a) Môi trường là nơi chứa dựng chất thả
1.4.1. Các nguyên tắc của nền kinh tế phát triển bền vững
Từ mô hình biểu thị mối quan hệ giữa môi trường và hệ thống kinh tế (hình 1.5) cho thấy, để nên kinh tế phát triển bền vững phải tuân theo các nguyên tắc cơ bản sau :
Nguyên tắc ï : Mức khai thác và sử dụng tài nguyên tái tạo (h) phải luôn nhỏ hơn mức tái tạo của tài nguyên (y), tức là h < y,
Nguyên tắc 2 : Luôn luôn duy trì lượng chất thải vào môi trường (W) nhỏ hơn khả năng hấp thụ (đồng hóa) của môi trường (A), tức là W < A.
Thoạt nhìn, hai nguyên tắc này có vẻ đơn giản, dễ áp dụng nhưng trong thực tế, rất khó xác định mức tăng trưởng tài nguyên tái tạo và mức đồng hoá chất thải. Ngay cả khi xác định được chúng thì việc quản lý, điều hành hệ kinh tế đáp ứng hai nguyên tắc trên cũng gặp nhiều khó khăn, phức tạp. Tuy nhiên, việc ước tính gần đúng mức tái tạo đối với mỗi loại tài nguyên như rừng, thuỷ sản, động, thực vật, đất, ... đã giúp chúng ta có quy hoạch khai thác, nuôi dưỡng tài nguyên hợp lý hơn. Mức đồng hoá chất thải đối với một số thành phần riêng của môi trường cũng được xác định để có giải pháp hạn chế lượng thải chất ô nhiễm. Ví dụ, chúng ta có thể xác định mức độ nhạy cảm, chịu đựng của các hệ sinh thái đối với SO; lắng đọng để có kế hoạch hạn chế lượng nhiên liệu hoá thạch đem đốt.
Để nền kinh tế phát triển bền vững, vốn dự trữ tài nguyên thiên nhiên phải luôn được duy trì ổn định theo thời gian. Đối với tài nguyên không tái tạo được, khi sử dụng hết phải tìm được loại tài nguyên khác có thể thay thế. 'Vào những năm 60 của thế kỷ XX, nếu mức khai thác, tiêu thụ than đá được sử dụng để so sánh mức độ phát triển công nghiệp của các nước, thì ngày nay, con người lại có xu hướng sử dụng nguồn năng lượng khác sạch hơn.
Những diểm cân ghỉ nhớ khi xem xét nên kinh tế bên vững :
- Tài nguyên không tái tạo như dầu mỏ, than đá, khí đốt có thể bị cạn kiệt. Do đó, con người phải tìm tài nguyên thay thế (như trồng rừng) hoặc tìm công nghệ sử dụng các loại năng lượng được coi là vĩnh cửu ( như năng lượng gió, mặt trời, thuỷ triều, ...). Với trình độ khoa học, công nghệ phát triển mạnh mẽ, nhiều thiết bị sử dụng các loại năng lượng này đã hiện hữu và ngày càng phát triển như pin mặt trời, ô tô chạy điện, cánh quạt biến năng lượng gió thành điện tại nơi có sức gió lớn, ... Đó là dấu hiệu cho phép chúng ta vững tin và tiếp sức cho những nghiên cứu sâu hớn theo hướng này.
- Con người có thể kiểm soát được khả năng phục hồi tài nguyên tái tạo (y) và khả năng hấp thụ của môi trường (A). Hiện nay, trên phạm ví toàn thế giới, việc khai thác tài nguyên ở mức cao và không hợp lý đang làm giảm khả năng: phục hồi. Tuy nhiên, nếu chúng ta quy hoạch, sử dụng tốt tài nguyên, áp dụng công nghệ khai thác tiên tiến thi vẫn có thể nâng cao khả năng phục hồi tài nguyên.
- Nâng cao trách nhiệm của con người đối với thiên nhiên, ý thức quản lý môi trường có thể nâng cao vai trò cung cấp tài nguyên thiên nhiên và khả năng hấp thụ của môi trường.
