Tình hình xây dựng gia đình văn hóa vùng ven đô ngoại thành Hà

Một phần của tài liệu Kết hợp yếu tố truyền thống và hiện đại trong xây dựng gia đình văn hóa vùng ven Đô ngoại thành Hà Nội hiện nay (Trang 69)

Hà Nội hiện nay

Những năm gần đây, phong trào xây dựng gia đình văn hóa đã thực sự đi vào đời sống của người dân ven đô ngoại thành Hà Nội nói chung, người dân tại ba địa bàn luận văn khảo sát nói riêng, góp phần tôn thêm nét đẹp truyền thống thanh lịch, văn minh của người Hà Nội. Dựa trên 4 tiêu chí: Gia đình hòa thuận - hạnh phúc - tiến bộ; đời sống vật chất, tinh thần được nâng cao; đoàn kết, tương trợ trong cộng đồng làng (thôn), tổ dân phố; thực hiện tốt trách nhiệm công dân,

65

những năm qua phong trào xây dựng gia đình văn hóa trên địa bàn ven đô Hà Nội đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Việc thực hiện tốt phong trào “Xây dựng gia đình văn hóa” tại Ba Vì, Đông Anh, Gia Lâm đã góp phần tích cực vào công tác giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, thúc đẩy phong trào xây dựng thôn, làng, cơ quan văn hoá. Đi đôi với phát triển kinh tế, các gia đình văn hoá nơi đây luôn quan tâm nâng cao đời sống tinh thần, xây dựng không khí gia đình hoà thuận, hạnh phúc, giữ gìn và phát huy những giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp. Xuất hiện những tấm gương cảm động về tình cảm gia đình và nhiều gia đình trở thành gương sáng trong phong trào “Ông bà mẫu mực, con cháu thảo hiền”. Nhiều dòng họ gương mẫu trong phong trào "khuyến học, khuyến tài", cam kết không để các thành viên trong họ mắc tệ nạn xã hội, không vi phạm pháp luật, đã tác dụng thiết thực trong việc cổ vũ, nhân rộng mô hình tiên tiến và góp phần tích cực trong việc xây dựng mẫu hình gia đình Việt Nam giai đoạn mới.

Trên cơ sở các tiêu chí gia đình văn hóa theo Quy chế của Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hoá thể thao du lịch), Ba Vì, Đông Anh, Gia Lâm đã chỉ đạo và tiến hành tốt việc tuyên truyền phổ biến tiêu chuẩn công nhận gia đình văn hóa, có điều chỉnh nội dung, tiêu chí phù hợp với điều kiện của địa phương. Phòng Văn hóa - thể thao và Mặt trận Tổ quốc các cấp tại ba địa bàn đã chỉ đạo bình xét công nhận gia đình văn hóa công khai, dân chủ, bảo đảm nội dung, tiêu chí đã được quy định nên chất lượng phong trào xây dựng gia đình văn hóa ngày càng nâng lên cả về số lượng và chất lượng. Số hộ được công nhận gia đình văn hóa tại các địa bàn chiếm tỷ lệ cao, ở Ba Vì là 87,8%, Đông Anh là 86,2% và Gia Lâm là 87,1%, hàng trăm nghìn thôn làng tại ba địa phương đạt danh hiệu thôn làng văn hóa [44]. Đi liền với sự lớn mạnh của phong trào xây dựng gia đình văn hóa, đời sống xã hội tại ba địa bàn luận văn khảo sát cũng có nhiều thay đổi. Chính nhờ phong trào giúp nhau phát triển kinh tế, tăng gia sản xuất, đời sống của đại bộ phận các gia đình đã được cải thiện. Vượt khó nuôi con học thành tài cũng đang trở thành phong trào rộng lớn. Số gia đình có 2 - 3 con vào đại học không còn là chuyện hiếm. Các gia đình văn hoá trên địa bàn đều ý thức

66

thực hiện tốt nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội. Nhiều phong tục tập quán truyền thống dân tộc được gìn giữ bảo tồn, phát huy, các hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan từng bước được đẩy lùi. Vào dịp kỷ niệm Ngày Gia đình Việt Nam 28/6 hàng năm, ủy ban nhân dân các huyện đều tổ chức họp mặt, khen thưởng, tôn vinh các gia đình văn hóa tiêu biểu. Qua buổi gặp gỡ, các gia đình văn hóa tiêu biểu đã chia sẻ những kinh nghiệm quý báu trong việc phát huy những giá trị tiên tiến, dựa trên những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc để xây dựng thành công hình mẫu gia đình Việt Nam ấm no, hạnh phúc, hiếu học...

