Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giá đất ở và các yếu tố ảnh hưởng đến giá đất trên địa bàn quận hà đông, thành phố hà nội (Trang 52)

2.1.1.1. Vị trí địa lý

Quận Hà Đông có tọa độ địa lý 20059’ vĩ độ Bắc, 105045’ kinh Đông, nằm dọc hai bên quốc lộ 6 từ Hà Nội đi Hòa Bình cách trung tâm Thành phố Hà Nội 13km về phía Tây, có diện tích tự nhiên 4.833,66 ha. Gồm 17 đơn vị hành chính phƣờng, có ranh giới tiếp giáp nhƣ sau:

Phía Bắc giáp huyện Từ Liêm; Phía Nam giáp huyện Thanh Oai; Phía Đông giáp huyện Thanh Trì;

Phía Tây giáp huyện Hoài Đức, huyện Quốc Oai.

Hình 2.1: Sơ đồ vị trí quận Hà Đông

47

2.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Hà Đông nằm trong vùng đồng bằng nên có địa hình đặc trƣng của vùng bằng phẳng, độ chênh địa hình không lớn, biên độ cao trình nằm trong khoảng 3,5m – 6,8m.

Địa hình thành phố chia ra làm ba khu vực hành chính: - Khu vực Bắc và Đông sông Nhuệ;

- Khu vực Bắc sông La Khê; - Khu vực Nam sông La Khê;

Với đặc điểm địa hình bằng phẳng quận Hà Đông có điều kiện thuận lợi trong thực hiện đa dạng hóa cây trồng vật nuôi, luân canh tăng vụ, tăng năng suất. Tuy vậy cũng cần củng cố hệ thống kênh mƣơng để chủ động trong việc tƣới và tiêu để nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp.

2.1.1.3. Khí hậu

Quận Hà Đông nằm trong nền chung của khí hậu miền bắc Việt Nam và nằm trong vùng tiểu khí hậu đồng bằng Bắc Bộ với các đặc điểm nhƣ sau:

Chế độ khí hậu của vùng đồng bằng sông Hồng, chịu ảnh hƣởng của gió biển, khí hậu nóng ẩm và có mùa lạnh do ảnh hƣởng của gió mùa Đông Bắc, với nhiệt độ trung bình năm là 230C, lƣợng mƣa trung bình 1700mm – 1800mm.

Chế độ nhiệt: nhiệt độ trung bình năm dao động 23,10C – 23,30 tại trạm Hà Đông. Mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau và có nhiệt độ trung bình thấp nhất là 13,60C. Mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10, nhiệt độ trung bình thƣờng trên 260C, tháng nóng nhất là tháng 7.

Chế độ ẩm: độ ẩm tƣơng đối trung bình từ 83-85%. Tháng có ẩm độ trung bình cao nhất là tháng 3, tháng 4 (87-89%), các tháng có độ ẩm tƣơng đối thấp là các tháng 11, tháng 12 (80-81%).

Chế độ bức xạ: hàng năm có khoảng 120-140 ngày nắng với tổng số giờ nắng trung bình tại trạm của quận là 1.617 giờ. Tuy nhiên số giờ nắng không phân bổ đều trong năm, mùa Đông thƣờng có những đợt không có nắng kéo dài 2-5 ngày, mùa Hè số giờ nắng trên ngày cao.

48

Chế độ mƣa: lƣợng mƣa phân bổ không đều, mùa mƣa từ tháng 5 đến tháng 10 chiếm 85-90% tổng lƣợng mƣa trong năm và mƣa lớn thƣờng tập trung vào các tháng 6,7,8. Mùa khô thƣờng diễn ra từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau chiếm 10-15% lƣợng mƣa cả năm và thƣờng chỉ có mƣa phùn, tháng mƣa ít nhất là tháng 12, 1 và tháng 2.

