Các chỉ tiêu đánh giá công tác tiền lương

Một phần của tài liệu Tìm hiểu công tác tiền lương , tiền thưởng tại công ty TNHH công nghiệp Thành Long (Trang 29)

a. Hình thức trả lương theo thời gian

2.1.3: Các chỉ tiêu đánh giá công tác tiền lương

Chỉ tiêu đánh giá tiền lương được đánh giá trên đơn giá tiền lương. Đơn giá tiền

lương là số tiền trả cho doanh nghiệp(hay người lao động) khi thực hiện một đơn vị sản phẩm(công việc ) nhất định.

2.1.3.1. Chỉ tiêu tính đơn giá tiền lương tính trên đơn vị sản phẩm

Công thức tính: Đg = Lg x Tsp

Trong đó : Đg: Đơn giá tiền lương tính trên đơn vị sản phẩm

Lg :Tiền lương giờ tính trên cơ sở cấp bậc bình quan ,phụ cấp bình quân và mức lương tối thiểu của doanh nghiệp.

Tsp :Mức lao động của một đơn vị sản phẩm

Phương pháp này tương ứng với vhir tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh được chọn là tổng sản phẩm bằng hiện vật (kể cả sản phẩm quy đổi) thường áp dụng cho các doanh nghiệp sản xuất một loại sản phảm hay một số loại sản phẩm có thể quy dổi được.

2.1.3.2.Chỉ tiêu tính đơn giá tiền lương tính trên doanh thu

Phương pháp này tương ứng với chỉ tiêu kế hoạch là doanh thu, thường được áp dụng đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doah,dịch vụ tổng hợp.

Công thức tính: Đg = Vkh / Dkh

Trong đó : Vkh :tổng quỹ lương năm kế hoạch Dkh :Tổng doanh thu kế hoạch.

2.1.3.3.Chỉ tiêu tính đơn giá tính trên doanh thu trừ đi chi phí

Áp dụng đối với doanh nghiệp quản lý được tổng tu và tổng chi một cách chặt chẽ trên cơ sở các mức chi phí.

Công thức tính: Đg = Vkh /( Dkh – Ckh) Trong đó: Ckh: tổng chi phí theo kế hoạch.

2.1.3.4.Chỉ tiêu tính đơn giá tính trên lợi nhuận

Phương pháp này thường áp dụng đối với doanh nghiệp quản lý được tổng thu và tổng chi và xác định lợi nhuận kế hoạch sát với thực tế thực hiện.

Công thức: Đg = Vkh / Pkh

Trong đó : Vkh: Tổng quỹ tiền lương năm kế hoạch

Pkh :Lợi nhuận theo kế hoạch.

2.1.4.Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác trả lương cho người lao động. *Các yếu tố bên ngoài :

Cung về lao động : Trên thị trường nếu cung lao động lớn hơn cầu lao động thì sẽ có một lương lao động dư thừa điều đó gây sức ép cho người lao động mức lương đưa ra có thể không thoả đáng cho người lao động. Điều ngược lại, nếu cung lao động nhỏ hơn cầu về lao động, điều đó sẽ tạo lợi nhuận cho người lao động. Doanh nghiệp phải đưa ra các mức thù lao cao để thu hút người lao động.

- Điều kiện kinh tế xã hội : Để trả thù lao cho người lao động phải xem xét tình hình kinh tế của các nghành như thế nào nền kinh tế đang trong thời kỳ đi lên hay suy thái từ đó quyết định mức lương hợp lý.

- Các điều kiện về lao động : Chinh sách tiền lương phải tuân thủ theo các quy định của luật pháp. Quy định về việc trả công cho người lao động.

- Quan niệm của xã hội về các công việc: Một ngành quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, mang tính chủ chốt thì cần phải có mức lương cao để thu hút và phát triển nguồn lao động.

- Giá cả sinh hoạt: tiền lương phải phù hợp với chi phí sinh hoạt khi mà giá cả sinh hoạt tăng trong một giai đoạn nhất định nào đó thì sóo lượng hàng hoá tiêu dùng mà người lao động có thể mua được bằng số tiền lương như cũ sẽ ít hơn. Như vậy, với số tiền lương không đổi, giá cả sinh hoạt tăng thì sẽ không đáp ứng được sinh hoạt cần thiết cho tiêu dùng của người lao động không đảm bảo tái sản xuất sức lao động do vậy khi giá cả sinh hoạt tăng thì doanh nghiệp phải tăng lương cho người lao động

*Các yếu tố thuộc về doanh nghiệp

- Chiến lược kinh doanh và chính sách của doanh nghiệp ảnh hưởng tới mức thù lao nói chung và tiền lương nói riêng.

