TRANG PHỤC

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn Cơ sở Văn hóa Việt Nam (Trang 30)

Trang phục là moat sản phẩm

văn hóa sớm nhất của xã hội loài người, và nó được thay đổi theo quá trình lịch sử. Tuy nhiên, hai nét nổi bật trong trang phục truyền thống của phụ nữ Việt Nam là áo dài và nón lá. Vùng duyên hải miền Trung mang nét văn hóa giao thoa giữa hai miền Bắc và Nam, nên trang phục của người Trung

Bộ có một nét gì đó hài hòa với trang phục của hai miền văn hóa nói trên. Vì suy cho cùng văn hóa của miền Trung, miền Bắc hay miền Nam đều từ một nguồn cội mà ra.

Trong thời phong kiến, trang phục của phụ nữ là: váy đen, yếm trắng, áo tứ than, đầu chit khăn mỏ quạ, thắt lưng

hoa lý. Bộ lễ phục gồm ba chiếc áo, ngoài cùng là áo dài tứ thân bằng the thâm hay màu nâu non, kế đến là chiếc áo màu mỡ gà và trong cùng là chiếc áo màu cánh sen. Khi mặc, cả ba chiếc áo đều cài khuy bên sườn, phần từ ngực đến cổ lật chéo để lộ ba màu áo. Bên trong là chiếc yềm thắm. Đầu đội nón trông rất duyên dáng và kín đáo.

Ngày nay, trang phục truyền thống của người Việt đã thay đổi. Bộ âu phục dần thay thế cho bộ đồ truyền thống của đàn ông. Chiếc áo dài của phụ nữ ngày càng được cải tiến và hoàn thiện hơn. Đó là chiếc áo dài có than áo tương đối bó sát thân người làm cho than thể phụ nữ hiện lên những đường cong mềm mại, phù hợp với vóc người nhỏ nhắncủa phụ nữ Việt Nam. Hai tà áo thả xuống ngang nửa ống chân, thước tha bay trong gió, quấn quýt từng bước đi. Thân áo xẻ hơi cao. Hơn cả quần để lộ một chút phần mình phía trên. Tay áo nới rộng vừa phải, có thể hơi loe, tay chỉ dài đến ¾ cánh tay, nếu muốn tạo dáng khỏe, trẻ trung. Cùng với áo dài, phụ nữ Việt Nam còn có chiếc nón bài thơ duyên dáng. Để làm ra những chiếc nón đẹp, người thợ làm nón phải chọn những lá non của cây cọ đem phơi khô, là phẳng để lợp nón bên trong lớp lá trắng ngần như lụa là hình ảnh con đò bến nước quê hương và vần thơ quen thuộc.

Còn về trang phục của các dân tộc Việt Nam thì hết sức phong phú và đa dạng, và mỗi trang phục lại mang những nét

độc đáo và đặc trưng riêng cho từng vùng miền chẳng hạn như, đàn ông Chăm vùng Bình

Thuận, Ninh Thuận trước đây thường mặc xà rông, cùng mặc với xà rông là kiểu áo lakay, ngắn, chùng đến mông, phía trước có đường xẻ

và đính khuy, vạc trước có hai túi, ống tay áo rộng, dài gần quá cổ tay; còn phụ nữ Chăm mặc áo mở và loại áo dài không xẻ vạt kiểu chui đầu, được nhuộm những màu tươi và sáng như chàm, xanh lục, hồng. Áo của họ chia thành hai loại: dùng trong ngày thường và lễ tết.Cùng với những bộ váy áo do đôi bàn tay khéo léo và tâm hồn thẫm mỹ của các thiều nữ tạo ra thì những bộ đồ trang sức như các loại hoa tai, vòng tay, vòng cổ bằng đồng, bạc, dây cườm không thể thiếu được trong trang phục của người Việt. Chẳng hạn, phu nữ Huế ít dùng đồ trang sức, một số người vẫn đeo kiềng vàng. Phấn son chỉ tô diểm nhẹ khi can thiết lam tôn lean vẻ đẹp tự nhiên của khuôn mặt…

Về tóc thì đàn ông xưa để tóc dài, bó thành củ tỏi đằng sau. Còn phụ nữ thì để tóc xõa ngang vai, hay búi lại rồi vấn ở sau đầu như phái nam. Nhưng đến khi thời kì giao lưu văn hóa với phương Tây, thì nam giới cắt tóc ngắn, con nữ giới ngoài để tóc dài còn uốn tóc hay kẹp tóc.