2.1.1.4. Thủy văn

Sông Nhuệ và sông La Khê là hai con sông ảnh hƣởng trực tiếp đến việc cấp, tiêu thoát nƣớc khu vực quận. Theo tính toán của Viện Quy hoạch Thủy lợi – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và kết quả tính toán mực nƣớc sông Nhuệ gần đây của trƣờng đại học Thủy lợi thì tƣơng lai mực nƣớc sông Nhuệ còn cao hơn nhiều so với mực nƣớc hiện nay. Kết quả tính toán và thực đo nhƣ sau:

- Nƣớc mặt hiện nay cốt mặt nƣớc sông Nhuệ mùa lũ thƣờng ở cốt ≥ 5,600m luôn cao hơn cốt tự nhiên 5,0m ÷ 5,6m. Vì vậy về mùa mƣa nơi nào chƣa san lấp tôn cao thƣờng bị úng ngập nặng.

- Nƣớc ngầm: mực nƣớc ngầm có áp về mùa mƣa (từ tháng 3 đến tháng 9) thƣờng gặp ở cốt (-9m) đến (-11m); mùa khô (từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau) thƣờng ở cốt từ (- 10m) đến (-13m). Còn nƣớc ngầm mạch nông không áp thƣờng cách mặt đất từ 1- 1,5m.

2.1.1.5. Tài nguyên đất

Điều kiện thổ nhƣỡng đất đai của quận Hà Đông chủ yếu là đất thịt, thịt nhẹ và đất bãi bồi dọc theo sông Đáy. Nằm trong vùng đồng bằng của Hà Nội, quận Hà Đông có các loại đất chính nhƣ sau:

- Đất phù sa đƣợc bồi (Pb) diện tích 261 ha chiếm khoảng 10% tổng diện tích đất nông nghiệp, phân bố các vùng ngoài đê của sông Đáy, tập trung chủ yếu tại các xã Biên Giang và Đồng Mai.

- Đất có màu nâu tƣơi đến nâu thẫm, theo số liệu phân tích loại đất này có phản ứng gần trung bình, thành phần cơ giới thịt nhẹ (tỷ lệ cấp hạt sét <0,002mm, ở tầng mặt dƣới 10%). Hàm lƣợng mùn nghèo (0,56% và 1,03%) và có xu hƣớng giảm theo chiều 0,08%, kali 1,12%), lân dễ tiêu thấp (dƣới 3mg/100g đất) kali dễ tiêu khá (trên 10g/100g đất). Trong thành phần cation trao đổi thì hàm lƣợng Ca++ cao (>12mg/100g đất), magie thấp (<2,5mg/100g đất).

49

- Đất phù sa không đƣợc bồi (P) diện tích là 1.049 ha chiếm 37,4 % diện tích đất nông nghiệp phân bố rộng khắp theo các dải đê chính của sông Nhuệ và sông Đáy tập trung chủ yếu ở các xã Dƣơng Nội, Đồng Mai và phân bố rải rác tại các phƣờng Phúc La, Vạn Phúc, Mỗ Lao và các xã Kiến Hƣng, Yên Nghĩa, Phú Lãm. Đất có màu nâu tƣơi, hình thái phẫu diện khá đồng nhất. Theo số liệu phân tích, đất có phản ứng ít chua ở tầng mặt, càng xuống dƣới sâu PH (KCL) càng tăng. Hàm lƣợng mùn trung bình (1,6%), lân khá (0,17%), kali cao (1,58%), kali dễ tiêu khá (16mg/100g đất), lân dễ tiêu thấp (1,18mg/100g đất).

- Đất phù sa gley (Pg) diện tích chiếm 1.472 ha chiếm 52,5% diện tích đất nông nghiệp của thành phố phân bố ở vùng có địa hình thấp ngập nƣớc trong thời gian dài, mực nƣớc ngầm nông. Đất phù sa gley tập trung chủ yếu tại 3 phƣờng: (Phú Lƣơng, Yên Nghĩa, Kiến Hƣng) và một phần phân bố tại các phƣờng (Dƣơng Nội, Phú Lãm, các phƣờng Hà Cầu, Vạn Phúc). Do phân bố ở địa hình thấp, bị ngập nƣớc trong thời gian dài, mực nƣớc ngầm nông, nền đất thƣờng bị gley từ trung bình đến mạnh. Qua số liệu phân tích cho thấy tỷ lệ cấp hạt sét (<0.002mm) ở các tầng rất cao và tăng theo chiều sâu phẫu diện, đất có phản ứng chua (PHKCL = 4,3 – 4,7). Hàm lƣợng mùn cao (2,5%), đạm, kali tổng số cao (0,22% và 1,96%) trong khi lân tổng số thấp (0,073%), lân dễ tiêu nghèo (1,18mg/100g đất), kali dễ tiêu trung bình (10mg/100g đất).

