Sở thích cá nhân, bao gồm cả sở thích riêng, sở thích chung và thay đổi theo thời gian. Như vậy, việc sử dụng sở thích để ước tính thiệt hại môi trường và chỉ phí môi trường sẽ phức tạp hơn. Các vấn đề môi trường là kết quả tất yếu của phát triển kinh tế trong nên kinh tế công nghiệp tiên tiến. Các nhà kinh tế học thể chế chấp nhận khái niệm về chỉ phí xã hội đối với ô nhiễm và nhấn mạnh cơ sở sinh thái của hệ kinh tế. Vai trò của Chính phủ cũng được coi là cần thiết để kiểm soát các hoạt động hợp tác quốc tế hoặc điều đình giữa các nhóm kinh tế liên quan.
1.2.6. Mô hình quản lý môi trường mang tính thị trường
Theo lý thuyết Coase, quyền sở hữu tài nguyên có thể đùng như là chính sách kiểm soát ô nhiễm. Coase (1960) cho rằng, với một số giả thiết đã cho, giải pháp hiệu quả nhất để giải quyết thiệt hại môi trường là sự thoả thuận giữa người gây Ô nhiễm và người chịu Ô nhiễm, người này có thể bù cho người kia theo quyển sở hữu, nghĩa là nếu người gây ô nhiễm có quyền thì người chịu ô nhiễm có thể đền bù để họ không gây ô nhiễm. Còn nếu người chịu ô nhiễm có quyền thì người gây ô nhiễm phải đến bù cho sự thiệt hại do ô nhiễm gây nên đối với người chịu ô nhiễm. Như vậy, trong nên kinh tế có quyền sở hữu được xác định rõ rằng và có thể chuyển nhượng thì cá nhân và công ty được khuyến khích sử dụng tài nguyên thiên nhiên với hiệu quả cao nhất. Trong trường hợp này, sự can thiệp của Chính phủ sẽ không đóng vai trò quan trọng. Song, trong thực tế, ô nhiễm không chỉ là triệu chứng của thất bại thị trường mà còn là hiện tượng phổ biến và không thể tránh khỏi, đòi hỏi sự can thiệp của Chính phủ thông qua công cụ pháp luật và những biện pháp khuyến khích. Về nguyên tắc, một mức ô nhiễm tối ưu (hay hiệu quả) có thể được xác định theo những giả thiết đơn giản, song do thiếu nguồn tài liệu nên điều kiện tối ưu này khó sử dụng trong thực tế, Thay vào đó, xã hội đưa ra một mức chấp nhận đối với môi trường xung quanh và Chính phủ sẽ can thiệp khi vì phạm tiêu chuẩn này. Vấn để đặt ra là làm thế nào để thực hiện được điều đó. Nhiêu nhà kinh tế thích sử dụng thuế (đối với một đơn vị ô nhiễm) nhưng chính sách kiểm soát ô nhiễm hiện nay chủ yếu dựa vào điều chỉnh nhằm giảm phát thải ô nhiễm.
Như vậy, ô nhiễm là không tránh khởi trong quá trình sản xuất. Vấn đề là phải xác định được mức ô nhiễm có thể chấp nhận, tìm được biện pháp 35
giảm thiểu thiệt hại do ô nhiễm gây ra và tìm kiếm công nghệ sạch dùng trong tương lai. Giải quyết vấn để này thông qua các công cụ kinh tế đang là vấn đề đặt ra cần phải giải quyết.
Vấn để khác đang được quan tâm là ước lượng chỉ phí môi trường hay giá trị môi trường. Đây là những đại lượng khó đo, khó tính toán. Nhiều phương pháp ước tính giá trị môi trường bằng tiền đang được áp dụng, trong đó có cách ước lượng thông qua khảo sát sự sn lòng trả và sắn lòng chấp nhận đến bù của các cá nhân. Mặc dù còn chưa ổn định nhưng phương pháp này cũng đã giải quyết được nhiều bài toán kinh tế môi trường.
Thực ra, nghiên cứu việc đánh giá môi trường bằng tiền vẫn chưa ổn định vì còn nhiều vấn để cần giải quyết, song bằng cách này nhiều bài toán kinh tế môi trường đã có hướng giải quyết.
Những năm gần đây, nhiều biện pháp quản lý môi trường thông qua các công cụ kinh tế đã được áp dụng, song, rất khó tìm được biện pháp có thể sử dụng được trong nhiều hoàn cảnh khác nhau. Nói cách khác, phải căn cứ vào điều kiện cụ thể để tìm biện pháp quản lý thích hợp.
Vì vậy, kinh tế môi trường vẫn đang và cần được tiếp tục nghiên cứu.
