SỰ NÓNG CHẢY VÀ SỰ ĐÔNG ĐẶC

Một phần của tài liệu chuan kt ly 6 (Trang 25 - 27)

- Cách chia độ của nhiệt kế dùng chất lỏng: Nhúng nhiệt kế vào nước đã đang tan, đánh

21. SỰ NÓNG CHẢY VÀ SỰ ĐÔNG ĐẶC

Stt

Chuẩn kiến thức, kĩ năng quy định trong chương

trình

Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn kiến thức,

kĩ năng Ghi chú

I SỰ NÓNG CHẢY

1 Mô tả được quá trình chuyển từ thể rắn sang thể

[TH]. Mô tả được quá trình chuyển từ thể rắn

sang thể lỏng của băng phiến.

Chỉ dừng lại ở mức mô tả hiện tượng, không yêu cầu làm thí

lỏng của các chất. Khi đun nóng băng phiến đến nhiệt độ 80oC thì băng phiến bắt đầu chuyển dần từ thể rắn sang thể lỏng. Trong suốt thời gian này nhiệt độ của băng phiến không thay đổi (80oC), nhiệt độ này gọi là nhiệt độ nóng chảy của băng phiến. Nếu tiếp tục đun nóng băng phiến thì băng phiến chuyển hoàn toàn sang thể lỏng. Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng gọi là sự nóng chảy.

Sự nóng chảy của băng phiến đại diện cho sự nóng chảy của nhiều chất rắn thường gặp (ví dụ như kim loại).

nghiệm cũng như không đi sâu vào mặt cơ chế và chuyển hoá năng lượng của quá trình nóng chảy.

2 Nêu được đặc điểm về nhiệt độ trong quá trình nóng chảy của chất rắn.

[NB]. Nêu được:

- Phần lớn các chất nóng chảy ở nhiệt độ xác định, nhiệt độ này gọi là nhiệt độ nóng chảy. Nhiệt độ nóng chảy của các chất khác nhau thì khác nhau.

- Trong suốt thời gian nóng chảy nhiệt độ của vật không thay đổi.

Không yêu cầu HS nhớ nhiệt độ nóng chảy của các chất trong bảng SGK.

3 Dựa vào bảng số liệu đã cho, vẽ được đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ trong quá trình nóng chảy của chất rắn.

[VD]. Dựa vào bảng số liệu đã cho để vẽ được

đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ trong quá trình nóng chảy của băng phiến hay một chất nào đó.

II SỰ ĐÔNG ĐẶC

1 Mô tả được quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể rắn của các chất.

[TH]. Mô tả được quá trình chuyển từ thể lỏng

sang thể rắn của băng phiến.

Khi băng phiến đang ở thể lỏng, nếu để nguội thì khi đến nhiệt độ 80oC băng phiến bắt

Chỉ dừng lại ở mức mô tả hiện tượng, không yêu cầu làm thí nghiệm cũng như không đi sâu vào mặt cơ chế và chuyển hoá năng

đầu chuyển dần sang thể rắn rồi chuyển hoàn toàn sang thể rắn. Trong suốt thời gian chuyển từ thể lỏng sang thể rắn nhiệt độ của băng phiến không thay đổi (80oC), nhiệt độ này gọi là nhiệt độ đông đặc. Sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn gọi là sự đông đặc.

Sự đông đặc của băng phiến đại diện cho sự đông đặc của nhiều chất rắn thường gặp (ví dụ như kim loại).

lượng của quá trình đông đặc.

2 Nêu được đặc điểm về nhiệt độ của quá trình đông đặc

[NB]. Nêu được:

- Phần lớn các chất đông đặc ở nhiệt độ xác định, nhiệt độ này gọi là nhiệt độ đông đặc. Các chất nóng chảy ở nhiệt độ nào thì đông đặc ở nhiệt độ đó.

- Trong suốt thời gian đông đặc, nhiệt độ của vật không thay đổi.

3 Vận dụng được kiến thức về quá trình chuyển thể của sự nóng chảy và đông đặc để giải thích một số hiện tượng thực tế.

[VD]. Thực hiện như chuẩn. Ví dụ:

1. Trong việc đúc kim loại, người ta nấu chảy kim loại, sau đó đổ chúng vào khuôn và để nguội kim loại đông đặc và có hình của khuôn.

2. Để làm nước đá, ta đổ nước vào khay đựng nước rồi cho vào ngăn đá của tủ lạnh. Khi nhiệt độ của nước hạ xuống 0oC, nước sẽ đông đặc lại thành nước đá.

Một phần của tài liệu chuan kt ly 6 (Trang 25 - 27)