Thành phố Vĩnh Yên

Một phần của tài liệu Quản lý sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố Việt Trì (Trang 30)

Theo nghiên cứu của Tác giả về công tác quản lý nguồn vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản của thành phố Vĩnh Yên cho thấy. Để đạt đƣợc tốc độ tăng trƣởng kinh tế nhanh và bền vững, đồng thời tỷ lệ thu hút vốn đầu tƣ từ các nguồn lực bên ngoài cao, thành phố Vĩnh Yên cần có một cơ sở hạ tầng tốt. Để làm đƣợc điều đó, Vĩnh Yên đã đƣa ra các giải pháp về quản lý đầu tƣ xây dựng cơ bản, đây còng đƣợc xem là những bài học cho thành phố Việt Trì trong hoạt động này. Trong đó nổi lên các biện pháp đƣợc coi là chủ đạo nhƣ sau:

Thứ nhất, cải tiến phƣơng pháp giao kế hoạch vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản hàng năm: Kế hoạch phân bổ vốn thƣờng tập trung và ƣu tiên vào các ngành, các công trình nào có vai trò quan trọng trƣớc mắt, mang tính cấp thiết hơn cần phải tập trung làm ngay, để làm động lực thúc đẩy sự phát triển chung của nền kinh tế.

Thứ hai, giao kế hoạch vốn đầu tƣ xây dựng ngay từ đầu năm kế hoạch, nhằm giúp cho các chủ đầu tƣ, cơ quan quản lý vốn đầu tƣ chủ động và có kế hoạch cụ thể cho việc sử dụng vốn, qua đó chủ động trong việc phân bổ vốn cho từng công trình, đảm bảo tiến độ và chất lƣợng công trình đã đƣợc phê duyệt. Góp phần thực hiện đầu tƣ hoàn thành đúng tiến độ kế hoạch thi công xây dựng công trình.

Thứ ba, tập trung vốn ƣu tiên cho các dự án trọng điểm, tránh bố trí vốn đầu tƣ dàn trải cho các công trình. Bố trí đủ vốn cho các dự án nhóm B trong 4 năm, nhóm C trong 2 năm. Các công trình trọng điểm là những công trình đóng vai trò quan trọng, định hƣớng trong sự phát triển kinh tế – xã hội.

23

Do vậy nên tập trung bố trí vốn cho các công trình quan trọng để đảm bảo tiến độ còng nhƣ chất lƣợng cho các công trình là hết sức cần thiết. Đồng thời tránh đƣợc thất thoát, lãng phí do việc kéo dài thời gian thi công.

Thứ tư, đối với các dự án không đủ thủ tục đầu tƣ, dự án không phù hợp kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và phát triển đô thị thì kiên quyết không bố trí vốn đầu tƣ. Việc bố trí vốn cho các công trình không có trong quy hoạch, không đƣợc duyệt là vi phạm các quy định quản lý Nhà nƣớc về kinh tế gây thiệt hại và thất thoát vốn đầu tƣ. Hơn nữa, khi bố trí vốn cho các dự án không có thủ tục đầu tƣ, không phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế, cho sự phát triển trung của tỉnh còng nhƣ gây ảnh hƣởng đến môi trƣờng tự nhiên, xã hội, gây thiệt hại về kinh tế cho ngƣời dân chịu ảnh hƣởng từ việc thực hiện dự án đó, tính hiệu quả về kinh tế và xã hội của dự án không đƣợc đảm bảo.

Thứ năm, nâng cao chất lƣợng thẩm định dự án đầu tƣ, chất lƣợng thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán và thẩm định thiết kế tổng dự toán: Dự án đầu tƣ phải phù hợp quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, phù hợp với phát triển quy hoạch đô thị và kiến trúc hiện đại. Dự án đầu tƣ sản xuất kinh doanh phải phù hợp với công nghệ hiện đại, tiên tiến, đảm bảo đủ sức cạnh tranh trên thị trƣờng. Đội ngũ cán bộ thẩm định phải là chuyên gia giỏi trong nhiều lĩnh vực, có phẩm chất đạo dức và phong cách làm việc khoa học, khách quan, chặt chẽ.

Thứ sáu, quản lý chặt chẽ trong công tác đấu thầu và chỉ định thầu. Trƣớc hết cần tuân thủ các nguyên tắc trong công tác đấu thầu nhƣ đảm bảo tính minh bạch, công bằng. Cần có hƣớng dẫn cụ thể về quy trình, thủ tục, các giấy tờ pháp lý về ciệc đấu thầu cho các nhà thầu, giúp nhà thầu hiểu rõ về gói thầu mà mình tham gia, đảm bảo tính công khai, công bằng giữa các nhà thầu. Tránh tiêu cực trong công tác đấu thầu.

24

Thứ bảy, quản lý tốt việc cấp phát và thanh toán vốn đầu tƣ: Việc cấp phát và thanh toán vốn đầu tƣ phải đảm bảo đúng quy định của Nhà nƣớc. Việc cấp phát vốn đầu tƣ phải gắn với nhu cầu thực tế của công trình, phù hợp với tiến độ thi công các hạng mục, tránh tình trạng cấp vốn tràn lan dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn đầu tƣ không cao.

Thứ tám, tăng cƣờng công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát đánh giá đầu tƣ xây dựng. Trƣớc hết, phải có các biện pháp giám sát và kiểm soát nội bộ kết hợp với các biện pháp kiểm tra, thanh tra từ bên ngoài. Thanh tra, kiểm tra ở giai đoạn chuẩn bị đầu tƣ nhằm đảm bảo tính hiệu quả cho của công trình sau này, tránh lãng phí khi dự án không có tính khả thi. Thanh tra ở giai đoạn thực hiện đầu tƣ cần đƣợc tiến hành thƣờng xuyên, kết hợp kiểm tra định kỳ và kiểm tra bất thƣờng. Kiểm tra, thanh tra ở giai đoạn vận hành, khai thác công trình nhằm đánh giá tính hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội.

Một phần của tài liệu Quản lý sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố Việt Trì (Trang 30)