Phát triển kinh tế trang trại ở những vùng có điều kiện:

Một phần của tài liệu Quản lý hành chính nhà nước: MỘT VÀI SUY NGHĨ VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP HOÁ HIỆN ĐẠI HOÁ Ở XÃ ĐIỆN DƯƠNG, THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 27)

Đối với kinh tế trang trại: Đây là kinh tế hộ sản xuất hàng hoá với quy mô lớn. Thì xã cần có chính sách khuyến khích và phát triển hình thức trang trại gia đình như các loại sản xuất khác của kinh tế hộ gia đình. Đặc biệt, là chính sách đầu tư vốn (vay vốn dài hạn và trung hạn) chính sách đất đai( mức hạn điền đối với mỗi trang trại) chính sách thuế (miễn thuế trong suốt thời gian xây dựng cơ bản chỉ tính thuế khi đã đi vào kinh doanh).

Đẩy mạnh tiến độ cải tạo vườn tạp và xây dựng trang trại. Phấn đấu đến cuối năm 2006 có trên 50 vườn được cải tạo, 100 trang trại tiêu chí. Đến năm 2010 không còn vườn tạp.

-Thương mại - Dịch vụ - Du lịch

Hoàn chỉnh mạng lưới chợ Nông thôn , tiếp tục đầu tư, phát huy hiệu quả của các cụm Kinh tế- Kỹ thuật, các trung tâm Thương mại- Dịch vụ tại xã, Bãi tắm Hà My. Phấn đấu đưa tốc độ phát triển Thương mại- Dịch vụ khu vực nông thôn tăng bình quân hàng năm từ 15–> 25% chiếm tỷ trọng 25% năm 2006 trong cơ cấu kinh tế Nông nghiệp, nông thôn. Khai thác tốt các hoạt động du lịch Dịch vụ thương mại trên địa bàn sẽ tác động đến sự phát triển kinh tế của địa phương trong những năm đến.

- Dịch vụ Nông nghiệp:

Xây dựng HTX dịch vụ Nông nghiệp phát triển theo hướng dịch vụ và kinh doanh tổng hợp, giải quyết tốt đầu vào và đầu ra cho sản xuất của kinh tế hộ tạo điều kiện để đẩy mạnh sản xuất hàng hoá. Trước hết, cần tập trung đáp ứng các yêu cầu về giống cây, con, phân bón, bảo vệ thực vật, thuỷ lợi, các loại vật tư phục vụ sản xuất và phát triển ngành nghề nông thôn. Tập trung củng cố các HTX Nông nghiệp chuyển đổi, chú trọng việc đổi mới và nâng cao năng lực của bộ máy quản lý HTX, thực hiện đầy đủ các quy định của luật HTX. Đến năm 2010 phấn đấu xây dựng 10 HTX, có mức doanh thu trên 500 triệu/năm.

Hình thành vườn ươm và sản xuất cây, con giống của xã. Ra đời trung tâm ứng dụng và chuyển giao công nghệ để phục vụ cho các chương trình phát triển Nông nghiệp ở địa phương.

Để dịch vụ Nông nghiệp phục vụ tốt hơn cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế Nông nghiệp nông thôn cần phải củng cố sắp lại dịch vụ Nông nghiệp, có sự quản lý chặt chẽ, có quy định cụ thể về nghĩa vụ, trách nhiệm của các tổ chức cá nhân làm dịch vụ.

+ Dịch vụ kỹ thuật: Hợp tác xã Nông nghiệp đảm bảo nhận việc hướng dẫn tư vấn cho nông dân về quy trình kỹ thuật của các loại cây trồng, vật nuôi, chuyển giao các biện pháp thâm canh mới, biện pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp IBM- ICM.

Phấn đấu đến năm 2010 trên 90% hộ nông dân được tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật sản xuất, biết áp dụng các quy trình thâm canh trong sản xuất, thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, con vật đạt hiệu quả.

của sản xuất. Với điều kiện địa hình giao thông cách trở, hàng nông sản nhiều lúc

không tiêu thụ được hoặc thiêu thụ chậm. Nơi tổ chức mua bán, trao đổi như cơ sở thương nghiệp, Chợ ảnh hưởng lớn đến tiêu thụ nông sản, do đó cần phải chú trọng tạo lập vừa mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản. Tiến hành nâng cấp cả xây dựng Chợ vùng tạo cơ sở lưu thông hàng hoá khu vực các xã trong vùng. Đồng thời quảng bá giới thiệu thương hiệu qua mang mạng, trang Web…

Một phần của tài liệu Quản lý hành chính nhà nước: MỘT VÀI SUY NGHĨ VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP HOÁ HIỆN ĐẠI HOÁ Ở XÃ ĐIỆN DƯƠNG, THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 27)

w