Phương á n

Một phần của tài liệu Đánh giá quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn Huyện Hoài Đức - TP. Hà Nội giai đoạn 2006 - 2010 (Trang 34)

Trong điều kiện thuận lợi, vốn đầu tư nhiều hơn, khả năng hội nhập mở cửa với nước ngoài phát triển hơn, tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm phát triển thuận lợi hơn. Phấn đấu tích cực; huy động cao các nguồn lực của huyện và tạo điều kiện thuận lợi thu hút đầu tư bên ngoài; các công trình trọng điểm trên địa bàn huyện được xây dựng và phát huy hiệu quả; các khu, cụm công nghiệp thu hút được các dự án đầu tư, các làng nghề, ngành nghề truyền thống tiếp tục phát triển, các lợi thế về lĩnh vực dịch vụ được khai thác. Theo phương án này nhịp độ tăng trưởng GDP bình quân của huyện là 16,0%/năm; cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch mạnh mẽ (nông nghiệp: 11,6%; công nghiệp - xây dựng: 55,4%; dịch vụ - thương mại: 33,0%); GDP bình quân trên người theo giá hiện hành đến năm 2010 đạt 17,88 triệu đồng.

Việc sử dụng đất trong phương án này mang tính tích cực với cách nhìn xa hơn, được xây dựng với trình độ khai thác, sử dụng đất tương đối cao và triệt để trong điều kiện nền kinh tế của huyện phát triển với tốc độ cao, tập trung vào khu vực kinh tế công nghiệp, xây dựng và khu vực kinh tế dịch vụ phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của Thành phố.

Phương án này đã tính toán đến khả năng đầu tư từ bên ngoài để xây dựng và phát triển các ngành kinh tế của Huyện. Có điều chỉnh, bổ sung các

loại đất theo mục đích sử dụng phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của huyện đến năm 2010. Bổ sung thêm các khu, cụm công nghiệp và các khu đô thị tại chỗ, chú trọng phát triển công nghiệp ít gây ô nhiễm nhằm nâng cao giá trị sản phẩm ngành công nghiệp.

Khai thác triệt để quỹ đất chưa sử dụng vào sử dụng cho các mục đích nông nghiệp và phi nông nghiệp.

Ưu điểm của phương án này là nhịp độ tăng trưởng kinh tế của huyện cao. Tạo ra sử chuyển dịch cơ cấu mạnh mẽ theo hướng tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và dịch vụ. Có điều kiện đô thị hóa nông thôn, phát triển nông thôn để rút ngắn khoảng cách về mức sống nhờ vào sự phát triển toàn diện các điểm công nghiệp, thương mại, du lịch xuống các khu vực nông thôn. Đóng góp vào cơ cấu GDP của Thành phố cao.

Nhược điểm của phương án này là dư thừa lao động nông nghiệp, đặc biệt là ở khu vực nông thôn, nên phải có biện pháp đào tạo, dạy nghề, giúp họ có khả năng chuyển đổi ngành nghề. Mức độ phát triển công nghiệp lớn tạo ra sự ra tăng dân số cơ học cao làm phát sinh những vấn đề về xã hội như giải quyết chỗ ở và trật tự an ninh.

Một số chỉ tiêu sử dụng đất chính của phương án I:

- Đất nông nghiệp: 1478,47 ha; giảm 3341,74 ha so với năm 2006. + Đất sản xuất nông nghiệp: 1360,60 ha; giảm 330318 ha so với năm 2006. + Đất nuôi trồng thủy sản; 55,01 ha; giảm 73,44 ha so với năm 2006. + Đất nông nghiệp khác; 62,86 ha; tăng 34,88 ha so với năm 2006. - Đất phi nông nghiệp; 6739,96 ha; tăng 3374,32 ha so với năm 2006. + Đất ở: 3978 ha; tăng 2471,01 ha so với năm 2006.

+ Đất chuyên dùng; 2501,39 ha; tăng 902,42 ha so với năm 2006. + Đất tôn giáo, tín ngưỡng; 32,72 ha; tăng 4,86 ha so với năm 2006. + Đất nghĩa trang, nghĩa địa; 109,06 ha; tăng 35,01 ha so với năm 2006. + Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng;117,07 ha; giảm 36,58 ha so với năm 2006.

- Đất chưa sử dụng giảm so với năm 2006 là 32,58 ha.

