PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NƯỚC GIẢI KHÁT SÀI GÒN TRIBECO (Trang 44)

3. Các vấn đề đặt ra:

3.1.1.PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG

bình quân đầu người liên tục được cải thiện, mức độ tiêu dùng ngày càng tăng, đặc biệt là nhu cầu của người dân đối với các sản phẩm công nghiệp chế biến sẵn trong đó phải kể đến nước giải khát các loại ngày càng tăng.

Việt Nam hiện nay vẫn là một nước đang phát triển, vì vậy các nhu cầu thiết yếu cho cuộc sống (như ăn, uống, mặc…) vẫn còn chiếm một tỷ lệ rất cao trong cơ cấu tiêu dùng - khoảng 50% và sẽ còn chiếm tỷ trọng cao trong nhiều năm nữa khi đời sống người dân được cải thiện. Theo thống kê, hiện nay Việt Nam tiêu thụ một lượng lớn các sản phẩm đồ uống, chừng khoảng 4,2 tỷ lít/ năm và đang là một thị trường phát triển rất mạnh.

Giống như châu Âu và Hoa Kỳ, sau thời gian dài “đắm” trong các loại nước giải khát có ga, “văn hóa” giải khát của người tiêu dùng Việt Nam đã có sự thay đổi.

Thay vì dùng nước giải khát thông thường, họ chuyển sang nước trái cây, thảo mộc, trà thanh nhiệt đóng chai bởi ngoài yếu tố giải khát còn có tác dụng thanh lọc cơ thể, nâng cao sức khỏe. Vì vậy,

các sản phẩm bổ dưỡng cho sưc khoẻ như nước ép trái cây, trà xanh, sữa đậu nành luôn đạt doanh số lớn trên thị trường Việt Nam

3.1.2. PHÂN TÍCH VỀ SẢN PHẨM

Với câu Slogan “Giá trị dinh dưỡng từ thiên nhiên” vì vậy các sản phẩm của TRIBECO

luôn hướng tới sự bổ dưỡng, sức khoẻ cho người tiêu dùng.

Bảng 12: Doanh thu sản phẩm nước ép trái cây TriO từ năm

2005 - 2010

Đơn vị: Tỷ đồng

Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010

Doanh số 105 122 145 170 201 235

Lãi ròng 6 9.5 12 15 16.5 18.5

Dựa vào bảng trên ta thấy: doanh thu và lợi nhuận ròng của sản phẩm nước ép trái cây TriO tăng nhanh chứng tỏ sự phát triển và

Nam. Điều này thể hiện đây là một sản phẩm có tiềm năng phát triển mạnh hơn nữa vì vậy công ty cần tập trung đầu tư phát triển sản phẩm này.

3.1.3. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CẠNH TRANH

Như chúng ta đã biết, trên thị trường nước giải khát Việt Nam từ lâu đã được khẳng định bởi hai tên tuổi lớn trên thế giới: Coca-cola và Pepsi. Bên cạnh đó, còn có các hãng nước giải khát như Bidrico và Tân Hiệp Phát… Những tên tuổi này đã trở nên quá quen thuộc với người tiêu dùng, chẳng hạn như các sản phẩm của Cocacola có mặt trên thị trường Việt Nam 1960 và Pepsi có mặt tại Việt Nam vào năm 1991 đã được sự ủng hộ của hầu hết khách hàng ở thị trường này. Dưới sự cạnh tranh kịch liệt giữa hai nhà sản xuất lớn này, và của các hãng trong ngành, nó tạo nên một rào cản nhập ngành với những đối thủ tiềm tàng là rất cao. Tuy nhiên, đây là một ngành hấp dẫn, nhu cầu đa dạng, nên nguy cơ nhập cuộc cao.

Trong thị trường nước giải khát thì các loại nước ép trái cây đang là một đồ uống bổ dưỡng giàu vitamin được nhiều người tiêu dùng

lựa chọn và nhiều công ty đầu tư sản xuất. Nhiều sản phẩm nước ép trái cây đang cạnh tranh với sản phẩm của công ty có thể kể đến là : Twister (PEPSICO), Minute maid Splash (COCA COLA), Vfresh (VINAMILK). Chính vì có nhiều sự lựa chọn cho khách hàng trong việc chọn lựa sản phẩm, thế nên sự cạnh tranh giữa các công ty trong ngành là cao. Các công ty đã không

ngừng nâng cao sản xuất, đẩy mạnh các hoạt động truyền thông, quảng bá thương hiêu của mình, đa dạng hóa sản phẩm nhằm thu hút khách hàng. Tóm lại, sự cạnh tranh trong ngành là cao bởi vậy nó đòi hỏi các công ty phải nỗ lực các hoạt động của mình để không chỉ đảm bảo thị phần mà còn mở rộng thị trường ở Việt Nam.

Khi phân tích tình hình cạnh trranh còn phải kể đến áp lực của các sản phẩm thay thế. Hiện nay, các sản phẩm có thể thay thế được

sản phẩm trong ngành đó là: nước giải khát được chế biến ở các quán nước như nước chanh, nước trái cây, trà sữa, cà phê,...

Điều này ảnh hưởng đến thị trường của ngành thức uống giải khát đóng chai.

Ngoài ra, đối với sản phẩm nước ép trái cây TriO của công ty thì còn chịu sự cạnh tranh gay gắt của các sản phẩm thay thế khác như Trà xanh, trà thảo mộc…

3.1.4. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH PHÂN PHỐI

TRIBECO có hệ thống phân phối trên toàn quốc nhưng tập trung nhiều nhất là khu vực miền Nam. Đặc biệt là tại thị trường TP. Hồ Chí Minh với các đại lý phân phối, của hàng bán lẻ trên các tuyến đường của thành phố và các điểm vui chơi giải trí như Đầm Sen, Sài Gòn Water park, Suối Tiên... và các tỉnh Đông Nam Bộ Công ty có các chi nhánh tại miền Bắc (Hà Nội) và miền Trung (Đà Nẵng) và trên 30000 cửa hàng bán lẻ trên toàn quốc.

Trong tương lai công ty sẽ mở rộng hệ thống phân phối trên toàn quốc với việc mở thêm nhiều đại lý phân phối tại các khu vực miền Bắc và miền Nam.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NƯỚC GIẢI KHÁT SÀI GÒN TRIBECO (Trang 44)