Đánh giá giai đoạn thực hiện quy hoạch 2006

Một phần của tài liệu Đánh giá quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn Huyện Hoài Đức - TP. Hà Nội giai đoạn 2006 - 2010 (Trang 52)

3. Thực trạng sử dụng và quy hoạch đất năm

3.2.Đánh giá giai đoạn thực hiện quy hoạch 2006

- Trước khi thực hiện quy hoạch sử dụng đất, thì huyện cần tổ chức thực hiện quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội giai đoạn 2006 - 2010. Vì quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội là căn cứ để quy hoạch sử dụng đất đai. Nó chỉ ra chỉ ra nhu cầu của các ngành, trong đó chỉ rõ nhu cầu sử dụng đất của các ngành. Từ bộ khung mà quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội xây dựng lên giúp cho quy ho.ạch sử dụng đất đai cũng như các quy hoạch khác thực hiện một cách nhanh chóng và hiệu quả cao.

-`Quy hoạch sử dụng đất không những là việc phân bổ các loại đất cho hợp lý mà còn phải phù hợp với quy hoạch không gian. Đây là yếu tố quan trọng, nhưng bản quy hoạch đã không đề cập tới. Đồng thời, dự báo trên chỉ phân bổ đất cho từng loại đất nhưng không nêu cụ thể là sẽ phân bổ, quy hoạch từng loại đất ở những khu vực nào, vùng nào, có diện tích bao nhiêu...

- So sánh hiện trạng đất đai năm 2010 và phương án lựa chọn của Huyện trong việc phân bổ đất đai trong kỳ quy hoạch 2006 - 2010, em thấy có nhiều sự chênh lệch rất lớn. Nhìn vào phương án được lựa chọn cho thấy mục tiêu mà huyện hướng tới trong năm 2010 thì đất nông nghiệp sẽ chỉ còn 17,93% ứng với 1478,47 ha. Trong khi đó thực tế năm 2010 còn tới 51,08% ứng với 4272,12 ha. Bên cạnh đất nông nghiệp thì các loại đất khác cũng không nằm ngoài tình trạng đó như: đất phi nông nghiệp mục tiêu tăng lên thành 6739,96 ha ứng với 81,74% nhưng thực tế năm 2010 chỉ đạt được

3917,35 ha ứng với 47,50% và đất chưa sử dụng cũng vậy, huyện phấn đấu chỉ còn 0,32% ứng với 26,73 ha vậy mà thực trạng lại còn tới 57,30 ha ứng với 0,69%.

Sự chênh lệch trên làm cho nhiều người đặt nghi vấn với phương án mà huyện đã lựa chọn cũng như trình độ năng lực của các cán bộ thực hiện quy hoạch. Liệu rằng, trên cơ sở là quỹ đất hiện có và tiềm năng của huyện thì việc đặt ra những mục tiêu theo phương án là hoàn toàn không hợp lý. Điều đó đã được thể hiện rất rõ khi huyện tiến hành kiểm kê đất đai ngày 01/01/2010. Thực tế thì quỹ đất nông nghiệp (51,08%) vẫn chiếm tỷ lệ lớn hơn so với quỹ đất phi nông nghiệp (47,50%), điều này vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của vùng, vì huyện đang là một trong những vùng đô thị hóa mạnh mẽ, thu hút nhiều nguồn đầu tư lớn. Bên cạnh đó, nguồn đất chưa sử dụng vẫn chưa được khai thác sử dụng triệt để, vẫn còn tồn đọng tới 57,30 ha chiếm tới 0,69%.

- Hơn thế nữa, đây là bản quy hoạch đã được các cấp lãnh đạo thẩm định và phê duyệt thực hiện, vậy thì, với việc mục tiêu còn quá xa so với thực tế như thế này thì nguyên nhân là ở đâu? Phải chăng, do còn nhiều bất cập trong công việc thực hiện quy hoạch hay do công tác làm quy hoạch còn non kém. Có lẽ cả hai lý do trên đều xảy ra. Có một thực tế đang diễn ra trên địa bàn huyện đó là việc “Quy hoạch trực tiếp” tức là: khi có một doanh nghiệp hay một nhà đầu tư nào thấy một khu đất nào đó là hợp lý cho dự án của họ thì họ sẽ đệ trình dự án và xin đầu tư lên phòng Tài nguyên và Môi trường, sau khi được tổ cán bộ đánh giá tính khả thi của dự án, nếu được sẽ đệ trình tiếp lên trên, và ngược lại thì thôi. Chính điều này làm nảy sinh rất nhiều vấn đề trong công tác quản lý và thực hiện quy hoạch cũng như làm nảy sinh những tệ nạn chạy tiền dự án, đút lót, tham nhũng...

- Điều đáng chú ý nữa là việc lấn chiếm đất đai, cố tình làm trái pháp luật, sai quy hoạch vẫn ngang nhiên diễn ra tại nơi đây, cụ thể như: Nhiều hộ gia đình ở xã An Thượng, huyện Hoài Đức ngang nhiên xây dựng nhà ở trên đất nông nghiệp, nhưng chính quyền xã không ngăn chặn, xử lý kịp thời. Hơn

nữa, một số hộ dân còn tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất, khiến dư luận nhân dân hết sức bất bình…; “Quan xã làm trái pháp luật đất đai khiến nhiều hộ dân đua theo biến hàng chục héc ta đất nông nghiệp, đất công và cả đất đê thành nhà kiên cố và biệt thự”. Đó là câu chuyện xảy ra tại xã Song Phương. Điển hình là vụ bán đất nông nghiệp trái phép vùng Dộc Thượng cho 18 hộ dân với diện tích gần 4.000 m2 thuộc quỹ đất do tập thể quản lý....

- Trên đây là những đánh giá cũng như những ý kiến chủ quan của em về tình hình quy hoạch sử dụng đất đại trên địa bàn huyện Hoài Đức - Hà Nội dựa trên cơ sở những số liệu thu thập được trong quá trình đi thực tập tại phòng Tài Nguyên và Môi trường huyện Hoài Đức. Do thời gian thực tập còn ngắn cùng những hiểu biết còn hạn chế nên vẫn còn nhiều thiếu sót và cũng chưa đánh giá được đầy đủ. Tuy nhiên, trong chương tiếp theo em cũng xin đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao công tác quy hoạch sử dụng đất đai trên địa bàn huyện Hoài Đức.

CHƯƠNG III

Một phần của tài liệu Đánh giá quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn Huyện Hoài Đức - TP. Hà Nội giai đoạn 2006 - 2010 (Trang 52)