- Đặc điểm và cơ cấu hoạt động của doanh nghiệp: thể hiện ở việc doanh nghiệp sử dụng vốn có hiệu quả và năng suất lao động của đội ngũ cán bộ công nhân viên phải đạt được kết quả, chất lượng lao động tốt hoặc vượt chỉ tiêu đề ra của ban lãnh đạo thì mức lương của người lao động sẽ được trả cao, đúng với sức lao động họ bỏ ra. - Quy mô doanh nghiệp: nếu doanh nghiệp có quy mô lớn như vậy có thế mạnh về kinh doanh, có lợi thế trong cạnh tranh nhưng cũng có khó khăn trong việc trả thù lao cho người lao động, công bằng giữa người lao động.

- Khả năng chi trả. Nếu doanh nghiệp làm ăn có lợi nhuận lớn thì có khả năng để trả lương cao.

- Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp: với những doanh nghiệp có nhiều cấp quản trị thì quản trị cấp cao thường quyết định cơ cấu thù lao chung và tiền lương nói riêng. Do vậy, gây bất lợi cho nhân viên vì cấp cao ít đi sâu sát nhân viên. Ngược lại đối với các hãng có ít các cấp bậc quản trị trực tuyến quyết định các vấn đề về lương bổng, công nhân sẽ được hưởng lương hợp lý hơn, vì các cấp quản trị này đi sâu sát công nhân hơn.

- Tổ chức công đoàn và các hoạt động của tổ chức công đoàn: Nếu doanh nghiệp có tổ chức công đoàn có thế lực mạnh mẽ thì vấn đề lương sẽ công bằng hơn. - Bầu không khí văn hoá của doanh nghiệp: Phụ thuộc và tư tưởng vào điều kiện cụ thể có những doanh nghiệp muốn đứng đầu trong việc trả lương cao hơn các doanh nghiệp khác vì họ cần nhân tài và họ cho rằng trả lương cao có thể thu hút được nhân tài, một số doanh nghiệp khác lại áp dụng lương thịnh hành vì họ cho rằng họ vãn có thể thu hút những người có khả năng vào làm việc và công việc trong dây truyền sản xuất chỉ đòi hỏi người có khả năng trung bình. Có doanh nghiệp lại áp dụng chính sách trả lương thấp hơn mức lương thịnh hành vì các doanh nghiệp này lâm vào tình trạng tài chính khó khăn hoặc họ cho rằng không cần những công nhân giỏi để làm những công việc đơn giản.

* Yếu tố thuộc về bản thân công việc: Công việc là một yếu tố chính quyết

định và ảnh hưởng đến mức lương.

Các yếu tố thuộc về công việc bao gồm:

+ Các yếu tố thuộc về kỹ năng thực hiện công việc: gồm các kỹ năng thuộc về thể lực, trí lực trình độ giáo dục, đào tạo các kỹ năng. Trách nhiệm tối đa công việc nào đó tuỳ từng vị trí công việc mà người lao động đảm nhiệm, những công việc khác nhau. + Các nỗ lực: Đó là sự cố gắng của người lao động đối với sự thực hiện công việc gồm các nỗ lực thuộc về thể lực, và trí lực.

+ Các điều kiện làm việc đó là gồm các điều kiện về môi trường, vật chất.

*Các yếu tố thuộc về cá nhân người lao động.

Chính bản thân nhân viên quyết định rất nhiều đến tiền lương của họ. Tiền lương của người lao động phụ thuộc vào các yếu tố.

2.2.Phân tích,đánh giá thực trạng của công tác tiền lương,tiền thưởng của Công ty TNHH công nghiệp nhôm Thành Long

2.2.1.Phân tích thực trạng công tác tiền lương ,tiền thưởng trong công ty Công ty TNHH công nghiệp nhôm Thành Long

2.2.1.1: Điều kiện tổ chức tiền lương của công ty

*Tổ chức phục vụ nơi làm việc

Do đặc điểm của công ty là mua bán và sản xuất gỗ vì vậy công ty đã tổ chức các cửa hàng trung tâm để mua bán. Ngoài ra công ty còn có một hệ thống kho bảo quản hàng hóa khá tốt, có đày đủ các phương tiện để bảo quản. Công ty còn trang bị phương tiện giao dịch với khách hàng như xe, điện thoại, hệ thống phòng ban cho cán bộ quản lý. Đó là những điều kiện về cơ sở vật chất mà công ty đã trang bị cho mọi phòng ban của công ty.

