Sự khác biệt trong Văn hóa uống rượu vang của người phương Đông và Phương Tây:

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU RƯỢU VANG CỦA CÔNG TY TOCONTAP HANOI (Trang 25 - 29)

3. Tình hình hoạt động kinh doanh nhập khẩu rượu vang của công ty:

3.1.3Sự khác biệt trong Văn hóa uống rượu vang của người phương Đông và Phương Tây:

Tây:

Rượu vang hiện nay được sản xuất ở khắp năm châu nhưng Châu Âu luôn luôn vẫn là trung tâm của thế giới vang. Chính từ nơi này văn hóa rượu vang lan tỏa khắp tất cả các châu lục. Các nước Phương Tây chính là cái nôi của rượu vang, có hàng loạt những địa danh nổi tiếng với những loại rượu thượng hạng khác nhau như: vang Pháp, vang Đức, vang Anh, vang Hungary...

Nói đến rượu vang người ta nghĩ ngay đến Pháp. Rượu vang được xem là một nét truyền thống trong văn hóa Pháp và người Pháp có hàng trăm, hàng nghìn cuốn sách hướng dẫn, miêu tả, ca ngợi cách thưởng thức nét ẩm thực sang trọng khi uống rượu vang. Những gia đình người Pháp truyền thống thường có một hầm rượu vang riêng, để chứng tỏ thành phần gia đình và địa vị của họ

trong xã hội. Anh quốc cũng là mảnh đất phì nhiêu cho tất cả các trào lưu văn hóa rượu vang trên thế giới. Họ rất cầu kì trong khi dùng rượu vang, đối với họ rượu vang không phải là một loại rượu dùng để “uống” thông thường mà là phải “thưởng thức” từng giọt rượu để có thể cảm nhận được những gì tinh túy nhất trong từng giọt đó. Cách thưởng thức rượu vang:

Thưởng thức rượu vang cũng là cả một nghệ thuật, không ai uống rượu vang để say cả. Người ta uống rượu vang là để thưởng thức hương vị thần tiên của nó. Mỗi loại vang có một kiểu ly và một thời điểm uống riêng. Thời điểm lý tưởng nhất là trước bữa ăn trưa và trước bữa tối. Ở thời điểm đó các giác quan dễ bị kích thích và nhạy cảm nhất. Nếu dùng vang theo tính chất dùng kèm với thức ăn thì tất nhiên có thể dùng bất cứ lúc nào, nhưng phải tuân theo các chỉ dẫn về món ăn tương ứng. Mỗi loại vang đều có đặc điểm và cá tính nổi bật nên nó được coi là thích hợp cho mọi đồ ăn. Theo xu hướng hiện nay, người ta ngày càng chú trọng nhiều hơn đến nghệ thuật ẩm thực do đó việc lựa chọn kết hợp đồ ăn với rượu vang cho hài hòa. Nguyên tắc cơ bản khi chọn rượu vang là ăn thịt đỏ uống rượu đỏ, ăn thịt trắng dùng rượu trắng. Tuy vây, rượu thường đi với nước sốt hay món chính của bữa ăn. Khi uống, thường thì người ta bắt đầu bằng rượu vang trẻ và kết thúc bằng chai rượu lâu năm. Rượu vang trắng được dùng trước vang đỏ, loại nhẹ trước loại nặng sau; vang chua uống trước vang dịu....

Kiểu ly để uống rượu vang cũng có những đặc điểm riêng biệt, mỗi loại vang là một loại ly khác nhau. Ví dụ như: vang Bordeaux: thường dùng loại ly lớn nhất có hình oval, chân đế cao và mảnh; vang Bourgognes: dùng loại ly có thân rộng, thể tích lớn, chân đế mảnh nhưng thấp hơn so với ly dùng vang Bordeaux; vang vùng Loires: dùng ly tròn, kích thước vừa phải; vang vùng Alsace: là ly tròn, chân có độ xoắn và cao, chân đế thường chạm khắc và có màu sắc; đối với vang bọt (Champagne): loại ly thích hợp là hình ống dài hoặc hình hoa tuylip dài. Thường thì ly uống rượu vang phải có chân để rượu khỏi bị tay người cầm hâm nóng, miệng ly hình hoa tuylip để giữ hương, ly không màu và không vẽ vời để định sắc. Cách nếm rượu vang là cầm ly lên soi màu áo của

rượu rồi quay nhẹ vài vòng để kiểm tra dấu rượu bám vào thành ly bên trong. Sau đó sẽ đưa lên mũi ngửi trước khi ngậm một ngụm, giữ lại trong miệng vài giây để cảm nhận trước khi nuốt.

Tóm lại, để cảm nhận được hết cái hay, cái đẹp của rượu vang chúng ta phải trải qua một quá trình phức tạp, mất nhiều công nghiên cứu. Văn hóa uống rượu vang đã được nâng lên một tầm cao mới, nó trở thành một môn nghệ thuật tinh tế

Khuynh hướng chung của các nước tiêu thụ rượu lớn là giảm bớt rượu mạnh và chuyển sang thưởng thức rượu vang. Bởi vì, rượu vang với lượng cồn chỉ khoảng 11%-14%, thơm đậm đà, nhẹ nhàng và bổ ích cho sức khỏe. Rượu vang nếu được uống đều đặn, vừa phải còn có thể phòng các bệnh về tim mạch. Theo điều tra dịch tễ cho thấy, tỷ lệ tử vong do bệnh mạch vành ở Pháp chỉ bằng một nửa so với Mỹ, dù hai nước này có chế độ ăn khá giống nhau. Một trong những nguyên nhân của hiện tượng trên là thói quen sử dụng rượu vang của người Pháp thường xuyên và đều đặn, đặc biệt là vang đỏ.

Đối với các nước Phương Đông, là những nước có nền văn hóa lúa nước nên đồ uống có cồn chủ yếu là rượu được chiết xuất từ gạo ví dụ như: rượu sake của Nhật, rượu Mao Đài của Trung Quốc, rượu Vân Đình của Việt Nam.... đây thường là những loại rượu có độ cồn cao từ 15% trở lên. Ngày xa xưa, uống rượu đối với người Phương Đông được coi như là một tửu đạo. Họ chỉ uống rượu với những người được coi là tri kỷ, trong những bối cảnh nên thơ. Nhưng hiện nay, văn hóa uống đó không còn thay vào đó họ có thói quen dùng rượu để giải sầu, uống một cách không có điều độ. Đối với rượu vang, thì họ đối xử lạnh nhạt, luôn quan niệm rằng đây là một nước giải khát đơn thuần, chỉ dành cho những người không biết uống rượu hoặc tửu lượng kém, đặc biệt là phụ nữ.

Nhưng hiện nay xu hướng sử dụng rượu vang trong các bữa tiệc, trong gia đình của người Phương Đông ngày càng nhiều. Họ thích bắt đầu thích uống vang với hương vị trái cây ngon, hơn là uống những loại rượu có hương vị cay đậm truyền thống. Và đặc biệt là trong khi ở Châu Âu người ta thường chỉ uống

vang kèm thức ăn, trong khi dùng bữa thì ở Châu Á, người ta có thể chỉ cần uống vang suông.

Sự khác biệt này đã tạo nên nhu cầu về những loại rượu vang mang tính bình dân, không đòi hỏi quá cầu kì trong cách uống ở thị trường Châu Á.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU RƯỢU VANG CỦA CÔNG TY TOCONTAP HANOI (Trang 25 - 29)