Phí không tuân thủ

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TRONG CHẾ BIẾN TÔM VỎ BỎ ĐẦU ĐÔNG IQF (Trang 60)

III. Các công cụ quản lý môi trường trong nhà máy chế biến thuỷ sản

3.1.6.Công khai hóa thông tin

3.2.2. Phí không tuân thủ

Ngày 25/06/2010 Ủy ban Nhân dân tỉnh Ninh Thuận đã có văn bản yêu cầu công ty trách nhiệm hữu hạn Thông Thuận dừng các hoạt động sản xuất, kinh doanh có phát sinh nước thải của nhà máy chế biến thủy sản nằm trên địa bàn phường Thanh Sơn, thành phố Phan Rang-Tháp Chàm. Nồng độ các chất ô nhiễm như BOD, COD, chất rắn lơ lửng, Amoni, Coliforms trong nguồn nước thải của nhà máy chế biến thủy sản trước khi thải đổ vào hệ thống thoát nước chung của thành phố đã vượt QCVN 11:2008/BTNMT từ 1,5 đến 56.000 lần. Công ty Thông Thuận bị xử phạt vì 2 hành vi:

 Theo điều 9 chương II Nghị định Số: 179/2013/NĐ-CP về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường Nhà máy chế biến tôm của công ty Thông Thuận khi đi vào sản xuất đã không quan trắc và theo dõi biến động về môi trường, làm ảnh hưởng đến đời sống của người dân xung quanh nhà máy. Hành vi này có thể bị xử phạt từ 10 đến 15 triệu đồng.

 Nhà máy chế biến tôm của công ty Thông Thuận đã xả nước thải bẩn ra môi trường vượt mức quy chuẩn gây ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của cư dân địa phương. Hành vi này có thể bị xử phạt từ 70 đến 100 triệu đồng.

Theo Điều 5 của NĐ 174/2007/NĐ-CP Phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn

Mức thu phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn được quy định sau đây

1. Đối với chất thải rắn thông thường từ hoạt động của cơ quan, cơ sở kinh doanh, dịch vụ, cơ sở sảm xuất công nghiệp, lành nghề không quá 40.000 đồng/ tấn

2. Đối với chất thải rắn nguy hại không quá 6.000.000 đồng/tấn

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TRONG CHẾ BIẾN TÔM VỎ BỎ ĐẦU ĐÔNG IQF (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PPTX)

(69 trang)