*Điều kiện lao động

Do làm việc với các loại gỗ có phần làm việc nặng nhọc nên công ty có chế độ về thời gian làm việc hợp lý. Đó là những việc mà công ty nên làm, nếu sắp xếp thời gian tốt thì mới có khả năng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Đối với công ty thì hàng năm thường xuyên tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động là điều

*Phân công hiệp tác lao động

Để hoàn thành được kế hoạch của công ty và kế hoạch của công ty giao cho thì các phòng ban phải có sự hiệp tác chặt chẽ với nhau để xúc tiến việc sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao, tức là hoàn thành mọi công việc. Do đó ở đây ta thấy các phòng ban, các cơ sở địa phương đều có sự phối hợp với nhau thông qua ban lãnh đạo của công ty để hoàn thành nhiệm vụ của mình một cách tốt nhất, hiệu quả nhất.

*Đánh giá thực hiện công việc.

Công ty đánh giá mức độ hoàn thành công việc bằng hiệu quả công tác của cán bộ công nhân viên,ở mức độ hoàn thành khối lượng khoán về khinh doanh,về sản lượng bán ra và mua vào của các đơn vị, của các cơ sở. Đó chính là việc đánh giá hiệu quả làm việc của công ty.

2.2.1.2.Tình hình sử dụng thời gian lao động của công ty.

Lao động của công ty được chia làm 2 khối như sau:

Khối công nhân sản xuất: tại các phân xưởng sản xuất được phân chia theo 3 ca nên thời gian lao động của công nhân thực hiện theo đúng quy định của nhà nước(ngày làm việc 8 tiếng). Trường hợp cần thiết do đơn đặt hàng gấp thì phải tăng ca cho kịp giao hàng.

Thời gian các ca chia như sau: - Ca sáng: từ 6 giờ đến 14 giờ. - Ca chiều: từ 14 giờ đến 22 giờ.

- Ca đêm : từ 22 giờ đến 6 giờ sáng hôm sau. Một ngày nghỉ để đổi ca sau đó lại tiếp tục.

Khối quản lý,kỹ thuật,nghiệp vụ: làm việc theo giờ hành chính 44 giờ/tuần, chiều thứ 7 và ngày chủ nhật nghỉ.

- Sáng làm việc từ 7h 30 đến 12 giờ - Chiều làm việc từ 13 giờ đến 16h 30

Bảng : Tình hình sử dụng thời gian lao động của công ty stt Nội dung 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 1 Tổng số ngày dương theo lịch 365 365 366 0 1 2 Tổng số ngày nghỉ chủ nhật 52 52 52 0 0 3 Tổng số ngày nghỉ lễ,tết 8 9 9 1 0 4 Tổng số ngày làm việc theo chế độ 305 304 305 -1 1 5 Tổng số ngày vắng mặt có lý do 41,49 43,51 47,43 1 2 6 Ngỉ không có lý do 8,96 8,97 9 0,01 0,03 7 Tổng số ngày công thiệt hại 50,45 52,48 56,43 2,03 3,95 8 Tổng số ngày công làm thêm 10 13 14 3 1 9 Tổng số ngày làm việc 265,55 264,52 262,57 0.03 -1,95 10 Số ngày làm việc thực tế bình quân của 1 công nhân/tháng 22,5 22,5 22,5 (Nguồn:Phòng TC-HC)

Sử dụng thời gian lao động của người lao động là yếu tố hết sức quan trọng làm tăng khối lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận cho doah nghiệp.

Qua bảng sử dụng thời gian lao động của công ty ta thấy ngày công vắng mặt có lý do năm 2012 so với năm 2011 chiếm 4,48%, năm 2013 so với năm 2012 chiếm 9%. Nghỉ không có lý do chiếm rất ít , năm 2012 so với năm 2011 chỉ chiếm có 0,1%. Do đặc thù của công nhân làm việc trong điều kiện nặng nhọc độc hại nên ngày công nghỉ phép được sử dụng tuyệt đối.

+Đối với công nhân sản xuất trực tiếp : Các phân xưởng sản xuất chính và phòng công nghệ, thời gian làm việc 3 ca liên tục vào các ngày trong tuần kể cả thứ

bảy,chủ nhật các ngày lễ tết, được nghỉ 1 ngày trong tuần. Mỗi ca làm việc 8 giờ ,thời gian sử dụng 24 giờ /ngày.

+Đối với công nhân phục vụ và cán bộ quản lý: thời gian làm việc 48 giờ/tuần, được nghỉ vào ngày chủ nhật. Nhưng do đặc thù hoạt động kinh doanh của công ty nên một số bộ phận làm việc cả chủ nhật (luân phiên) sau đó được nghỉ bù vào các ngày kế tiếp trong tuần. Số ngày làm việc bình quân của 1 công nhân viên là 22,5 ngày.

2.2.1.3: Định mức lao động

Mức lao động là chi phí lao động được quy định để thực hiện một khối lượng công việc nhất định của một người hay một tập thể người lao động có nghề nghiệp phù hợp trong những điều kiện sản xuất nhất định.