4.3. MỐI QUAN HỆ GIỮA HỆ THỐNG KINH TẾ VÀ MÔI TRƯỜNG
Phát triển kinh tế là nhiệm vụ được đặt ra nhằm không ngừng nâng cao mức sống của nhân loại nói chung và của nhân dân trong từng quốc gia nói riêng. Với sự phát triển vượt bậc về khoa học kỹ thuật, hoạt động kinh tế đã sản xuất ngày càng nhiều loại sản phẩm chất lượng cao. Cường độ, quy mô các hoạt động kinh tế đang được nâng cao, mở rộng, trở thành hệ thống bao quát nhiều mặt của xã hội. Tuy nhiên, hệ thống này không thể hoạt động đơn lẻ mà có mối quan hệ mất thiết với các hệ thống khác, trong đó có hệ thống môi trường. Việc phát hiện, làm rõ quan hệ giữa hai hệ thống này là mối quan tâm của nhiều nhà khoa học kinh tế và môi trường.
Hệ thống môi trường được hiểu là môi trường tự nhiên, bao gồm nhiều thành phần như khí quyển (môi trường không khí), thuỷ quyền (môi trường nước), thạch quyển, sinh quyển, ... có ảnh hưởng đến cuộc sống của con người. Theo nghĩa rộng, hệ thống môi trường có tính đến tài nguyên. Như vậy, ngoài chức năng không gian sống, hệ thống môi trường còn có hai chức năng khác gắn liền với hệ thống kinh tế, đó là :
- Cung cấp tài nguyên cho hệ kinh tế ; - Chứa và đồng hoá chất thải của hệ kinh tế.
Việc cung cấp tài nguyên cho sự phát triển ngày một tăng của hoạt động, kinh tế đã và đang làm suy giảm, cạn kiệt tài nguyên ; đòi hỏi chúng ta phải nế lực tìm kiếm phương thức sử dụng hợp lý, bền vững hơn.
Việc thải ngày một nhiều chất thải đã dẫn đến ô nhiễm nghiêm trọng, môi trường không khí, nước, đất, ... ở nhiều nơi trên thế giới, ảnh hưởng đến chất lượng sống của con người.
Dưới đây, chúng ta sẽ phân tích kỹ hơn hai chức năng này của hệ thống môi trường, từ đó chỉ ra hướng phát triển kinh tế sao cho đạt hiệu quả cao nhưng vẫn duy trì, bảo vệ được môi trường.
4.3.1. Hoạt động của hệ thống kinh tế
Quá trình hoạt động của hệ thống kinh tế có thể được biểu điễn đơn giản như sau : R ——— P ———* C
Trong đó, tài nguyên (R) được con người khai thác từ hệ thống môi trường ; đó là các loại nguyên, nhiên, vật liệu như gỗ, than đá, dầu mỏ,... Tài nguyên sau khí khai thác được đưa vào quá trình sản xuất (P) tạo sản phẩm phục vụ con người. Sản phẩm được phân phối lưu thông đến tay người tiêu dùng và tiếp đó là quá trình tiêu thụ (C) phục vụ cuộc sống con người.
Như vậy, trong hệ thống kinh tế, hình thành một dòng nãng lượng đi từ tài nguyên đến sản xuất và tiêu thụ. Quá trình chuyển đổi năng lượng này
luôn kèm theo xả thải. Ngay trong quá trình khai thác tài nguyên, con người chỉ sử dụng những vật liệu cần thiết, phần dư thừa đều để lại môi trường. Ví dụ : khi khai thác gỗ phục vụ sẵn xuất giấy, các phế thải như lá, vỏ, cành nhô, ... đều được để lại trong rừng.
“Trong quá trình sản xuất, không tránh được xả thải, trong đó có nhiều chất độc hại được thải vào môi trường. Ví dụ : khi đốt nhiên liệu trong sản xuất nhiệt điện chạy than sẽ thải ra các chất như bụi, CO,, SO;, NƠ,, ... xâm nhập vào khí quyền. Sản xuất giấy cần rất nhiễu nước để rửa nguyên liệu, nấu, tẩy bột, ... sau đó thải ra thuỷ vực lượng nước thải lớn cùng các chất hữu cơ, hoá chất độc hại, kim loại nặng, .... Ngoài ra, nhiều loại chất thải rắn khác như các tạp chất, xỉ than, hợp chất kim loại, xơ sợi, rác, ... được chôn vùi xuống lòng đất hớặc đổ xuống ao, hồ, bãi thải.
Quá trình tiêu thụ sản phẩm cũng thải nhiều loại tạp chất như vỏ bao bì, vỏ đồ hộp, thức án thừa, ... vào môi trường. Quá trình thải do hoạt động của hệ thống kinh tế được biểu diễn trên hình 1.2.
R ———* P ———* C \ | — Ì Wr Wp Wc
Hình 1.2. Sơ đồ hoạt động của hệ thống kinh tế
Hoạt động của hệ thống kinh tế tuân theo định luật thứ nhất nhiệt động học : năng lượng và vật chất không mất đi và không tự sinh ra, chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác. Nghĩa là, tổng lượng các chất thải từ tất cả các quá trình trong hệ thống kinh tế chính bằng lượng tài nguyên được đưa vào sử dụng cho hệ thống.
"Ta có thể biểu điễn bằng đẳng thức sau :