- Kiểm soát mức tăng dân số. Đây là yếu tố rất quan trọng, bởi vì, việc tăng dân số, tăng mức sống chắc chắn sẽ tác động đến môi trường ngày một cao hơn. Nếu trước đây, vấn đề kiểm soát dân số vẫn còn nan giải thì nay, kế hoạch hoá gia đình đã thu được kết quả đáng khích lệ ở nhiều nước. Ngay tại Trung Quốc, nước đông dân nhất thế giới, mức tăng dân số đã được kiểm soát đến đáng ngạc nhiên. Ở nhiều quốc gia, tỷ lệ tăng dân số còn ở mức rất thấp, đân số ổn định. Đây là dấu hiệu tốt, chứng tỏ khả năng ổn định dân số trên phạm vi toàn thế giới trong tương lai.
1.4.2. Sự lựa chọn
Nâng cao mức sống cho các cá nhân trong cộng đồng là mục tiêu của phát triển, nhưng nâng cao mức sống lại phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, 4
trong đó có vốn tài nguyên thiên nhiên và khả năng sứ dụng tải nguyên trien nhiên. Vì vậy, muốn cho nên kinh tế phát triển bên vững, vốn dự trữ tài nguyên thiên nhiên phải được duy trì ồn định theo thời gian ở mức nào đấy.
Xét khả năng nâng cao mức sống liên quan tới vốn dự trữ tài nguyên thiên nhiên được đùng trong sản xuất, phát triển kinh tế. Theo [10], có hai khả năng có thể xảy ra với hai giả thuyết có tính cực đoan sau :
- Giả thuyết thứ nhất cho rằng : Đối với nên kinh tế có mức dự trữ tài nguyên (KN) thấp, muốn tăng mức sống (SOL) phải tăng vốn tài nguyên. Lúc này, vốn tài nguyên (KN) và mức sống (SOL) là hai yếu tố hỗ trợ nhau. Mối quan hệ này được biểu diễn trên sơ đồ hình 1.6. Từ hình 1.6 cho thấy, K„¡a chính là mức dự trữ tài nguyên tối thiểu cho mức sống lay lắt, còn điểm L là mức sống cực khổ hoặc chết đói, ứng với mức dự trữ tài nguyên bằng 0 (mức cạn kiệt).
Rõ ràng, vừa nâng cao mức sống, vừa gia tăng vốn dự trữ tài nguyên chỉ có thể đạt được khi chúng ta sống tần tiện, tiết kiệm. Nghĩa là, phải chấp nhận mức sống tăng chậm, cuộc sống còn khó khăn ; đành vốn và nguồn lực để nuôi dưỡng tài nguyên. Những biện pháp như đóng cửa rừng (không khai thác), xác định hạn ngạch đánh bắt cá, giáo dục, tuyên truyễn nếp sống tiết kiệm là những hoạt động theo hướng này. Nước ta hiện có mức sống "thấp, tài nguyên bị chiến tranh tàn phá và khai thác không hợp tý đã bị suy giảm đến mức báo động. Vì vậy, muốn phát triển kinh tế lâu dài, chúng ta phải tiết kiệm sử dụng tài nguyên, động viên nhân dân sống tiết kiệm nhằm từng bước tăng nguồn dự trữ tài nguyên. „
§O*- SOL
0 Knin KN KN
Hình 1.6. Quan hệ giữa mức sống và Hình 1.7. Quan hệ giữa mức sống và vốn tài nguyên theo giả thuyết thứ nhất vốn tài nguyên theo giả thuyết thứ hai
- Giả thuyết thứ hai cho rằng, quá trình nâng cao mức sống chỉ thực hiện được khi giảm bớt vốn dự trữ tài nguyên thiên nhiên. Hình 1.7 biểu diễn quan hệ giữa vốn tài nguyên và mức sống theo giả thuyết này cho thấy, muốn môi trường tốt lên thì mức sống phải giảm xuống. Ở một số nước, khi vốn dự trữ tài nguyên còn nhiều, việc nâng cao đời sống có thể thực hiện theo khả năng này. Chẳng hạn, ở các nước có trữ lượng dầu mỏ lớn, trước mắt có thể khai thác tài nguyên để nâng cao đời sống, song, về lâu đài, chắc chắn họ phải chọn con đường phát triển khác - sử dụng các nguồn tài nguyên khác bên vững hơn.