Định mức lao động là yếu tố quan trọng nhất để đảm bảo kết quả cho việc thực hiện chế dộ tiền lương trả theo sản phẩm . Định mức lao động để áp dụng trong chế độ tiền lương trả theo sản phẩm phải được xác định theo phương pháp định mức có căn cứ kỹ thuật.

Bảng :Định mức chế biến nguyên liệu gỗ Đơn vị tính:Ster/m3

stt Nội dung 2011 Định mức2012 2013

1 Từ gỗ bao bì(≥16cm) 5.00 5.00 4.80

2 Từ cùi 0,7m(từ 10cm-15cm) 9.30 9.00 9.00

4 Từ gốc quầng 9.80 6.00 6.2

5 Từ gỗ rễ 5.60 5.50 5.50

6 Tiêu hao kế hoạch 6.00 6.60 6.41

(Nguồn:Phòng sản xuất –kinh doanh)

Theo bảng trên ta thấy được là qua các năm thì định mức chế biến nguyên vật liệu gỗ mà công ty đưa ra có chiều hướng tích cực với cùng một đơn vị sản phẩm thì nguyên liệu gỗ tròn là giảm đi trông thấy đem lại hiệu quả công tác chế biến.

Việc định mức giảm xuống do 2 nguyên nhân sau:

- Do máy móc thiết bị trong phân xưởng đáp ứng được nhu cầu sử dụng,tạo điều kiện tăng công suất đến mức cao nhất

- Về mặt trình độ tay nghề của công nhân càng cao hơn ,thời gian làm việc với máy móc lâu nên công nhân biết cách tận dụng để tối đa hóa quy cách của phôi chính phẩm.

Bảng :Định mức lao động trực tiếp phân xưởng sơ chế qua các năm. Đơn vị tính:công /ster

stt Nội dung Định mức

2011 2012 2013

A Tổ CD cưa bao bì và quầng 36.000

1 Cưa CD 0,031 0,031 0,031

2 Cắt 0,034 0,030 0,031

3 Cưa mâm 0,031 0,028 0,028

4 Thợ mũi 0,039 0,040 0,037

5 Lao vụ 0,021 0,021 0,021

B Tổ CD+Mâm cưa nguyên liệu 0.7

1 Cưa CD 0,037 0,037 0,037

2 Cưa mâm 0,042 0,043 0,043

3 Cắt 0,034 0,029 0,030

4 Thợ mũi 0,039 0,040 0,037

5 Lao vụ 0,025 0,025 0,025

(Nguồn:Phòng sản xuất –kinh doanh)

Với đội ngũ công nhân hiện có định mức nhân công/ster năm sau giảm hơn so với năm trước ở hầu hết các công đoạn.định mức này sẽ tác động thuận chiều đến giá thành

2.2.1.4. Xác định quỹ lương kế hoạch và xây dựng đơn giá tiền lương của công ty Công ty TNHH công nghiệp nhôm Thành Long

Phương pháp xác định quỹ lương theo đơn giá tiền lương và số lượng sản phẩm sản xuất trong năm căn cứ vào tính chất và đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty là sản xuất liên tục nên công ty tiến hành xây dựng quỹ tiền lương như sau:

Vkh = {Lđb x Lmin dn x ( Hcb + Hpc ) + Vgt} x 12

Trong đó: Vkh : quỹ tiền lương năm kế hoạch.

Lmin dn :Mức lương tối thiểu của doanh nghiệp lựa chọn trong khung quy định

Hcb :Hệ số lương cấp bậc công việc bình quân của doanh nghiệp .

Hpc :Hệ số các khoản phụ cấp lương bình quan được tính trong đơn giá tiền lương của doanh nghiệp.

Vgt :Quỹ lương khối gián tiếp mà số lao động này chưa được tính trong mức lương lao động.

- Xác định lao động định biên

Lao động định biên được xác định trên cơ sở định mức lao động tổng hợp được xây dựng theo quy định và hướng dẫn của Bộ lao động và Thương binh xã hội.

Số lao động định biên dược tính bằng cách lấy số lao động thực tế cộng với số lao động bổ sung như sau:

Lđb = Lc + Lpv + Lbs + Lql Lbs :Lao động bổ sung Lql: Lao động quản lý Lc :Lao động chính Lpv :Lao động phục vụ

Bảng: Phân loại lao động năm 2012

Tổng số lao

động Lao động bìnhquân Lc Lpv Lql

Số lao động 212 167 11 22

%so với tổng 100 84,43 5,2 10,4

VD:Theo tính toán của công ty

Theo chế độ cũ trong tháng làm việc 26 ngày do tổng số ngày nghỉ trong năm là 60

Một phần của tài liệu Tìm hiểu công tác tiền lương , tiền thưởng tại công ty TNHH công nghiệp Thành Long (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w