4. Giải pháp cân bằng khi đề xuất mục tiêu tăng trưởng kinh tế và bảo vệ mô
4.1 Các tiêu chí đề xuất giải pháp
4.1.1 Độ đo kinh tế
Độ đo kinh tế của sự phát triển bền vững được tính trên giá trị GDP hoặc GNP. Tuy nhiên với cách tính này, để phát triển kinh tế phải tiêu tốn tài nguyên và tạo ra các chất thải độc hại. Do đó mà khi tính trong độ đo này cần phải tính đến việc hạn chế tối đa nhu cầu tiêu thụ tài nguyên không tái tạo và mức độ tài nguyên, vật liệu từ các chất
tầng lớp dân cư khác nhau cũng được tính như một giá trị đo kinh tế của sự phát triển bền vững trên quy mô toàn cầu và được thể hiện ở mức độ và quy mô duy trì viện trợ của các nước công nghiệp phát triển cho các nước đang phát triển; sự công bằng về kinh tế và trao đổi thương mại giữa hai nhóm nước trên thể hiện ở các khía cạnh: tăng giá nguyên liệu thô, hạ giá thiết bị, xóa nợ nước ngoài và trừng phạt kinh tế với các nước phát triển.
4.1.2 Độ đo môi trường
Độ đo môi trường cửa sự phát triển bền vững có thể đánh giá thông qua chất lượng các thành phần môi trường không khí, nước, đất, sinh thái; mức độ duy trì các nguồn tài nguyên không tái tạo; việc khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên không tái tạo; nguồn vốn của xã hội dành cho các hoạt động bảo vệ môi trường; khả năng kiểm soát của chính quyền đối với các hoạt động kinh tế xã hội, tiềm ẩn các tác động tiêu cực đối với môi trường, ý thức bảo vệ môi trường của người dân.
4.1.3 Độ đo xã hội
Trong giai đoạn hiện nay, phát triển bền vững đã trở thành chiến lược chung của Liên Hợp Quốc và các quốc gia trên thế giới. Do vậy, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững là mục tiêu mang tính chất chính trị của tất cả các quốc giá trên thế giới; Phát triển bền vững đòi hỏi tự do thực sự của các công dân, về các thông tin về kế hoạch phát triển của Chính phủ và chất lượng môi trường nơi họ đang sống; Phát triền bền vững đòi hỏi sự công bằng về các quyền lợi xã hội, như có công ăn việc làm, đảm bảo các quyền lợi kinh tế và xã hội khác, giảm bớt hố ngăn cách giữa người giàu và nghèo trong xã hội…..
Phát triền bền vững đòi hỏi phải thay đổi chính sách xã hội cho phù hợp như : chính sách trợ cấp, chính sách thuế để loại trừ xu hướng già hóa ở các xã hội phát triển.
4.1.4 Độ đo văn hóa
Phát triển bền vững đòi hỏi phải thay đổi các thói quen và phong cách sống có hại cho môi trường chung của trái đất như các thói quen sinh niều con ở các nước đang phát triển theo triết lý: trời sinh voi, trời sinh cỏ; thói quen tiêu dùng lãng phí của công dân các nước công nghiệp phát triển; phát triền bền vững đòi hỏi phải thiết lập các tập tục tiến bộ mới thay cho các tập tục lạc hậu cũ và xác lập các tập tục phù hợp với điều kiện sống đang thay đổi của con người. Độ đo văn hóa của sự phát triền bền vững còn là “văn hóa xanh”. Văn hóa xanh là nền văn hóa phù hợp với sự phát triền bền vững, đó là toàn bộ các hoạt động văn hóa của con người dựa trên đạo đức thế giới về cuộc
sống cộng đồng. Văn hóa xanh thể hiện trong: việc xây dựng cơ sở hạ tầng như nhà ở, giao thông đô thị…các quan hệ xã hội của con người và thái độ của con người đối với thiên nhiên. Văn hóa xanh thể hiện trong thái độ và hành vi của con người hướng tới sự giảm nghèo đói, nâng cao chất lượng cuộc sống của mình. Ở đây trong văn hóa xanh có cả thái độ đúng đắn của con người đối với các hiện tượng tiêu cực trong môi trường xã hội như: chống tham nhũng và các tệ nạn xã hội đang làm mai một cuộc sống tươi đẹp của nền văn minh nhân loại.
Điều quan trọng nhất để có sự thay đổi phù hợp với quan điểm về phát triển bền vững là mọi người cần có sự thay đổi các quan điểm về đạo đức sống. Trước hết là trách nhiệm của con người với thiên nhiên và thế hệ tương lai bao gồm: trách nhiệm sống hòa hợp với thiên nhiên, sự tồn tại bình đẳng của loài người và các dạng sống khác trên trái đất, ý thức tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường sống chung của hành tinh.