2.4.2. Phương án II

Trên cơ sở tiềm năng kinh tế của huyện, trong điều kiện các nguồn vốn đầu tư không có những đột biến lớn, theo phương án này thì các khu, cụm công nghiệp và đô thị trên địa bàn huyện triển khai chậm và tác động của vùng, nhất là thủ đô Hà Nội đến phát triển kinh tế - xã hội của huyện ở mức trung bình.Theo phương án này nhịp độ tăng trưởng kinh tế bình quân của huyện giai đoạn này phấn đấu đạt 14,4%; cơ cấu kinh tế của huyện đến năm 2010 như sau: nông nghiệp: 13,3%; công nghiệp - xây dựng: 39,3%; dịch vụ - thương mại: 47,4%); GDP bình quân trên người theo giá hiện hành đến năm 2010 đạt 17,0 triệu đồng.

Đây là phương án trung bình có mức độ khai thác sử dụng đất tiết kiệm, hạn chế tối đa việc mất đất sản xuất nông nghiệp cho các mục đích khác. Là phương án ưu tiên phát triển vào nông nghiệp và xây dựng, đặc biệt là xây dựng cơ sở hạ tầng.

Bảo vệ quỹ đất nông nghiệp hiện có, tích cực chuyển đổi cơ câu cây trồng và tạo nên sự chuyển dịch cơ cấu trong công nghiệp.

Ưu điểm của phương án này là chi phí đầu tư ít, hạn chế hơn việc mất đất sản xuất nông nghiệp sử dụng vào mục đích khác nhằm giải quyết việc làm ổn định cho lao động nông thôn.

Nhược điểm của phương án này là nhịp độ tăng trưởng thấp chưa phát huy hết nội lực, mức phấn đấu chưa cao và chưa phù hợp với vai trò, vị trí tiềm năng sẵn có của huyện. Thu nhập giữa khu vực đô thị và nông thôn có sự chênh lệch lớn, tốc độ phát triển khu vực nông thôn còn chậm.

- Đất nông nghiệp: 2101,32 ha; giảm 2718,89 ha so với năm 2006. + Đất sản xuất nông nghiệp: 1795,23 ha; giảm 2868,55 ha so với năm 2006. + Đất nuôi trồng thủy sản; 249,52 ha; giảm 121,07 ha so với năm 2006. + Đất nông nghiệp khác; 56,57ha; tăng 28,59 ha so với năm 2006. - Đất phi nông nghiệp; 6109,08 ha; tăng 2743,44 ha so với năm 2006. + Đất ở: 3580,34 ha; tăng 2073,20 ha so với năm 2006.

+ Đất chuyên dùng; 2268,32 ha; tăng 669,35 ha so với năm 2006. + Đất tôn giáo, tín ngưỡng; 32,71 ha; tăng 4,86 ha so với năm 2006. + Đất nghĩa trang, nghĩa địa; 109,06 ha; tăng 35,01 ha so với năm 2006.

+ Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng;117,07 ha; giảm 36,58 ha so với năm 2006.

+ Đất phi nông nghiệp khác; 1,58 ha.

- Đất chưa sử dụng giảm so với năm 2006 là 24,55 ha.

Bảng 04: Diện tích cơ cấu sử dụng đất theo phương án I, II của huyện Hoài Đức Chỉ tiêu Hiện trạng năm 2006 PAI đến năm 2010 PAII đến năm 2010 Diện tích (ha) cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) TỔNG DIỆN TÍCH ĐẤT TỰ NHIÊN 8245.16 100.00 8245.16 100.00 8245.16 100.00 ĐẤT NÔNG NGHIỆP NNP 4820.21 58.46 1478.47 17.93 2101.32 25.49 Đất sản xuát nông nghiệp SXN 4663.78 56.56 1360.6 16.5 1795.23 21.77

Đất trồng cây hàng năm CHN 4203.9 5 50.99 895.79 10.86 1126.07 13.66 Đất trồng lúa LUA 3192.1 6 38.72 434.96 5.28 621.32 7.54 Đất chuyên trồng lúa nước LUC 3192.1

6

38.72 434.96 5.28 621.32 7.54

Đất trồng cây hàng năm còn lại HNC 1011.7 9

12.27 460.83 5.59 504.75 6.12

Đất trồng cây lâu năm CLN 459.83 5.58 464.81 5.64 669.16 8.12

Đất nuôi trồng thủy sản NTS 128.45 1.56 55.01 0.67 249.52 3.03

Một phần của tài liệu Đánh giá quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn Huyện Hoài Đức - TP. Hà Nội giai đoạn 2006 - 2010 (Trang 34)