Kinh nghiệm xây dựng bộ máy quản lý và mạng lưới siêu thị của Thành phố Thượng Hải Trung Quốc

Một phần của tài liệu LÝ LUẬN NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH, THÀNH PHỐ (Trang 29 - 33)

Thành phố Thượng Hải - Trung Quốc

Thành phố Thượng Hải (Trung Quốc) là Thành phố trực thuộc Trung ương, về thực hiện chức năng QLNN về thương mại trên địa bàn Thành phố, chính quyền Trung ương đã có sự phân cấp quản lý ngành dọc rõ ràng.

QLNN về thương mại ở quy mô quốc gia thuộc chức năng của Bộ Thương mại Trung Quốc. Bộ Thương mại nước này quản lý 3 lĩnh vực: (1) Nội thương; (2) Ngoại thương và (3) Công nghiệp của Trung Quốc.

Trung ương không đòi hỏi địa phương có mô hình tổ chức hoàn toàn giống như Trung ương. Đối chiếu với phạm vi quản lý của Bộ Thương mại Trung Quốc thì cơ quan tương ứng ở Thượng Hải là hai đơn vị: Uỷ ban Kinh tế Thượng Hải phụ trách nội thương và công nghiệp, trong khi Uỷ ban kinh tế thương mại đối ngoại của Thượng Hải quản lý lĩnh vực ngoại thương của Thượng Hảiý. Từ thực tế này cho thấy, không nhất thiết bộ máy quản lý Nhà nước về thương mại ở Trung ương như thế nào thì ở địa phương cũng phải hoàn toàn như vậy, mà tuỳ vào yêu cầu phát triển của thực tiễn địa phương, tầm quan trọng của hoạt động thương mại và năng lực trình độ quản lý Nhà nước cấp địa phương mà bộ máy quản lý Nhà nước về thương mại sẽ được tổ chức cho phù hợp.

Ba cấp quản lý là Thành phố, Khu - Huyện và Phường. Việc chia làm hai cấp chính quyền và ba cấp quản lý nhằm mục đích kích thích tính năng động

của chính quyền ở cấp khu, cấp huyện. Trước đây thực hiện chế độ một cấp thì chính quyền cấp khu, cấp huyện không có tài chính độc lập, muốn làm gì cũng phải báo cáo lên cấp thành phố, không được tự chủ về thu chi tài chính. Hơn nữa, trước đây Thành phố cấp tiền nên cấp dưới sử dụng cũng không tiết kiệm, nay tài chính độc lập, làm gì cũng phải tính toán. Ngoài ra do độc lập về tài chính nên cũng có thể chủ động, sáng tạo tìm ra nhiều biện pháp mới và hay để tăng nguồn thu.

Cơ cấu tổ chức của Uỷ ban Kinh tế Chính quyền nhân dân Thành phố Thượng Hải gồm 30 Phòng, ban, trong đó có một số phòng, ban liên quan đến quản lý Nhà nước về thương mại như sau:

Phòng Lưu thông thị trường:

Chủ yếu quản lý về xây dựng hệ thống thị trường, các văn bản pháp quy có liên quan đến thị trường và quản lý dự trữ hàng hoá. Ngoài ra phòng còn phụ trách mạng lưới thu hồi những sản phẩm phế liệu và phụ trách khai thác thị trường nội địa, xây dựng và cải cách hệ thống thể chế của thị trường nội địa.

Phòng Quản lý ngành bán lẻ:

- Nghiên cứu xu hướng phát triển của ngành bán lẻ trên thế giới.

- Chế định ra các quy hoạch phát triển mạng lưới bán lẻ của Thành phố Thượng Hải cũng như các quy định, quy tắc có liên quan đến bán lẻ.

- Chỉ đạo các doanh nghiệp quy mô lớn trong lĩnh vực bán lẻ.

- Thúc đẩy các phương thức kinh doanh như phương thức kinh doanh chuỗi, xây dựng các khu thương mại trung tâm cũng như ở ngoại vi.

Phòng Quản lý ngành thực phẩm

Quản lý những vấn đề có liên quan đến các sản phẩm thực phẩm như thịt, trứng, thuỷ sản...

Phòng Quản lý các ngành dịch vụ:

- Quản lý các ngành dịch vụ như ăn uống, cầm đồ, bán đấu giá, hội chợ triển lãm, cho thuê và những dịch vụ có liên quan đến sản xuất và sinh hoạt.

- Nghiên cứu, chế định các tiêu chuẩn kinh doanh các ngành nghề dịch vụ cũng như các quy tắc, quy định có liên quan.

Phòng Quy hoạch tổng hợp:

Chủ yếu phụ trách chiến lược, đường lối phát triển và quy hoạch của các ngành nghề.

Phòng Nghiên cứu:

Phụ trách các chuyên đề nghiên cứu có liên quan đến ngành thương mại và soạn thảo các văn bản pháp quy có liên quan đến kinh tế cũng như hành chính.

Phòng Vận hành kinh tế:

Phụ trách công việc thống kê và phân tích tình hình thương mại.

