Chương trình chuyên đề nông nghiệp (có thời lưọng 30 phút)

Một phần của tài liệu xây dựng kết cấu chương trình phát thanh cảu Đài truyền thanh Văn Giang (Trang 44)

- Các thông tin liên quan đến buổi đại hội như đưa tin, bài phản ánh, phóng

3.4.3.Chương trình chuyên đề nông nghiệp (có thời lưọng 30 phút)

Dạng chương trình này có thể xây dựng như sau : - Bài nhạc chờ

- Nhạc hiệu của chương trình

- Tin chuyên đề: thời lượng từ 5 – 10 phút; cung cấp một cách toàn diện về tình hình dịch bệnh, năng suất, các giống cây trồng….

- Bài hát

- Bài có thời lượng khoảng 4 – 5 phút; ( phóng sự, phản ánh, ghi nhanh…): Phản ánh tình hình của địa phương, hoặc các bài có liên quan đến tình hình, đặc điểm của địa phương được lấy từ các báo.

- Bài hát

- Phần còn lại có thể là (các chuyên mục, phóng vấn, trao đổi) theo chủ đề hoặc là các mẩu chuyện hướng dẫn, bạn cần biết, hay các kinh nghiệm trong lao động sản suất. Thời lượng khoảng 5 phút.

Để có một chương trình phát thanh hay, đáp ứng nhu cầu của nhân dân địa phương đòi hỏi đội ngũ làm chương trình của Đài không ngừng nâng cao chất lượng nội dung các chương trình. Với nhiều nội dung tin bài phong phú, sinh động cùng với đó là cách thể hiện chương trình sinh động.

Tiểu kết chương chương 3

Để có một chương trình phát thanh hay và giữ chân thính giả thì Đội ngũ Phóng viên, Biên tập viên của Đài Văn Giang không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn và xây dựng các chương trình mang nhiều ý nghĩa thiết thực với những nội dung gần và sát sườn với đông đảo nhân dân. Bên cạnh đó Đài có thể tham khảo, học hỏi một số dạng kết cấu chương trình của những Đài khác để từ đó mang đến cho nhân dân địa phương những thông tin bổ ích.

KẾT LUẬN

Phương thức sản xuất các chương trình phát thanh của nước ta hiện nay đã tạo những bước tiến mới. Trong việc nâng cao chất lượng các chương trình phát thanh và trỏ thành những người bạn thân thiết, và hoàn toàn có đủ sức mạnh để

cạnh tranh với các phương tiện truyền thông tin đại chúng khác để tồn tại và phát triển ngày càng mạnh mẽ hơn.

Cơ chế thị trường hiện nay của nước ta đã làm thay đổi tâm lí và nhu cầu của người nghe radio. Các chương trình phát thanh hiện đại phải mang đậm hơi thở cuộc sống, gần gũi với đối tượng nghe đài, được truyền dẫn phát sóng trên nền tảng một công nghệ phát triển hiện đại, đảm bảo chất lượng và âm thanh , độ nét cao.

Với những đặc điểm riêng, phát thanh Việt Nam từ lâu đã trỏ thành một loại hình báo chí hàng đầu trong việc thông tin, giải trí, định hướng dư luận góp phần ổn định chính trị và nâng cao dân trí ở nước ta. Trong những năm qua ngành phát thanh ở nước ta đã vận động mạnh mẽ để bắt kịp cái mới rút ngắn khoảng cách tụt hậu.

Thông qua khoả sát các chương trình của Đài Văn Giang, cho thấy đài cơ sở không ngừng nâng cao chất lượng các chương trình, mang đến cho nhân dân địa phương nhiều thông tin bổ ích, thiết thực gần gũi với nhân dân. Thông qua đó trang bị cho nhân dân địa phương những kiến thức pháp luật, văn hoá ứng xử… Để từ đó nhân dân thay đổi cách suy nghĩ, bỏ đi những hủ tục. Mặt khác thông qua các chương trình người dân có thể nắm rõ các hoạt động đang diễn ra ở địa phương.

Hệ thống đài cơ sở nói chung và Đài truyền thanh Văn Giang nói riêng có công rất lớn trong việc tuyên truyền các chủ chương chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước tới nhân dân một cách nhanh nhất và đạt hiệu quả cao trong việc nâng cao nhận thức, trình độ của nhân dân. Xứng đáng là công cụ của Chính quyền địa phương và là người bạn, người thầy của nhân dân địa phương.