Tóm lại cùng với sự phát triển của đất nước, những tập quán về trang phục, trang sức xưa dần được cải thiện. Song, tà áo dài của người phụ nữ hay việc để tóc dài vẫn là nét đẹp đặc thù của văn hóa dân tộc Việt Nam.

VĂN HÓA ỨNG XỬ VỚI MÔI TRƯỜNG XÃ HỘI(8)

Một cộng đồng dân cư không chỉ sống trong quan hệ với môi trường tự nhiên mà còn phải quan hệ với các dân tộc xung quanh-đó là môi trường xã hội. Trong lĩnh vực ứng xử với môi trường xã hội, với vị trí ngã tư đường của văn minh, người Việt Nam nói chung và người dân Trung Bộ nói riêng đã tiếp nhận nhiều giá trị văn hóa nhân loại. Vùng đất duyên hải miền Trung được xem là nơi phát xuất của văn hóa Sa Huỳnh, cái nôi của văn hóa Cham-pa,

nơi giao lưu giữa các văn hóa các dân tộc, nơi sớm tiếp xúc văn hóa Đông- Tây. Trong đó văn hóa Sa Huỳnh là một nền văn hóa được xác định ở vào khoảng năm 1000 TCN đến cuối thế kỉ thứ II. Nền văn hóa Sa Huỳnh là một trong ba cái nôi cổ xưa về văn minh trên lãnh thổ Việt Nam, cùng với: văn hóa Đông Sơn, văn hóa Óc Eo( Đồng Nai), tạo thành tam giác văn hóa của Việt Nam. Các phát hiện cho thấy người Sa Huỳnh cổ là những cư dân nông nghiệp và đi biển chỉ là một trong những sinh hoạt của họ. Các đồng tiền Ngũ Thủ và Vương Mãng( đầu thế kỉ thứ I TCN), các gương đồng của nhà Tây Hán, đỉnh đồng nhà Đông Hán có trong các mộ chum chứng tỏ họ đã có một nền sản xuất hàng hóa cùng với sự giao thương khá phát triển.

Vương quốc Chămpa cổ từng có nhiều tôn giáo, tín ngưỡng. Họ tôn thờ Nữ Thần Mẹ của vương quốc là Pô Inư Nagar theo truyền thống tín ngưỡng Mẫu hệ lâu đời của cư dân Đông Nam Á. Từ khi tiếp nhận những ảnh hưởng của văn hóa – văn minh Ấn Độ người Chăm cổ theo Ấn Độ giáo, quốc vương là người quyết định tôn giáo chính thống của vương quốc. Tôn giáo chính của người Chăm là Ấn Độ giáo, thờ một hay cả ba vị Thần của Tam vị nhất thể là Brahma – Visnu – Siva. Tuy nhiên người Chăm cổ tôn sùng thần Siva hơn cả. Các văn bia cổ bằng chữ Phạn (Sanskrit) trong khu Mỹ Sơn đ tơn Siva l Cha tể của muôn loài, là cội rễ của nước Chămpa. Thần Siva thường được thờ bằng ngẫu tượng sinh thực khí nam giới. Ngoài ra người Chăm cổ cịn theo cả Phật giáo với trung tâm Đồng Dương (Quảng Nam) phát triển cực thịnh hồi thế kỷ IX – X. Bên cạnh việc tiếp nhận tôn giáo Ấn Độ, người Chăm cổ đ tiếp thu cả mơ hình tổ chức chính quyền nh nước mà nhiều nhà nghiên cứu chỉ ra đặc trưng chủ yếu là vương quyền kết hợp với thần quyền, các quốc vương Chămpa thường được đồng nhất với thần Silva.