Để đạt kết quả trên, Ba Vì, Đông Anh, Gia Lâm đã thực hiện gắn kết chặt chẽ phong trào xây dựng gia đình văn hoá với phong trào xây dựng khu dân cư, làng văn hoá, thực sự coi việc xây dựng gia đình văn hoá là nền tảng, là nội dung cơ bản của phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”, xác định việc xây dựng gia đình văn hóa là một trong những mũi đột phá. Với mục tiêu lấy phong trào xây dựng gia đình văn hóa làm cơ sở, nền tảng để xây dựng thôn, xóm, công sở văn hóa, hướng mọi hoạt động vào phát huy nhân tố con người, phát triển về chính trị, tư tưởng, đạo đức, thể chất, có năng lực sáng tạo trong học tập và lao động sản xuất, sống trung thực, thẳng thắn, gắn bó với cộng đồng, nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa tình, sống có văn hóa, quan hệ hài hòa trong gia đình và cộng đồng xã hội. Chú trọng xây dựng mô hình gia đình hiện đại, ít con, chất lượng cuộc sống cao, hạnh phúc trên cơ sở nền tảng văn hóa gia đình truyền thống, có tinh thần thương yêu giúp đỡ bà con lối xóm, có nếp sống lành mạnh vì cộng đồng, sống có nghĩa tình với làng, bản, khối phố, trọng đạo lý nghĩa tình trong quan hệ họ hàng, dòng tộc và có trách nhiệm với xã hội... Đảng bộ huyện Ba Vì, Đông Anh, Gia Lâm tiếp tục chỉ đạo có chiều sâu phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”, trong đó có phong trào xây dựng gia đình văn hoá và coi đó là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, tạo môi trường cho gia đình hoạt động và phát triển.

Phòng văn hóa - thể thao là cơ quan chuyên môn trực tiếp phụ trách công tác gia đình trên địa bàn huyện. Ngoài việc tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn, phòng văn hóa - thể thao đẩy mạnh công tác tuyên truyền chủ trương, chính sách

67

của Đảng, pháp luật của nhà nước về xây dựng gia đình văn hóa trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; công tác phòng chống bạo lực gia đình, truyền thông về Bình đẳng Giới, Luật Hôn nhân và Gia đình; triển khai thực hiện đề án tuyên truyền giáo dục, đạo đức, lối sống trong gia đình Việt Nam giai đoạn 2010-2020 qua các hình thức như xe loa tuyên truyền, cổ động trực quan, thông tin lưu động... Phòng Văn hóa - Thể thao huyện còn phối hợp với các ban ngành liên quan như Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện, Phòng Tư pháp tổ chức tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ về công tác Phòng chống bạo lực gia đình, hội thảo về xây dựng gia đình văn hóa…

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, phong trào xây dựng gia đình văn hóa tại Ba Vì, Đông Anh, Gia Lâm nói riêng, ven đô ngoại thành Hà Nội nói chung vẫn tồn tại những hạn chế nhất định. Việc bình xét, công nhận danh hiệu gia đình văn hóa có lúc, có nơi còn mang tính hình thức; công tác quản lý cũng còn những bất cập, vì lĩnh vực quản lý còn khá mới mẻ nên trong công tác quản lý, giám sát thi hành Luật và các văn bản pháp luật liên quan đến công tác gia đình còn nhiều bất cập; trình độ nhận thức, hiểu biết của một bộ phận cán bộ công chức và nhân dân về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của gia đình chưa đúng đắn, sâu sắc; hầu hết cán bộ phụ trách công tác gia đình từ huyện đến cơ sở chưa được đào tạo về nghiệp vụ quản lý công tác gia đình, làm việc theo chế độ kiêm nhiệm nên hiệu quả công việc chưa cao; dẫn đến còn lúng túng trong triển khai thực hiện. Bên cạnh đó, mặt trái của cơ chế thị trường với lối sống thực dụng tác động mạnh tới các giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp và lối sống lành mạnh làm cho quy mô, tác động của gia đình ngày càng bị thu hẹp và mất đi tính bền vững... Bởi vậy, cần xác định rõ xây dựng gia đình văn hóa là một quá trình lâu dài, xuất phát từ nhận thức cá nhân đồng thời với việc quan tâm của các ngành, đoàn thể, hướng đến lợi ích của từng gia đình gắn với lợi ích xã hội làm cho phong trào ngày càng đi vào chiều sâu, khơi gợi được tinh thần, ý thức tự giác tham gia của người dân.

68

Một phần của tài liệu Kết hợp yếu tố truyền thống và hiện đại trong xây dựng gia đình văn hóa vùng ven Đô ngoại thành Hà Nội hiện nay (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)