Kinh nghiệm điều tiết thị trường bán lẻ của thành phố Shizuoka (Nhật Bản)

Một phần của tài liệu LÝ LUẬN NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH, THÀNH PHỐ (Trang 33 - 37)

(Nhật Bản)

Có thể nói, Nhật Bản là một nước có sự bảo hộ mạnh mẽ đối với thương mại truyền thống của nước này trước sự xâm nhập của các tập đoàn bán lẻ đa quốc gia. Với quan điểm bảo vệ lợi ích người tiêu dùng, Nhật Bản đã ban hành Luật Cửa hàng bán lẻ quy mô lớn (Large Scale Retail Stores Law - Daiten Ho) năm 1974. LuậtCửa hàng bán lẻ quy mô lớn Daiten Ho được sửa đổi vào năm 1979 và vẫn được áp dụng cho tới ngày nay mặc dù liên tục được chỉnh sửa cho phù hợp với thực tiễn thương mại bán lẻ của Nhật Bản.

Cửa hàng bán lẻ quy mô lớn gồm 2 hạng: hạng I là những cửa hàng bán lẻ có diện tích sàn từ 1.500 m2 trở lên (hoặc 3.000 m2 trở lên tại các thành phố lớn (Seirei Shitei Toshi)) và hạng II là những cửa hàng có diện tích sàn từ 500m2 trở lên.

Luật 1979 quy định những kế hoạch xây dựng và mở rộng các cửa hàng bán lẻ quy mô lớn hạng I phải được đệ trình lên Bộ Thương mại quốc tế và Công nghiệp Nhật Bản (MITI); còn những kế hoạch xây dựng và mở rộng các cửa hàng bán lẻ hạng II phải được trình lên người đứng đầu chính quyền địa phương.

Tuy nhiên, do có những quy định mơ hồ và khó thực hiện trong thực tiễn và xuất phát từ những yêu cầu thực tiễn phải hiện đại hoá ngành dịch vụ bán lẻ của Nhật để nâng cao tính cạnh tranh nên Luật chỉnh sửa về cửa hàng bán lẻ quy mô lớn năm 1979 tiếp tục được chỉnh sửa vào các năm 1982, 1984, 1987 và 1990. Đồng thời còn có các văn bản hướng dẫn thực thi Luật của Bộ/ngành, của chính quyền địa phương và của Hội đồng Cửa hàng bán lẻ quy mô lớn dưới dạng chính thức, bán chính thức hoặc không chính thức đối với việc mở một cửa hàng bán lẻ quy mô lớn. Nhiều khi, vai trò điều tiết của chính quyền địa phương và các Phòng Thương mại và Công nghiệp là rất quan trong đối với việc mở một cửa hàng bán lẻ quy mô lớn. Sơ đồ 1.1 duới đây minh hoạ các biện pháp điều chỉnh mở cửa hàng bán lẻ lớn của Phân ban thương mại bán lẻ, Phòng Thương mại và Công nghiệp Shizuoka. Cơ chế này dựa trên thoả thuận đạt được vào tháng 8/1989 giữa Phòng Thương mại và Công nghiệp Shizuoka với 3 tập đoàn bán lẻ của Shizuoka là Hiệp hội Cửa hàng chuyên doanh Shizuoka, Liên hiệp Thương mại Thành phố Shizuoka và Tập đoàn Hiện đại hoá bán lẻ Shizuoka.

Sơ đồ 1.1: Quy trình mở cửa hàng theo luật năm 1989 ở thành phố Shizuoka

Vận động mở cửa hàng

Đệ trình kế hoạch tới Phòng Thương mại và Công nghiệp

Bộ trưởng Bộ Thương mại và Công nghiệp; Chính quyền thành phố

Phân ban thương mại bán lẻ phòng Thương mại

Khai trương cửa hàng

Hội đồng Cửa hàng bán lẻ quy mô lớn Hội đồng điều chỉnh

hoạt động thương mại

Bộ trưởng Bộ Thương mại và Công nghiệp; Chính quyền địa phương Ban Chỉ đạo các phân ban

thảo luận

Nghe ý kiến các phân ban

Giải trình bốn bên về kế hoạch mở cửa hàng: Thương

mại, Nội vụ, Thành phố và Phòng thương mại Lựa chọn ý kiến bởi Phòng

Thương mại

Tổng hợp ý kiến của các phân ban

Ban Chỉ đạo phê duyệt

(Diện tích sàn lớn hơn 500 m2)

Giải trình ban đầu Thông báo

Đề xuất ý kiến Thẩm định Trình lên Giải trình Bắt đầu các thủ tục chính thức Hoàn thiện kế hoạch

bước đầu được cho phép

Từ năm 1990, dưới sự thúc ép của các đối tác thuộc nhóm G-7, mà đặc biệt là từ phía Hoa Kỳ, Chính phủ Nhật bản đã cam kết nới lỏng các biện pháp điều hành thị trường bán lẻ. Việc nới lỏng điều hành được thực hiện theo 3 bước:

Bước 1, rà soát lại các quy định bán chính thức và không chính thức gồm cả Thông tư và thông báo tháng 5/1990 của Bộ Thương mại quốc tế và Công nghiệp Nhật Bản - MITI. Việc rà soát lại dẫn đến bãi bỏ chính sách chỉ định

“các khu vực và các thành phố nhỏ” được tự động cấm mở các cửa hàng bán lẻ quy mô lớn (năm 1982); và kêu gọi công khai hoá và tiêu chuẩn hoá các hoạt động của Hội đồng điều chỉnh hoạt động thương mại.

Mặt khác, quá trình xem xét ra quyết định của Hội đồng cũng được yêu cầu rút ngắn xuống còn tối đa là một năm rưỡi. Các quy định của địa phương như ý kiến cho phép ban đầu và việc kiểm soát các cửa hàng quy mô vừa cũng được bãi bỏ.

Bước 2, rà soát lại để chỉnh sửa Luật chính thức cho phù hợp. Thời gian rà soát bắt đầu tháng giêng năm 1992. Điểm chỉnh sửa chính là giải thể Hội đồng điều chỉnh hoạt động thương mại và đưa về một đầu mối là Hội đồng Cửa hàng bán lẻ quy mô lớn với nhiệm vụ chính là nghiên cứu chính sách và giám sát tình huống cụ thể. Luật chỉnh sửa cũng quy định rút ngắn thời gian thẩm định mở cửa hàng xuống còn tối đa là 1 năm.

Bước 3, bắt đầu được thực hiện từ tháng 5 năm 1994 nhằm đảm bảo sự hoạt động lành mạnh của thị trường bán lẻ. Việc mở các cửa hàng bán lẻ với diện tích sàn từ 500 đến 1.500 m2 hầu như được tự do hoá mà không cần điều tiết nữa. Giờ đóng cửa hàng cũng được mở rộng ra tới 8 giờ tối và số ngày nghỉ trong năm không phải báo cáo là 24 ngày. Bước 3 của việc chỉnh sửa Luật bao gồm cả việc làm tăng tính minh bạch của thị trường và giảm tính chất điều tiết. Tuy nhiên, Luật chỉnh sửa vẫn duy trì một số quy định về mở

cửa hàng mới nhằm mục đích bảo vệ các nhà bán lẻ nhỏ và vừa...

Một phần của tài liệu LÝ LUẬN NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH, THÀNH PHỐ (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(40 trang)