Hình 12: Hệ thống Văn phòng tự động (Automated Office)

Một phần của tài liệu đồ án công nghệ thông tin Xây dựng mô hình hệ thống đa agent BKAS và xây dựng hệ thống hỗ trợ chuẩn đoán bệnh dưa trên mô hình BKAS. (Trang 44)

xử lý ngôn ngữ tự nhiên.

Các thành phần của hệ thống này bao gồm:

 Một Interface Agent chạy trên một máy tớnh xách tay của người dùng và kiểm soát các thông tin của người dùng nhập vào và gửi các yêu cầu này Facilitator để đến đến được một agent sẽ là nhiệm vụ thưc hiện các công việc này, Người dùng có thể tương tác một các trực tiếp với các ứng dụng từ xa bằng cách click vào các khu vực trên giao diện hoặc triệu gọi một form của ứng dụng và tạo ra các cõu hội thoại chuẩn. Ngược lại một người dùng cũng có thể diễn tả một công việc được xử lý bằng cách đánh máy hoặc viết tay hoặc bằng Tiếng Anh hoặc trên một ngôn ngữ nào đó hay qua điện thoại mà không cần chỉ rừ agent nào thực hiện công việc đó. Ví dụ như cõu hỏi “What’s my schedule?” đựoc viết trên giao diện thì yêu cầu này sẽ được gửi đến Facilitator và sau đó Facilitator sẽ chuyển cho Agent ngôn ngữ tự nhiên (Natural Language Agent) để tiến hành biên dịch cõu nói này ra ngôn ngữ liên agent (ICL). Để hoàn thành công việc này Agent ngôn ngữ tự nhiên (Natural Language Agent)

có thể cần tạo ra một yêu cầu giải đáp các từ mà nó không biêt tới cộng đồng các Agent. Ví dụ như từ “Schedule” thì Agent lịch biểu (Calendar Agent) có định nghĩa từ này. Sau khi nhận được cõu trả lời thớch hợp (trong trường hợp này là do Agent lịch biểu (Calendar Agent) trả lời thì Facilitator có thể gửi trả lại kết quả cho Interface Agent để hiện thị kết quả trả ra.

 Facilitator: như mô tả trên Facilitator agent đóng vai trò điều phối hoạt động của hệ thống. Ví dụ khi cõu hỏi phức tạp hơn “When mail arrives for me, notify me immediately.” sẽ là một chuỗi các hành động phức tạp bao gồm truyền thông giữa các Agent trong hệ thống. Sau khi dịch cõu nói trên ra ICL, Facilitator sẽ cài đặt một trigger trên Mail Agent. Khi các message đến hòm thư của chúng ta, Trigger sẽ tự động được kích hoạt và Facilitator sẽ đưa ra các thông báo bởi Agent thông báo (Notification Agent). Agent thông báo là một ví dụ điển hình của Siêu agent (Meta-Agent). Nó tạo ra cách sử dụng các luật (rule) liên quan đến việc tối ưu sử dụng các kiểu đầu ra khác nhau (email, fax, sinh tiếng nói qua điện thoại) đưa thêm vào các thông tin cá nhân của người gửi xác định cách tốt nhất để sắp đặt các bản tin qua các Agent ứng dụng đa phương tiện có sẵn. Sau một vài bước song song cạnh tranh để định vị người dùng (Agent lịch biểu hay Agent cơ sở dữ liệu có thể có các phỏng đoán khác nhau về mọt vị trí nào đó để tìm user) và các bước cùng thực hiện để đế đưa ra các thông tin cân fthiết, một Agent điện thoại (Telephone Agent) có thể gọi người dùng, thẩm tra xác thức qua bấm số và sau đó thực hiện bản tin.

Trong ví dụ trên chứa đựng các ý tưởng quan trọng:

 Khi Agent mới kết nối vào Facilitator đăng ký các khả năng và từ vựng của ngôn ngữ tự nhiên người dùng có thể nói vào và tạo ra các thay đổi động.

 Sự thông dịch và thực hiện một công việc là một tiến trình phõn tán và không có một agent nào xác định một tập các đầu vào có thể cho hệ thống.

 Một yêu cầu có thể cần sự cộng tác và truyền thông mềm dẻo của các agent có thể được viết dưới nhiều ngôn ngữ lập trình khác nhau và hoạt động trên nhiều máy khác nhau.

1.13 Kết luận

Mô hình BKAS cung cấp một framework để giải quyết bài toán phõn tán, ở đó có các tiện ích giúp cho việc cộng tác giữa các agent tự trị(được cấu hình linh động) được hoàn thành một cách hiệu quả.

Mô hình BKAS đưa ra một cơ sở để kết nối các hệ thống đa agent khác nhau (cài đặt trên ngôn ngữ khác nhau) thành một hệ thống lớn hơn, cung cấp nhiều dịch vụ hơn. Để thực hiện được việc kết hợp này, các hệ thống đa agent phải dựa trên nền tảng truyển thông chung, và thông qua một facilitator agent mức cao nhất. Về cơ bản, các công việc đăng ký và yêu cầu dịch vụ vẫn thực hiện như trong một hệ BKAS đơn. Song các facilitator agent đại diện của một hệ BKAS đơn được coi như một agent đặc biệt trong hệ thống lớn (kết hợp nhiều hệ BKAS đơn), chúng nắm giữ tất cả các dịch vụ của hệ thống đơn cung cấp và tất cả các yêu cầu từ hệ thống con. Từ các facilitator agent này, dịch vụ được đăng ký và các yêu cầu được gửi tới các hệ thống BKAS đơn khác đáp ứng.

Hình 13: Sự kết hợp của các hệ thống BKAS thông qua facilitator agent trung tâm

Một phần của tài liệu đồ án công nghệ thông tin Xây dựng mô hình hệ thống đa agent BKAS và xây dựng hệ thống hỗ trợ chuẩn đoán bệnh dưa trên mô hình BKAS. (Trang 44)