Trong công tác quy hoạch, đầu tiên là quy hoạch của toàn Thành phố đưa ra. Quy hoạch này được đưa cho các khu, huyện liên quan của Thành phố tham khảo. Các khu, huyện liên quan phải quy hoạch trên cơ sở quy hoạch chung của Thành phố. Nếu phát sinh mâu thuẫn hoặc không khớp thì tất nhiên là phải tuân thủ quy hoạch của cấp trên. Cấp thành phố giữ nguyên quyết định về quy hoạch, ví dụ một khu muốn làm một siêu thị tổng hợp quy mô lớn, cơ chế đã quy định phải thông qua hội nghị về trưng cầu ý kiến, nhưng sau đó đệ trình lên cấp trên thấy không hợp thì họ có thể gạt đi. Cho nên khi thực hiện quy hoạch cũng phải tính đến mức độ khả thi của các quy hoạch.

Cấp khu hoặc huyện có thuế và tài chính riêng. Ở cấp khu - huyện thì thuế được nộp cho cho cơ quan tài chính riêng và được tự chi tiêu. Do áp dụng cơ chế hai cấp chính quyền quản lý cho nên vai trò của cấp khu - huyện trong việc thúc đẩy thương mại rất lớn. Có rất nhiều khu - huyện của Thành

phố có thu nhập tài chính phần lớn từ ngành thương mại, vì vậy nếu họ làm tốt quy hoạch phát triển thương mại trên địa bàn thì thuế thu được cũng sẽ lớn. Thượng Hải có khu Thịnh An có 3 Office buildings (toà nhà) cho thuê, tất cả các loại thuế thu được từ việc khai thác 3 toà nhà này một năm là 100 triệu Nhân dân tệ.

Trong thập niên 80, mạng lưới thương mại ở Thượng Hải còn rất kém phát triển, không đáp ứng nổi nhu cầu của thị trường cũng như của người dân, hàng hoá không đủ, cửa hàng cửa hiệu không đủ. Mặc dù có nhiều khu chung cư mới được xây dựng nhưng dân không muốn đến đó bởi vì xa, không tiện cho sinh hoạt, mua sắm không thuận lợi.

Đến thập niên 90, Thượng Hải đã khuyến khích phát triển hệ thống siêu thị để thoả mãn nhu cầu mua sắm của người dân. Trong những năm 1994- 1996, Thành phố đã có chính sách khuyến khích mở siêu thị. Khi đó phương thức kinh doanh siêu thị còn mới, mọi người kinh doanh chưa có nhiều kinh nghiệm, đòi hỏi đầu tư tương đối lớn, vì thế Thành phố phải hỗ trợ cho thương nhân về thuê địa điểm, hỗ trợ về thuế, hỗ trợ về khoản vay, phí cho thuê ở mức tối thiểu để thương nhân có thể thuê được địa điểm, cụ thể như: Năm thứ nhất được miễn thuế hoàn toàn; năm thứ hai giảm một nửa, năm thứ ba mới thu đầy đủ; về vay ngân hàng: bản thân doanh nghiệp vay thì rất khó cho nên chính quyền hỗ trợ bằng cách chính quyền đứng ra bảo lãnh cho doanh nghiệp vay ngân hàng để kinh doanh siêu thị. Trong giai đoạn từ 1994 - 1996, trung bình mỗi năm khoảng trên 100 siêu thị được xây dựng.

Thượng Hải có con đường Hằng Sơn, đường này là đường chuyên kinh doanh về ăn uống. Để hình thành nên đường phố ăn uống này thì chính quyền khu đó đã có nhiều chính sách hỗ trợ: chính quyền đứng ra thương lượng với

các hộ có nhà hai bên mặt đường để các hộ này nhường lại vị trí đó cho chủ kinh doanh cà phê, kinh doanh ăn uống; ngoài ra, chính quyền cũng bỏ tiền để cải tạo lại hệ thống chiếu sáng, môi trường cho khu phố đó. Vì vậy, đường phố này đã trở thành một đường phố mà hầu hết đều do những người Trung Quốc từng đi du học ở Mỹ và Châu Âu trở về đầu tư mở tiệm kinh doanh, đồng thời họ đã mang theo các quan niệm và các kinh nghiệm về kinh doanh ăn uống từ các nước Âu Mỹ về Thượng Hải. ở phố này có một nhà hàng gọi là Nhà hàng Sài Gòn chuyên kinh doanh món ăn Việt Nam và các nhân viên phục vụ trong đó cũng mặc đồ Việt Nam.

Ngoài ra, ở khu Đô An cũng có địa điểm kinh doanh gọi là Thế giới mới do chủ đầu tư Hồng Kông đầu tư xây dựng. Chủ đầu tư chủ yếu là phụ trách đầu tư cơ sở có liên quan đến kinh doanh thương mại, còn chính quyền đầu tư xây dựng hồ nhân tạo, trồng cây xanh… tạo môi trường. Sau khi khu này được hình thành thì không chỉ có người Thượng Hải mà còn có rất nhiều chủ kinh doanh trên thế giới cũng như ở các địa phương khác đã đến đây đầu tư kinh doanh.

Một phần của tài liệu LÝ LUẬN NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH, THÀNH PHỐ (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(40 trang)