển bền vững môi trường Việt Nam trong Thế kỷ 21.