Con người sống trong quan hệ chặt chẽ với thiên nhiên-các thức ứng xử với môi trường tự nhiên là thành tố quan trong thứ ba của mỗi hệ thống văn hóa. Trong việc ứng xử với môi trường tự nhiên có thể xảy ra hai khả năng:những gì có lợi cho mình thì con người hết sức tranh thủ tận dụng, còn những gì có hại thì ra sức ứng phó. Việc ăn uống là thuộc lĩnh vực tận dung môi trường tự
nhiên. Còn mặc, ở và đi lại thuộc lĩnh vực ứng phó: mặc và ở là ứng phó với thời tiết, khí hậu; đi lại là ứng phó với khoảng cách.
Và để biết được văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên của con người Duyên hải miền Trung như thế nào, trước tiên ta tim hiểu về ẩm thực của người duyên hải. Dải đất miền Trung nhỏ hẹp chạy dài từ Thanh Hóa cho đến Binh Thuận. Mỗi địa phương đều có phong tục, tạp quán, thổ sản khác nhau và món ngon vật lạ chẳng bao giờ thiếu vắng khách sành ăn lựa chọn phẩm bình. Chẳng hạn, ở Thanh Hóa có:
Hà Trung mạch phạn Ngự lĩnh kê thang (Huế) Cơm nếp Hà Trung Cháo gà núi ngự
Vào đến Quảng Bình thì có các loạc sơn hào hải vị, những món thượng thừa trong kho ẩm thực:
Cửa Khổng Cửa Ròn Nam sâm Bổ Trạch Cua gạch Quảng Khê Sò nghêu Quán Hàu Rượu dâu Thuận Lý…
Đến Thừa-Thiên Huế bạn sẽ được thưởng thức các loại trái cây ngọt ngào, thơm ngon
Vào xứ Quảng được thưởng thức tiếp các món: Nem chả Hòa Vang
Khoai lang Trà Kiệu Thơm rượu Tam Kỳ…
Rời Quảng Ngãi vào Bình Định quê hương của dừa: Công đâu công uổng công thừa
Công đâu gánh nước tưới dừa Tam Quan Hoặc:
Muốn ăn bánh ít lá gai
Lấy chồng Bình Định sợ dài đường đi…
Bình Định còn nổi tiếng với một loại trái cây rừng, mà thưở xưa dùng để tiến kinh. Đó là trái chà viên:
Quảng Nam nổi tiếng bòn bon Chà viên Bình Định vừa ngon vừa lành
Chín mùi da vẫn còn xanh
Mùi thơm cơm nêp, vị thanh đường phèn… Vượt đèo Cả vào Khánh Hòa cũng có lắm hải vị sơn hào như:
Yến xào Hòn Nội Vịt loan Ninh Hòa Tôm hùm Đình Ba Cá trau Võ Cạnh… Sò huyết Thủy Triều…
Ở miền Trung đất đai khô cằn, đồng bằng nhỏ hẹp, biển cả mênh mông, núi rừng trùng điệp, có lắm của ngon vật lạ hấp dẫn đối với du khách sành ăn. Đây là một trong những tiềm năng của ngành Du lịch Việt Nam.
Cấu trúc chung bữa ăn của người dân Việt Nam có cơm, rau, cá. Miền Trung do khí hậu thao mùa, cư dân cung đa dạng trong loại hình sản xuất kinh tế
(trồng luá nước, đánh bắt thủy sản, chăn nuôi,…) nên các món ăn cung có vị khác với miền Bắc và miền Nam. Đó là vị cay, mặn, chát..vv. Tuy nhiên vị cay vẫn là đặc trưng của miền Trung. Khi ăn các món hải sản không thể thiếu vị này trong các bữa ăn.
Khác với người Kinh, thực phẩm trong bữa ăn của họ thường là các loại rau, củ, quả, ngoài ra còn có các loại thịt gia súc, gia cầm,…nhưng ngoài những nguồn thực phẩm đó thì người
Chăm trong bữa ăn của họ còn có thịt thú rừng như thú rừng, heo rừng,…