THEO DÕI SAU MỔ

Một phần của tài liệu quy trình ngoại khoa II pt nội soi (Trang 33)

Viêm tinh hoàn do thiếu máu, teo tinh hoàn: thường xảy ra sau mổ từ 24 đến 72 giờ, tinh hoàn sưng to gấp 2 – 3 lần, đau, mật độ cứng chắc; bệnh nhân sốt nhẹ.

- Tụ dịch, tụ máu bìu: thường tự hấp thu trong vòng 6 – 8 tuần - Chảy máu:

- Đau dây thần kinh sau phẫu thuật - Bí tiểu, nhiễm trùng và tiểu máu - Nhiễm trùng vết mổ: ít gặp

- Nhiễm trùng mảnh ghép: cần dẫn lưu áp xe, điều trị lâm sàng tích cực với kháng sinh phổ rộng. Tuy nhiên, nếu là mảnh ghép đa sợi cần phải lấy ra vì đường kính các lỗ của nó nhỏ dẫn đến không thể dẫn lưu được, và làm hạn chế khả năng tiếp cận và hoạt động của đại thực bào.

11. PT thoát vị bịt, thoát vị thành bụng nội soiI. ĐẠI CƯƠNG I. ĐẠI CƯƠNG

II. CHỈ ĐỊNH

- Thoát vị bịt

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Có dấu hiệu viêm phúc mạc do thoát vị nghẹt đã bị hoại tử hay thủng, vỡ - Rối loạn đông máu chưa được điều chỉnh

- Có bệnh tim phổi nặng không cho phép bơm hơi ổ bụng

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện: Người thực hiện là bác sỹ ngoại tổng quát được đào tạo về kỹ thuật mổ nội soi (có chứng chỉ hợp lệ). thuật mổ nội soi (có chứng chỉ hợp lệ).

2. Phương tiện:

- Phòng mổ có đầy đủ điều kiện tiến hành nội soi qua ổ bụng - Bộ nội soi ổ bụng: Monitor, camera, nguồn sáng, nguồn CO2 - Hệ thống máy bơm và rửa hút dịch ổ bụng

- Hệ thống dao điện lưỡng cực và đơn cực, dao cắt đốt siêu âm

- Các dụng cụ vén gan, kẹp ruột, panh, kẹp, kéo chuyên biệt cho mổ nội soi ổ bụng - Bộ dụng cụ mổ bụng thường dùng (chuẩn bị khi phải chuyển mổ mở)

3. Người bệnh

- Các xét nghiệm cơ bản (sinh hóa, huyết học, nước tiểu) - Chụp phổi, điện tâm đồ (với người > 65 tuổi)

- Bữa ăn cuối cùng trước lúc mổ cách xa ít nhất 6 tiếng

4. Hồ sơ bệnh án

- Các thủ tục hành chính và chuyên môn được hoàn tất đầy đủ theo quy định (bệnh án chi tiết, giấy cam đoan tự nguyện mổ bằng phẫu thuật nội soi …)

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH1. Vô cảm: Gây mê nội khí quản 1. Vô cảm: Gây mê nội khí quản

2. Kỹ thuật

Đặt trocart 10mm dưới rốn

Bơm CO2 vào khoang phúc mạc;

2 trocart 5mm được đặt ở hố chậu trái và ở vị trí đường nối giữa điểm giữa xương đòn và đường ngang qua rốn (đối với thoát vị bên phải) và ngược lại.

Bệnh nhân được đặt ở tư thế đầu thấp, người bệnh nhân nghiêng bên trái và tay phải được để ép sát vào thân người (đối với thoát vị phải) và ngược lại đối với bên trái.

- Dùng pince kẹp ruột không sang chấn,kéo các quai ruột ra khỏi lỗ bịt.

- Khâu kín lỗ bịt bằng chỉ Sugicryl 3/0

- Kiểm tra lỗ bịt bên đối diện

- Đánh giá tình trạng quai ruột thoát vị, nếu quai ruột hồng hào, không tổn thương thì không cần xử lý gì thêm. Nếu quai ruột xước thanh cơ, tím, không bảo tồn được thì phải mổ mở cắt đoạn ruột.

- Đóng các lỗ mở trocart và khâu da bằng chỉ lin.

VI. THEO DÕI SAU MỔ

1. Tai biến của bơm hơi ổ bụng

- Kích thích nhịp tim

- Tràn khí các khoang: trước màng bụng, dưới da, khoang màng phổi. - Tắc mạch phổi do hơi

- Tổn thương các tạng trong ổ bụng, hay gặp chọc trocart vào quai ruột dính lên thành bụng ; chuyển mổ mở

- Tổn thương các mạch máu trong ổ bụng: chuyển mổ mở - Chẩy máu thành bụng: khâu cầm máu

- Nhiễm khuẩn các lỗ đặt trocar: cắt chỉ, thay băng hàng ngày.

3. Tai biến trong mổ

- Thủng, rách ruột non, tổn thương mạc nối, mạch máu khi phẫu tích, thao tác trên các đoạn ruột . Chuyển mổ mở xử trí theo mức độ tổn thương.

4. Tai biến sau mổ

- Tụ máu trong ổ bụng, thành bụng

- Áp xe thành bụng, trong ổ bụng: dẫn lưu áp xe - Thoát vị qua lỗ trocar

Một phần của tài liệu quy trình ngoại khoa II pt nội soi (Trang 33)