Giải pháp quản lý

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý chất thải nguy hại trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 58)

3.3.1.1. Kiện toàn và tăng cường cơ cấu hành chính của bộ máy quản lý môi trường

Kiện toàn và tăng cường năng lực tổ chức bộ máy, đảm bảo việc thực hiện công tác quản lý Nhà nước về BVMT, đặc biệt là công tác quản lý chất thải nguy hại phát sinh từ các doanh nghiệp, bệnh viện trên địa bàn thành phố Hà Nội.Tăng cường công tác đào tạo, tập huấn nhằm nâng cao năng lực cho các cán bộ làm công tác quản lý CTNH từ cấp Thành phố đến cấp xã, phường, thị trấn.

3.3.1.2. Thiết chặt hành lang pháp lý

Chỉnh sửa Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT theo hướng xác định rõ các mã CTNH tương tự nhau để làm cơ sở cho việc phân loại, phân định chất thải nguy hại. Quy định cụ thể hơn về việc lựa chọn các thông số quan trắc đối với các chất thải nguy hại có ký hiệu (*) và việc lựa chọn các đơn vị quan trắc, phân tích theo QCVN 07:2009/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại. Bổ sung quy định bắt buộc về việc thiết lập hệ thống thông tin điện tử trong công tác quản lý CTNH. Quy định rõ ràng hơn về việc tái sử dụng chất thải nguy

hại (bao bì thải nhiễm thành phần nguy hại).

3.3.1.3. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và trách nhiệm quản lý CTNH, hành nghề vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại của các doanh nghiệp, bệnh viện trên địa bàn thành phố Hà Nội

Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, phổ biến chính sách, chủ trương, pháp luật các thông tin về quản lý chất thải nguy hại, hành nghề quản lý chất thải nguy hại… cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn thành phố Hà Nội.

3.3.1.4. Giải pháp về vốn đầu tư bảo vệ môi trường

54

- Khuyến khích thành lập quỹ bảo vệ môi trường nói chung, phương án ứng phó với các sự cố liên quan đến chất thải nguy hại nói riêng.

- Khuyến khích đầu tư đào tạo, tập huấn đội ngũ cán bộ trực tiếp quản lý chất thải nguy hại: công tác phân loại, thu gom, lưu trữ chất thải nguy hại.

- Khuyến khích đầu tư cơ sở hạ tầng như kho lưu trữ chất thải nguy hại, biển cảnh báo nguy hiểm, thiết bị chống tràn đổ, phòng cháy chữa cháy tại khu vực lưu trữ.

 Đối với đơn vị vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại:

- Tăng cường đầu tư đối với các thiết bị/phương tiện vận chuyển chất thải nguy hại đảm bảo đúng quy định tại Thông tư 12/2011/TT-BTNMT.

- Tăng cường đầu tư công nghệ xử lý chất thải nguy hại nhằm hạn chế tối đa lượng khí thải, nước thải,.. phát sinh trong quá trình xử lý CTNH (lò đốt chất thải nguy hại,…).

3.3.1.5. Xây dựng hệ thống thông tin quản lý tích hợp chất thải nguy hại

Hiện nay, việc tổng hợp và thống kê các chứng từ CTNH theo quy định tại Thông tư 12/2011/TT-BTNMT hầu hết là làm thủ công gây tốn kém thời gian và công sức, do vậy cần xây dựng phần mềm quản lý CTNH giúp cho việc tra cứu và phục vụ công tác quản lý chất thải nguy hại được thuận lợi hơn.

Theo kinh nghiệm tổ chức thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chất thải, đặc biệt là chất thải nguy hại tại nhiều nước trên thế giới cho thấy để kiểm soát được một cách nghiêm ngặt và hiệu quả nhất, các chất thải nguy hại cần phải được theo dõi, giám sát chặt chẽ ngay từ nguồn phát sinh. Do vậy, việc áp dụng các công nghệ mới về công nghệ thông tin được đẩy mạnh tại nhiều quốc gia như Mỹ, Nhật, Hàn Quốc và các nước EU. Theo đó, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ là các chủ nguồn thải chất thải nguy hại buộc phải đăng ký và khai báo thông tin đến tình hình phát sinh chất thải nguy hại của đơn vị mình cho cơ quan chức năng về quản lý môi trường để phục vụ công tác quản lý chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật.

3.3.1.6. Xây dựng lộ trình sắp xếp, bố trí và di dời các cơ sở xử lý CTNH nằm ngoài quy hoạch xử lý chất thải rắn

55

Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 609/QĐ-TTg ngày 25/4/2014 về việc phê duyệt quy hoạch xử lý chất thải rắn Thủ đô Hà Nội đến 2030 tầm nhìn đến năm 2050, trong đó bao gồm quy hoạch mạng lưới thu gom, vận chuyển, xử lý CTNH. Hiện nay, thành phố Hà Nội chấp thuận cho các nhà máy xử lý, tiêu hủy chất thải nguy hại tiếp tục hoạt động bên ngoài. Chính vì lý do này, thành phố Hà Nội gặp khó khăn, vướng mắc trong quá trình quản lý việc thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật. Do vậy, để đảm bảo triển khai đúng quy hoạch đã được phê duyệt đồng thời không làm ảnh hưởng đến hoạt động của các đơn vị xử lý CTNH, cần xây dựng lộ trình sắp xếp, bố trí và di dời các cơ sở xử lý CTNH không theo quy hoạch xử lý chất thải rắn vào các khu xử lý chất thải tập trung đã được phê duyệt. Đồng thời, xã hội hóa công tác quản lý, huy động các nguồn lực tham gia đầu tư, thu gom, xử lý chất thải nguy hại, nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước, nâng cao trách nhiệm cộng đồng, cải thiện môi trường sống để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội, tạo cơ sở vững chắc cho việc thực hiện thành công chiến lược quản lý chất thải rắn tại các đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2020.

3.3.1.7. Xây dựng quy đinh thu phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn nguy hại

Chính phủ đã ban hành nghị định 174/2007/NĐ-CP ngày 29/11/2007 về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn. Tuy nhiên, hiện nay thành phố Hà Nội chưa xây dựng quy định thu phí bảo vệ môi trường thu phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn. Mục đích của việc thu phí là tăng kinh phí đầu tư vào hoạt động thu gom và xử lý chất thải, giảm lượng rác thải, tăng khối lượng chất thải tái chế. Các đơn vị thu gom, vận chuyển chất thải có thể tăng phí thu gom rác để bù vào phần phí phải trả cho nhà nước. Mức thu phí thay đổi theo từng loại chất thải khác nhau. Điều này góp phần nâng cao nhận thức của các tổ chức và nhân dân, giảm thiểu lượng chất thải rắn nguy hại, hỗ trợ và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp áp dụng các biện pháp phòng ngừa ô nhiễm, nhằm giảm thiểu chất thải, ô nhiễm môi trường và tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước.

56

3.3.1.8. Hoàn thiện cơ chế, chính sách xã hội hóa công tác vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại

Hoàn thiện cơ chế, chính sách về quản lý chất thải rắn nói chung và chất thải nguy hại nói riêng, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia vào lĩnh vực vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại trên địa bàn thành phố.

3.3.1.9. Xây dựng đơn giá cho công tác vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại

Xây dựng đơn giá, định mức cho công tác thu gom, vận chuyển, xử chất thải nguy hại trên địa bàn phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, làm cơ sở cho các đơn vị vận chuyển, xử lý CTNH thực hiện.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý chất thải nguy hại trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)