2.1.1.6. Tài nguyên nước (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Sông Nhuệ nối với sông Hồng tại Cống Chèm (Hà Nội), đoạn chảy qua quận Hà Đông có chiều dài 7 km, có tác dụng tƣới và thoát nƣớc cho địa bàn quận Hà Đông nói riêng và một số quận, huyện của thành phố Hà Nội nói chung.

- Sông Đáy: Là một phân lƣu chính của sông Hồng, về mùa cạn đoạn từ cửa Hát Môn đến Đập Đáy (Đan Phƣợng) chỉ còn là một lạch nhỏ vi cửa sông đã bị ngăn cách với sông Hồng bới đê Vân Cốc và Đập Đáy, chỉ khi phân lũ mới đƣợc mở cửa Đập Đáy tiêu nƣớc cho sông Hồng. Sau khi chƣơng trình làm sống lại dòng sông Đáy đƣợc thực hiện thì đây là nguồn cung cấp nƣớc tƣới và tiêu quan trọng cho sản xuất nông nghiệp của thành phố Hà Nội nói chung và quận Hà Đông nói riêng.

- Theo tài liệu thuyết minh địa chất thủy văn của PTS. Ngô Ngọc Cát (chủ biên – trƣởng phòng nghiên cứu nƣớc dƣới đất thuộc Trung tâm địa lý Tài nguyên) thì quận Hà

50

Đông nằm trong khu vực đồng bằng nên nhìn chung nƣớc ngầm dồi dào và ở nông, có thể khai thác phục vụ trong sản xuất và sinh hoạt với trữ lƣợng khá.

2.1.1.7. Tài nguyên nhân văn

Với bề dày hàng ngàn năm lịch sử, Hà Đông có nhiều danh thắng, di tích lịch sử, công trình văn hóa – nghệ thuật cùng các di tích phi vật thể khác, các lễ hội, làng nghề và văn hóa dân gian. Những đặc trƣng văn hóa Việt là nguồn lực và lợi thế cho phát triển ngành nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống đem lại những giá trị gia tăng cao trong xuất khẩu các sản phẩm này cũng nhƣ phục vụ cho du lịch và các dịch vụ văn hóa khác. Trên địa bàn quận có 78 di tích đƣợc xếp hạng. Trong đó có 68 di tích đƣợc xếp hạng cấp quốc gia và 10 di tích đƣợc xếp hạng cấp thành phố. Cụ thể nhƣ sau:

Hệ thống đình – chùa miếu: hiện có 26 chùa (trong đó có 17 chùa đƣợc xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp Bộ và 6 chùa xếp loại cấp tỉnh); 35 đình (34 đình đƣợc xếp hạng di tích lịch sử); 7 miếu (6 miếu đƣợc xếp hạng di tích lịch sử) và 5 nhà thờ thiên chúa giáo. Đình, chùa, miếu tại Hà Đông là nơi lƣu giữ nhiều nét nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc trạm trổ độc đáo của nhân dân. Tƣợng đài Nguyễn Trãi trong công viên, vƣờn hoa Nguyễn Trãi. Nhiều lễ hội gắn với di tích và cùng đi với di tích tạo thành một sản phẩm du lịch độc đáo. Ngoài ra trong quận Hà Đông còn nhiều làng nghề nổi tiếng nhƣ: Dệt tơ lụa làng Vạn Phúc, nghề thêu ở Yên Thái… tất cả các yếu tố trên kết hợp với nhau tạo ra sự phát triển cho ngành du lịch.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giá đất ở và các yếu tố ảnh hưởng đến giá đất trên địa bàn quận hà đông, thành phố hà nội (Trang 52)