THIỂU RỦI RO
- Rủi ro về tín dụng: do tài sản thế chấp bị mất giá, bị hư hỏng hoặc giảm giá trị. - Rủi ro về pháp lý: thay đổi trong chủ trương, chính sách của Nhà nước. Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chưa đồng bộ, kịp thời. Việc phát mãi tài sản gặp nhiều khó khăn do thủ tục rườm rà, rắc rối, thời gian phát mãi tài sản dài.
- Đối với chính bản thân ngân hàng: cán bộ tín dụng còn hạn chế về chuyên môn nghiệp vụ. Tình trạng quá tải trong công việc của cán bộ tín dụng cao. Ngân hàng chạy theo lợi nhuận, đặt mong ước về lợi nhuận cao hơn các khoản cho vay lành mạnh. Vì vậy, ngân hàng nên:
+ Tiến hành phân loại khách hàng chính xác và xem đó là công tác quan trọng phục vụ cho việc nâng cao chất lượng tín dụng. Khi tiến hành cho vay phải xem tài sản của khách hàng còn thời gian sử dụng là bao lâu, có giá trị là bao nhiêu và tùy theo loại đối tượng khách hàng mà ngân hàng có phương thức cho vay cũng như điều tra giám sát nhằm hạn chế các rủi ro đến mức thấp nhất.
+ Đa dạng hoá thể loại cho vay phục vụ chương trình công nghiệp hoá hiện đại hoá. Ngoài một số phương thức cho vay đã có ngân hàng có thể mở thêm các phương thức khác như: cho vay theo dự án, cho vay hợp vốn, cho vay theo hạn mức thấu chi, cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng.
+ Cần điều chỉnh tốc độ tăng trưởng tín dụng cho phù hợp với nguồn vốn của Ngân hàng để đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn ở mức độ cao hơn, đạt chuẩn mực quy định
+ Tích cực xử lý nợ tồn đọng để thu hồi vốn, đồng thời hạn chế các khoản nợ xấu phát sinh để tăng tỷ trọng các khoản cho vay sinh lời. Chẳng hạn đối với hộ hoàn toàn không còn có khả năng trả nợ cho ngân hàng thì ngân hàng có quyền yêu cầu phát mãi tài sản, tịch thu ruộng đất,… còn đối với hộ có khả năng trả nhưng do yếu tố khách quan như bị mất mùa, thua lỗ thì ngân hàng nên cho thêm thời gian gia hạn nợ để bà con có thể tiếp tục sản xuất kinh doanh.