Thực ra, trong suốt quá trình phát triển của mỗi quốc gia, không nhất thiết chỉ theo một giả thuyết mà tuỳ từng điều kiện cụ thể để chọn hướng phát triển hợp lý.
Dựa trên hai giá thuyết trên, xét sơ đồ tổng quát được trình bày trên hình 1.8 biểu thị mối quan hệ phức tạp hơn giữa vốn dự trữ tài nguyên và chất lượng cuộc sống. Khi mức sống (SOL) dưới mức tương ứng với điểm W, tuỳ theo mức xuất phát mà chọn cách phát triển để đạt đến mức này. Chẳng hạn, nếu đất nước hiện đang ở tình trạng mức sống và trữ lượng tài nguyên thấp (ứng với điểm A hoặc B), nên chọn hướng phát triển theo giả thuyết 1 để đạt đến điểm W ; nếu đất nước có mức trữ lượng tài nguyên cao (điểm Y), có thể chọn phát triển theo giả thuyết 2. Khi mức sống đã đạt được mức W, có hai cách lựa chọn mô hình phát triển :
- Mô hình hoán đảo : Muốn nâng cao mức sống (SOL) thì phải đánh đổi vốn dự trữ tài nguyên thiên nhiên (KN), tuân theo giả thuyết thứ 2. Nhưng sự thay thế này chỉ ở mức giới hạn, bởi vì ta đã thừa nhận K„„ là mức dự trữ vốn tài nguyên tối thiểu, nên tăng mức sống từ W sẽ theo đường WXZ.
- Mô hình phát triển bản vững : Khì mức sống đã đạt được mức SOL* nào đó, có thể tăng mức sống (SOL) bằng cách tăng hoặc giữ nguyên vốn dự trữ tài nguyên ở mức KN”. Nếu xảy ra trường hợp giảm KN để nâng cao SOL cũng chỉ là tạm thời. Như vậy, theo mô hình phát triển bền vững, quan hệ giữa mức sống (SOL) và vốn dự trữ tài nguyên (KN) phải nằm trong miền góc vuông PWQ. Điểm W với mức sống SOL” và mức trữ lượng KN có đặc điểm gì ? Để trả lời câu hỏi này, ta xét khả năng phục hồi tài nguyên. Khi tài nguyên ở mức trữ lượng thấp, nếu có sự cố, tai biến hoặc rủi ro xảy ra làm giảm hơn nữa trữ lượng thì tài nguyên rất khó hồi phục. Nếu ở mức trữ lượng cao thì khi rủi ro xảy ra, tài nguyên vẫn có khả năng hồi phục nhanh. 45
Như vậy, có thể hiểu KN” là mức trữ lượng tài nguyên đủ cao đảm bảo khả năng hồi phục khi rủi ro xảy ra. Vấn để nữa cần đặt ra là xác định mức KN” như thế nào là hợp lý. Đây là vấn đề khó, nhưng từng ngành có thể tự xác định mức KNÏ của tài nguyên mà ngành mình khai thác. Ví dụ, có thể xác định KN” của ngành lâm nghiệp là tỷ lệ phủ rừng cần có để đảm bảo chức năng cung cấp tài nguyên cho phát triển kinh tế, điều hoà khí hậu, dự trữ nước cho các thuỷ vực, giảm lũ lụt, ... Trong ngành đánh bắt hải sản, KN trữ lượng cá đủ lớn để khi có rủi ro (như dịch bệnh), trữ lượng cá có thể hồi phục nhanh chóng.
SOL
Vùng phát triển bền vững
SOL}-- wy Sơ đồ hoán đảo Q
S—
KN
Hình 1.8. Sơ đồ biểu diễn khả năng phát triển bền vững
Mức sống SOL” phải chọn đủ cao, đắm bảo người lao động có sức khoẻ tốt, có sức sáng tạo tốt để tiếp tục công cuộc phát triển.
1.4.3. Khả năng duy trì vốn dự trữ tài nguyên thiên nhiên Nguyên tác cơ bản của nên kinh tế bên vững là duy trì nguồn tài nguyên thiên nhiên, trên cơ sở đó có hành động, biện pháp thực hiện phù hợp như :