Chính sách xoá đói, giảm nghèo và chính sách xã hội Nông thôn:

Một phần của tài liệu Quản lý hành chính nhà nước: MỘT VÀI SUY NGHĨ VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP HOÁ HIỆN ĐẠI HOÁ Ở XÃ ĐIỆN DƯƠNG, THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 30)

Để thực hiện có hiệu quả chính sách xoá đói giảm nghèo xã cần phải điều tra, khảo sát lại toàn bộ tình hình kinh tế - xã hội của nhân dân. Đánh giá tỷ lệ đói nghèo, phân loại hộ đói nghèo do những nguyên nhân nào( thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm, thiếu kỹ thuật, thiếu lao động hay lười nhác…) để từ đó có biện pháp, cụ thể đối với từng đối tượng. Song mục tiêu chung là giúp đỡ cái mà họ cần “giúp cho họ cần câu chứ không phải giúp cho họ con cá”.

Đối với hộ đói nghèo do thiếu vốn sản xuất: Ưu tiên về vay tín dụng với lãi suất thấp ( lãi suất ưu đãi). Sử dụng hình thức tín chấp, thủ tục cho vay gọn nhẹ. Bên cạnh đó các hội đoàn thể cũng phải thường xuyên giúp đỡ vận động, hướng dẫn họ phương thức sử dụng vốn có hiệu quả.

Đối với hộ đói nghèo do thiếu kinh nghiệm, kỹ thuật sản xuất, ban Nông lâm phối hợp với các hội đoàn thể tổ chức hướng dẫn tập huấn kỹ thuật trồng trọt chăn nuôi, phương pháp phòng trừ dịch bệnh. Thông qua hội thảo đầu bờ, tổ chức học tập trung, trao đổi kinh nghiệm sản xuất với các hộ nông dân sản xuất giỏi…

Đối với các hộ thiếu lao động: Động viên các hội đoàn thể (nhất là thanh niên) tạo điều kiện giúp nhau bằng hình thức đổi công, làm công tác xã hội .

Tăng cường sự lãnh đạo chỉ đạo của Đảng Uỷ, UBND xã đối với công tác xoá đói giảm nghèo. Thường xuyên kiểm tra, đánh giá rút kinh nghiệm và giải quyết những khó khăn trong quá trình thực hiện chỉ đạo có hiệu quả.

lệnh ưu đãi ngưòi có công, thường xuyên phát động phong trào đền ơn đáp nghĩa, xây dựng quỹ tình thương, quỹ từ thiện, quỹ vì người nghèo, quỹ chống bão lũ và giảm nhẹ thiên tai…

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Thực hiện đường lối quản lý kinh tế Nông nghiệp, Nông thôn, trong năm qua kinh tế Nông nghiệp nông thôn của xã Điện Dương đã có những chuyển biến tích cực. Sản xuất Nông nghiệp phát triển một bước, cơ cấu kinh tế Nông nghiệp, nông thôn đang chuyển dần theo hướng đa dạng hoá sản phẩm, gắn sản xuất với thị trường, khai thác tiềm năng, thế mạnh của từng vùng sinh thái. Bộ mặt nông thôn đã được đổi mới , đời sống của một bộ phận nông dân đã được cải thiện, góp phần ổn định tình hình Kinh tế - Xã hội, An ninh, quốc phòng trên địa bàn xã.

Tuy có những bước tiến bộ nhất định, song nền kinh tế của xã vẫn chưa thoát khỏi tình trạng phát triển chưa đồng đều, mất cân đối giữa các ngành. Nông nghiệp và Ngư nghiệp, phát triển chưa toàn diện, còn có sự cách biệt khá lớn giữa trồng trọt và chăn nuôi. Công nghiệp và Tiểu thủ công nghiệp phát triển còn yếu và chưa tương xứng với vị trí của xã. Cơ cấu kinh tế Nông nghiệp- Công nghiệp- Dịch vụ tuy có chuyển biến nhưng vẫn còn mang nặng tính chất của một nền Nông nghiệp lạc hậu, chưa thoát khỏi thế độc canh cây lúa. Vì vậy, góp phần thúc đẩy kinh tế Nông nghiệp nông thôn của xã phát triển còn chậm, tạo ra sự chuyển biến kinh tế Nông nghiệp nông thôn của xã phát triển, tạo ra sự chuyển biến căn bản trong đời sống xã hội nông thôn chuyển dịch cơ cấu kinh tế Nông nghiệp, nông thôn theo hướng Công nghiệp hoá hiện đại hoá là vấn đề có tính cấp bách vừa có ý nghĩa về mặt lý luận vừa có ý nghĩa về mặt thực tiễn sâu sắc.

Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế Nông nghiệp nông thôn là một quá trình chuyển biến tích cực mọi mặt Kinh tế - Xã hội ở nông thôn, thúc đẩy quá trình phân công lao động, quá trình chuyên môn hoá các lĩnh vực kinh tế, thúc đẩy sản xuất hàng hoá phát triển tạo tiền đề cho tiến trình Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá đất nước.

Để đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế Nông nghiệp nông thôn ở xã theo hướng Công nghiệp hoá- Hiện đại hoá, chúng tôi có một số kiến nghị sau:

Thứ nhất: Tiếp tục đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, các công trình thuỷ lợi, hệ thống kênh mương nội đồng, những tuyến giao thông quan trọng, tuyến đường giao thông ngang nối hai tuyến chính 607B và 773. Cần mở rộng và nâng cấp các tuyến giao thông nông thôn trong xã.

học kỹ thuật vào sản xuất.

Thứ ba: Cần có cơ chế chính sách tạo lập thị trường tiêu thụ nông sản (chính sách bảo hộ bù giá nông sản).

Thứ tư: Thực hiện tốt chính sách xoá đói giảm nghèo , chính sách đối với người có công nhằm rút ngắn sự chênh lệch về thu nhập giữa các tầng lớp trong xã hội.

Thứ năm: Là một xã nằm trong vùng quy hoạch Du lịch cần bố trí quy hoạch chi tiết: Khu du lịch, khu Công nghiệp, khu dân cư…một cách thiết thực tránh những dự án treo kéo dài, ách tắt trong việc bố trí sản xuất, nuôi trồng của nhân dân.

Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế Nông nghiêp, nông thôn ở xã theo hướng Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá là một quá trình lâu dài, phức tạp đòi hỏi phải có sự chỉ đạo lãnh đạo các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội, thực hiện đồng bộ hệ thống các giải pháp mới có thể thực hiện thắng lợi nghị Quyết đảng Bộ Xã lần thứ XIX vì mục tiêu “Dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”

Với những kiến nghị trên nếu được quan tâm đồng bộ tin tưởng rằng, với truyền thống của nhân dân địa phương cần cù chịu khó trong lao động, năng động sáng tạo trong khó khăn thử thách. Bước vào thời kỳ CNH, HĐH đất nước con người là những tiền đề về nội lực cơ sở vật chất của Điện Dương tiếp tục được vun đắp và rèn luyện phấn đấu dưới sự lãnh đạo của Đảng. Thì trong những năm kế tiếp Điện Dương phát triển kinh tế Nông nghiệp nông thôn đạt được nhiều thành quả hơn.

Được sự quan tâm giúp đỡ của Huyện uỷ Điện Bàn. Thầy cô giáo trường chính trị Tỉnh Quảng Nam. Đảng Uỷ UBND xã Điện Dương, thầy giáo Hoàng Hối và đồng nghiệp đã tạo điều kiện cho bản thân hoàn thành tiểu luận này. Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ và hướng dẫn của các cơ quan và thầy cô giáo.

Trong đề tài tốt nghiệp cuối khoá do thời gian có hạn, vì vậy không tránh khỏi những vấn đề hạn chế thiếu sót. Kính mong được sự giúp đỡ quan tâm của quý cơ quan, quý thầy cô giáo trường chính trị Tỉnh Quảng Nam.

Một phần của tài liệu Quản lý hành chính nhà nước: MỘT VÀI SUY NGHĨ VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP HOÁ HIỆN ĐẠI HOÁ Ở XÃ ĐIỆN DƯƠNG, THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 30)

w