Với nhiều cố gắng nâng cao chất lượng các chương trình, Đài Văn Giang đã mang đến cho nhân dân địa phương nhiều kiến thức về văn hoá, pháp luật; kinh nghiệm trong sản xuất, chăn nuôi… Với những kiến thức đó nhân dân có thể trang bị các kiến thức và áp dụng nó vào mô hình của gia đình mình.

Kết cấu nội dung chương trình phát thanh là một trong những công đoạn không dễ dàng chút nào đối với các biên tập viên. Theo lý thuyết, một chương trình thời sự phát thanh phải được kết cấu theo một mô típ: “Chính trị - kinh tế - văn hóa – xã hội”. Còn trên thực tế, việc kết cấu chương trình thời sự cũng có những thay đổi nhất định. Kết cấu nội dung chương trình thời sự vẫn phải tuân thủ theo mô típ: “Chính trị - kinh tế - văn hóa - xã hội”. Ở một số chương trình thời sự, do sự kiện, sự việc, vấn đề có tính chất thời sự như: Bão lũ, thiên tai, dịch bệnh, các sự kiện văn hóa tiêu biểu… thì mô típ trên cũng phải thay đổi cho phù hợp. Lúc đó, các vấn đề thuộc lĩnh vực chính trị, kinh tế sẽ phải nhường chỗ cho các vấn đề thuộc lĩnh vực văn hóa xã hội. Để làm được điều này, đòi hỏi người làm công tác biên tập và tổ chức sản xuất phải có nhãn quan chính trị, có bản lĩnh và chủ động kết cấu chương trình theo dòng thời sự. Có như vậy, chương trình thời sự sẽ không bị nhàm chán, dấu ấn biên tập rõ ràng hơn và điều quan trọng là thu hút được đông đảo thính giả nghe, từ đó hiệu quả tuyên truyền sẽ cao hơn.

Kết cấu chương trình một cách hợp lí với việc bố trí sắp sếp các tin bài một cách khoa học để thính giả tiếp nhận thông tin nhanh và đảm bảo tuyên truyền thì đòi hỏi người biên tập không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn và học hỏi từ đồng nghiệp. Để từ đó thu hút thính giả theo dõi chương trình, trước những thính giả khó tính và sự cạnh tranh giữa các phương tiện truyền thông đại chúng. Chính vì vậy mà kết cấu chương trình của Đài truyền thanh Văn Giang cần phải có sự thay đổi và linh hoạt trọng việc bố chí sắp sếp tin bài, hình thức thể hiện chương trình một cách hợp lí hơn.

Qua khoả sát các chương trình của Đài tôi thấy số lượng tin bài có tiếng động và đựoc đọc trên nền nhạc là rất ít, số chương trình tin bài có tiếng động chủ yếu là các buổi tường thuật thu thanh và sự tham gia của Phóng viên, Cộng tác viên vào trong chương trình cũng rất ít. Vì thế để các chương trình của Đài thu hút được đông đảo thính giả theo dõi thì Đài nên đưa nhiều tin bài có tiếng

động và có sự tham gia của Phóng viên, Cộng tác viên vào trực tiếp vào chương trình. Có như vậy chương trình sẽ phong phú hơn, đa dạng hơn từ đó sẽ thu hút thính giả theo dõi chương trình.

Mặt khác trong các chương trình tin bài lấy từ các trang báo có nội dung chủ đề sát, liên quan đến địa phương có tác động nhất định tới nhân dân địa phương. Xong những tin bài có tính định hướng do Phóng Viên của Đài viết còn rất hạn chế. Để phản ánh một ánh sâu rộng hơn thì đội ngũ Phóng viên, Biên Tập viên của Đài cần nâng cao trình độ chuyên môn, cập nhật các thông tin để phản ánh các vấn đề của địa phương được tốt hơn.

Kết cấu chương trình phát thanh của đài Văn Giang được đội ngũ làm chương trình quan tâm và tiến hành sản xuất các chương trình có chất lượng hơn đảm bảo cho chương trình ngày một sinh động, hấp dẫn bằng cách tăng số lượng tin, bài có tiếng động và xây dựng những chuyên mục sát thực với đời sống của người dân.

Một phần của tài liệu xây dựng kết cấu chương trình phát thanh cảu Đài truyền thanh Văn Giang (Trang 44)