III. Các công cụ quản lý môi trường trong nhà máy chế biến thuỷ sản
3.1.2.Quy hoạch môi trường
3.1.3. Chính sách và chiến lược
Chính sách môi trường là những chủ trương, biện pháp mang tính chiến lược, thời đoạn, nhằm giải quyết một nhiệm vụ bảo vệ môi trường cụ
thể nào đó, trong một giai đoạn nhất định.
Cần có hình thức xử phạt mạnh tay hơn nữa đối với các cơ sở vi phạm để đủ sức răn đe như tăng tiền phạt, đình chỉ hoạt động…
Áp dụng sản xuất sạch hơn trong các công đoạn của nhà máy chế biến thủy sản. Xây dựng hệ thống xử lý nước thải hoàn chỉnh cho cơ sở sản xuất hay nhà máy đi sâu vào áp dụng công nghệ sinh học và các biện pháp sinh học thân thiện với môi trường.
3.1.4. Chính sách và chiến lược
Xây dựng QCVN về khí thải của các cơ sở CBTS, quy chuẩn này chỉ nên bao gồm 07 chỉ tiêu đặc thù là bụi, SO2, CO, NO2, NH3, H2S
và SO3 xây dựng QCVN về chất thải nguy hại; các cơ sở CBTS cần xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác môi trường chuyên trách để có thể quản lý, vận hành hệ thống và giám sát việc thực hiện các nhiệm vụ về môi trường một cách có hiệu quả.
Cần có các giải pháp hỗ trợ các doanh nghiệp thủy sản trong việc giải quyết các chất rắn và các hoá chất độc hại nếu địa phương không có
3.1.5. Danh sách xanh, danh sách đen
Danh sách đen là danh sách các công ty CBTS đang gây ô nhiễm nghiêm trọng.
Danh sách xanh liệt kê các công ty CBTS xử lí hiệu quả các loại chất thải, trong công tác bảo vệ môi trường có đầu tư áp
dụng các hệ thống xử lí chất thải và thân thiện với môi trường.
Danh sách đen và xanh thường do Sở Tài nguyên Môi Trường đề ra.
Các cơ sở chế biến của các tỉnh cần:
• Khai báo chính xác lượng phát sinh chất thải rắn, số lượng đã được xử lý tại cơ sở chế biến và chưa được xử lý trong các báo cáo gửi sở tài nguyên môi trường của các tỉnh.
• Đề xuất ra những chiến lược biện pháp hợp lý trong quản lý chất thải rắn ở địa phương.