Người Chăm cổ có nền kinh tế đa thành phần, đó là nông nghiệp đa canh: trồng lúa, dâu tằm, bông, hoa màu… Lâm nghiệp: khai thác gỗ và hương liệu quý… Ngư nghiệp: đánh bắt thủy hải sản và thủ công nghiệp: làm gốm, thủy tinh, rèn sắt, chế tác đồ trang sức và mỹ nghệ vàng bạc… Đặc biệt người Chăm cổ giỏi nghề buôn bán bằng đường biển và đường sông. Để thích ứng với vùng đất gần như quanh năm khí hậu khô hạn, người Chăm cổ đ cĩ những hệ thống thủy lợi từ việc lợi dụng những mạch nước chảy từ núi, đồi gị m xy dựng giếng, hồ đập… Sự phong phú và đa dạng của những di tích di vật Chămpa còn lại đến nay cho thấy một xã hội rất phát triển trên cơ sở một nền kinh tế có cơ cấu thích hợp mà nổi bật là tính hướng biển. Vương quốc Chămpa nổi tiếng trong lịch sử cổ trung đại với hệ thống cảng thị phục vụ cho việc đánh cá ngoài khơi xa, buôn bán, trao đổi giao lưu với những quần đảo ở biển Đông và xa hơn, đến Trung Quốc và Ấn Độ do nằm trên trục giao thông đường biển quan trọng nối liền hai trung tâm văn minh lớn của thế giới. Truyền thống văn hóa bản địa của cư dân cổ Đông Nam Á ngoài văn hóa nông nghiệp (lúa cạn và lúa nước) cịn cĩ văn hóa thương nghiệp đường biển của những tộc người cư trú ven biển và trong các quần đảo trong biển Đông, trong đó có người Chăm.

Những yếu tố của văn hóa Ấn Độ hiện diện rất sớm trên địa bàn của vương quốc Chămpa. Đó là những đồ trang sức và kỹ thuật chế tác đồ trang sức bằng m no, thủy tinh, đá ngọc trong các mộ chum thuộc văn hóa Sa Huỳnh. Chứng tích phổ biến và tiêu biểu nhất của vương quốc Chămpa là những kiến trúc đền tháp có mặt ở tất cả các khu vực và trong mọi giai đoạn lịch sử. Trải qua hàng chục thế kỷ nhiều nhóm đền tháp đã trở nên hoang phế,

dựng, mà hầu như chỉ còn lại một công trình đứng đơn lẻ, nhất là các di tích ven biển miền Trung. Thật ra các nhóm đền tháp Chămpa bao giờ cũng có một nhóm, một tổng thể hoàn chỉnh phản ánh vũ trụ quan Ấn Độ. Theo đó vũ trụ có hình vuông, chung quanh có đại dương bao bọc, chính giữa là một trục xuyên đến mặt trời. Đền thờ Ấn Độ giáo thể hiện ra vũ trụ quan này với khuôn viên được quy định vuông vắn, tường bao quanh xây cao, vuông góc với nhau tượng trưng là núi. (Tuy nhiên do địa hình này nhiều khi không hoàn toàn tuân thủ nguyên tắc này). Các công trình trong tổng thể được bố cục theo một đường trục chạy giữa, hướng chính là hướng đông – hướng của thần thánh, của sự sinh sôi nảy nở.

Trên đây là toàn bộ bài tiểu luận về văn hóa vùng duyên hải miền Trung của nhóm 20, lớp 10TN1. Nếu có gì sai sót mong cô giáo góp ý để nhóm chỉnh sửa. Xin cảm ơn!

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn Cơ sở Văn hóa Việt Nam (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(36 trang)
w