0
Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

Các loại màn hình khác

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CÁC PHƯƠNG PHÁP SÁNG TẠO SCAMPER TRONG SỰ PHÁT TRIỂN CỦA MÀN HÌNH MÁY TÍNH (Trang 27 -27 )

AMOLED (Active Matrix Organic Light-Emitting Diode - Điốt phát quang hữu cơ ma trận động) là công nghệ màn hình tiên tiến nhất hiện nay. Có thể hiểu, công nghệ AMOLED sử dụng các pixel OLED gắn trên một tấm film bán dẫn mỏng (TFT) nhằm tạo nên một ma trận pixel, cho phép hiển thị tín hiệu dưới tác động của dòng electron với công dụng tạo nên một loạt các công tắc kiểm soát các pixel.

E-paper - màn hình giấy điện tử. Giấy điện tử được làm từ chất dẻo chứa các hạt tích điện nhỏ xíu, có khả năng chuyển động và thay đổi hình ảnh hiển thị trên giấy. E-paper không phát sáng mà hấp thụ và phản xạ ánh sáng tự nhiên nên người đọc cảm thấy dễ chịu hơn so với nhìn vào màn hình máy tính. "Giấy" này nhẹ, có thể uốn cong, tiết kiệm năng lượng và trong tương lai chi phí sản xuất cũng sẽ rẻ hơn các công nghệ khác. Điểm yếu của giấy điện tử là tốc độ đổi màu chậm và độ tương phản thấp. Nhưng cũng như LCD, những vấn đề đó sẽ dần được khắc phục. Sony là hãng đầu tiên giới thiệu sản phẩm giấy điện tử ra thị trường vào tháng 4/2004. Hiện nay, một số báo Mỹ và Pháp đang thử nghiệm việc phát hành nội dung trên e-paper.

SED - kỹ thuật phát xạ điện tử dẫn bề mặt. TV SED được Toshiba và Canon giới thiệu năm 2006 và hứa hẹn sản xuất đại trà sau Olympics Bắc Kinh 2008. Tuy nhiên, Toshiba đã từ bỏ tham vọng này. Nguyên lý hoạt động của công nghệ SED (Surface-conduction Electron-emitter Display) giống màn hình CRT. Nhưng thay vì

dụng những bộ truyền electron nhỏ được gắn ngay sau mỗi điểm ảnh. Nhờ đó SED mỏng hơn LCD và plasma trong khi thừa hưởng góc nhìn rộng, độ tương phản, phân giải màu và thời gian phản ứng của CRT (0,2 phần triệu giây). Hãng Canon khẳng định SED còn tiêu thụ ít điện năng hơn màn hình tinh thể lỏng. Tuy vậy, tương lai của công nghệ này khá mờ nhạt do Canon hiện là công ty duy nhất sản xuất màn hình SED.

LCoS - tinh thể lỏng silicon. LCoS (Liquid crystal on silicon) đang được ứng dụng trong màn hình máy chiếu. Trong khi LCD projector dùng chip truyền ánh sáng qua tinh thể lỏng thì với công nghệ LCoS, tinh thể lỏng được đưa trực tiếp lên bề mặt chip. Kỹ thuật này mang đến hình ảnh sắc nét hơn LCD và plasma cũng như có tiềm năng lớn trong việc sản xuất TV độ phân giải cao với chất lượng đáng nể và chi phí sản xuất không đắt đỏ.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CÁC PHƯƠNG PHÁP SÁNG TẠO SCAMPER TRONG SỰ PHÁT TRIỂN CỦA MÀN HÌNH MÁY TÍNH (Trang 27 -27 )

×