Tình hình sâu bệnh hại và biện pháp phòng trừ

Một phần của tài liệu Đề tài Khảo sát thực trạng và khả năng tiêu thụ Cao Su tại Mộc Châu (Trang 25)

Khí hậu nóng ẩm của nước ta là điều kiện thuận lợi cho nhiều loại sâu bệnh gây hại trên su su.Qua bảng tổng hợp các yếu tố khí hậu cho thấy lượng mưa nhiều, độ ẩm và nhiệt độ cao là điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh hại phát triển mạnh.

Trong điều kiện thực tế sản xuất, qua quá trình điều tra tại nông hộ và khảo sát trên đồng ruộng về tình hình sâu bệnh hại phổ biến trên địa bàn trồng su su thu được kết quả như sau :

Bảng 7: Tình hình sâu bệnh hại qua các giai đoạn sinh trưởng của cây su su

Giai đoạn sinh trưởng Tên loại sâu hại Loại thuốc sử dụng

Giai đoạn cây con Ốc sên Deadline

Giai đoạn leo giàn Rệp muội Bassa, Fastac

Giai đoạn bắt đầu cho thu hoạch

Ruồi đục quả Sherpa, Cyperan.

Qua bảng 7 cho thấy tình hình sâu hại su su tại các thời kỳ phát triển như sau:

- Ốc sên (còn gọi là ốc ma) và sên dẹp (sên không vỏ, có nơi gọi là sâu nhớt) thuộc loài sống trên cạn ( Achtina fulica) : Gây hại trên quả giống vào giai đoạn trồng mới quả giống nhưng được bà con phun thuốc phòng trừ nên không ảnh hưởng đến sự phát triển của quả giống.

- Rệp muội ( Aphididae Homoptera) : Rệp có hai loại hình có cánh và không cánh. Rệp không cánh to mẫm hơn, sinh sản nhanh, tập trung ở búp và cành lá non, chích hút nhựa, làm cây còi cọc, lá héo vàng, khô lại. Rệp muội còn là vật trung gian truyền bệnh virut. Rệp muội gây hại mạnh vào giai đoạn su su leo giàn, thường xuất hiện ở ngọn non của su su gây khó khăn cho việc phòng trừ.

- Ruồi đục quả ( Bactrocera cucurbitae): Là loại ruồi trên lưng bụng có một vệt nang đậm cắt nhau hình chữ T, cơ thể giống cơ thể ong. Ấu trùng dạng giòi có màu trắng sữa ăn phá phần trong quả, nhộng bộc thường làm ngay trong đất hoặc trong quả.Quả bị hại thay đổi hình dạng, màu sắc, có thể bị vi khuẩn, nấm xâm nhập làm quả lên men và rụng.Ruồi hại chủ yếu vào giai đoạn cho thu hoạch quả gây thiệt hại về năng suất.

4.2.4 Tình hình chăm sóc su su của nông hộ

Bảng 8: Kĩ thuật chăm sóc su su của nông hộ

Nội dung Số hộ Diện tích

Hộ Tỷ lệ % ( ha) Tỷ lệ % Làm giàn leo cho su su 120 100 410,6 100 Tưới nước 120 100 410,6 100 Bón phân 120 100 410,6 100

Khi mới trồng cần che nắng cho quả, quây bao tải bảo vệ mầm quả, thường xuyên thăm ruộng để kiểm tra sự tấn công của côn trùng hại hay hiện tượng ngập úng, bệnh hại và dặm bổ sung những chỗ cây bị chết. Khi cây đã mọc đều phải làm giàn theo kiểu giàn mướp, cao 1,8-2m. Khi su su mọc dài

1-1,5m thì cắm dóc cho cây leo lên giàn. Bố trí, san dây cho đều, tuyệt đối không được đánh cành bấm ngọn của su su như đối với bầu bí.Khi nương dây lên giàn cũng là lúc vét đất xung quanh phủ lên gốc cây su su.

Cây su su có nhu cầu nước lớn, độ ẩm thích hợp cho cây phát triển là 80-85%, vì vậy cần chú ý tới ẩm độ đất, đặc biệt trong thời kỳ cây ra hoa tạo quả. Tuy nhiên cây kém chịu úng nên phải tiêu úng kịp thời cho cây.

Bón lót trước trồng 7 ngày

Bón thúc cho su su vào hai giai đoạn:

+ Khi cây vừa lên giàn, dùng phân tưới nước quanh gốc để rễ ăn rộng, có thể rải một lượt bùn sông, bùn cống rãnh lên mặt luống.

+ Khi được thu hoạch, lại thúc bằng phân nước hoặc phân đạm có hòa lẫn kali, làm cho quả sáng mã và chắc, chống rụng quả. Nếu đất ở ruộng ẩm, tầng đất dưới có nhiều sét có khả năng giữ phân ít bị rửa trôi, có thể đào rãnh xung quanh hố và rắc phân để tiết kiệm được công lao động, hình thức bón rải này chỉ cần bón ít lần nhưng mỗi lần bón với lượng phân cao hơn hình thức tưới trực tiếp.

Sau đó tùy tình hình sinh trưởng của cây và khả năng phân bón sẵn có mà quyết định bón thúc thêm vào lúc nào có lợi, trong một năm bón thúc từ 9- 12 lần, lượng phân bón mỗi lần giảm dần về cuối vụ.

4.3 Những thuận lợi,khó khăn và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng suất su su (Đưa vào bảng SWOT)

Một phần của tài liệu Đề tài Khảo sát thực trạng và khả năng tiêu thụ Cao Su tại Mộc Châu (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(35 trang)
w