Đối với đối tượng có trình độ dân trí thấp, khả năng tiếp nhận thông tin thì việc thay đổi cách thức tiếp nhận thông tin không dễ dàng. Chính vì thế các chương trình phát thanh của đài phải được thể hiện dưới nhiều khía cạnh khác nhau. Chẳng hạn thể hiện một bài tấm gương học giỏi, chăm ngoan ngoài các yêu cầu về nội dung thì giọng đọc bài phải nhẹ nhàng truyền cảm và được đọc trên nền nhạc có như vậy công chúng tiếp nhận thông tin dễ dàng.
Để những thông tin trong chương trình đến được với bà con, họ lắng nghe, hiểu và làm theo quả là không dễ dàng. Nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố chẳng hạn như: Chất lượng bài viết, công tác vận động, thói quen tiếp nhận thông tin và cách thức thể hiện các chương trình như giọng đọc, các hình thức bổ trợ khác như âm nhạc, các bài hát mang tính giáo dục, thẩm mỹ, cảm xúc cho công chúng…
Hiệu quả thông tin thẻ hiện rõ trong suy nghĩ của bà con và hành động của họ. Trước đây việc người dân sinh đẻ chưa bao giờ biết dùng các biện pháp tránh thai, họ luôn quan niệm “ trời sinh voi ắt sinh cỏ”. Thì nay cùng với sự tuyên truyền của ban dân số, nhờ những bài viết về những gia đình có con cái học hành thành đạt, họ dần có những chuyển biến. Họ băt đầu ý thức được sinh con nhiều cũng là một trong những nguyên nhân của đói nghèo. Họ biết tới kế hoạch hoá gia đình, biết dùng các biện pháp tránh thai.
Một mặt cung cấp cho công chúng các thông tin về tình hình dịch bênh, năng suất lúa, ngô thì Đài cũng cần đưa vào chương trình những câu chuyện (có thể là do phóng viên của Đài viết hoặc có thể lấy trên các trang báo) về tình làng nghĩa xóm. Hay giải đáp các thắc mắc của nhân dân thông qua chuyên mục trả lời thư bạn nghe đài, hay các mô hình làm kinh tê giỏi trên khắp đất níơc phù hợp với đặc điểm chung của địa phương…