Về phân loại nợ và trích lập dư phòng rủi ro

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tổng hợp NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NAM VIỆT VÀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NAM VIỆT CHI NHÁNH HÀ NỘI (Trang 30)

NHCT đã có quyết định số 147/ICB ngày 15/04/2006 về “hướng dẫn việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng được quy định theo quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN.Trong quyết định ghi rõ các nhóm nợ cùng với tỷ lệ trích lập dự phòng

Các nhóm nợ Tỷ lệ trích lập dự phòng

Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn 0%

Nhóm 2: Nợ cần chú ý 5%

Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn 20%

Nhóm 4: Nợ nghi ngờ 50%

Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn 100%

Công thức tính dự phòng cụ thể:

Số tiền phải trích dự phong = (giá trị các khoản nợ - giá trị các TSĐB)* tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể

trong bảng sau:

Loại tài sản đảm bảo Tỷ lệ

Số dư trên tài khoản tiền gửi VNĐ tại chi nhánh 100%

Số dư trên tài khoản tiền gửi USD tại chi nhánh 95%

Trái phiếu chính phủ:

- Thời hạn còn dưới 1 năm

- Thời hạn còn lại từ 1 đến 5 năm - Thời hạn còn lại trên 5 năm

95% 85% 80%

Thương phiếu, giấy tờ có giá của các tổ chức tín dụng 75%

Chứng khoán của các tổ chức tín dụng khác 70%

Chứng khoán của doanh nghiệp 65%

Bất động sản 50%

Các loại tài sản đảm bảo khác 30%

Ngoài ra ngân hàng còn phải trích lập dự phòng chung bằng 0.75% tổng giá trị các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4.Việc trích lập dự phòng theo quy đinh của ngân hàng, chi nhánh thực hiện khá chặt chẽ phần nào giúp chi nhánh giảm thiểu các rủi ro xảy ra.

2.5. Đánh giá hoạt động đầu tư của Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Việt chi nhánh Hà Nội :

2.5.1. Những kết quả đạt được :

Hoạt động đầu tư của ngân hàng thương mại cổ phần Nam Việt chi nhánh Hà Nội trong giai đoạn 2010-2012 được đánh giá là đã có những thành quả đáng ghi nhận trong việc phát triển mở rộng ngân hàng , nâng cao khả năng cạnh tranh của ngân hàng trên địa bàn và trong thành phố .

Hơn 100 dự án đầu tư đã được lên kế hoạch và thực hiện hoàn chỉnh trong hơn 3 năm đã có những kết qủa thiết thực và tác động trực tiểp trong việc nâng cao hiệu quả làm việc của chi nhanh và gây dựng lòng tin trong khách hàng . Ngoài ra , lần đầu tiên chi nhánh giới thiệu một sản phẩm mới là thẻ Navibank những đã thu nhận được ý kiển phản hồi tích cực từ phía khách hàng . Số lượng thẻ phát hành không ngừng tăng và số lượng giao dịch quả

thẻ cũng tăng đột biến . Điều này thể hiện rõ ràng nhất kết quả và hiệu quả của quá trình đầu tư nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh của ngân hàng .

Qua trình quản lý giai đoạn thực hiện hoạt động đầu tư của ngân hàng đang ngày càng được hoàn thiện và đạt hiệu quả . Nắm được vai trò và ý nghĩa của giai đoạn thực hiện là trực tiếp tác động tới kết quả hoạt động đầu tư nên ban quản lý của ngân hàng luôn đề cao tinh thân trách nhiệm của các cán bộ tham gia quá trình quản lý các dự án đầu tư của ngân hàng . Với tiêu chí chất lượng và tiến độ , hơn 80 dự án của ngân hàng trong giai đoạn 2010- 2012 đã đạt đúng tiến độ và kết quả thu được cũng đạt đúng chỉ tiêu đề ra . Tuy nhiên , cũng còn một vài dự án gặp phải khó khăn do tác động ngoại cảnh nên không đạt đúng tiến độ gây lãng phí cho ngân hàng nhưng các cán bộ quản lý đã kịp thời xử lý để giảm thiểu tối đa thiệt hại .

Quá trình đầu tư phát triển chi nhánh trải qua các bước lập và thực hiện dự án đầu tư được quản lý chặt chẽ nhằm đạt được hiệu qua cao nhất với nguồn vốn đưa ra. Hiệu quả của việc đầu tư phát triển của ngân hàng có thể nhận thấy rõ khi hiệu quả công việc của đội ngủ cán bộ công nhân viên được cải thiện đáng kể, khả năng cạnh tranh của ngân hàng được nâng cao và lợi nhuận thu được qua các năm không ngừng tăng.

Bảng thu nhập từ lãi

Đơn vị : Triệu đồng

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Thu từ lãi 106.988 219.819 225.155

Nguồn : Tổng hợp từ báo cáo thường niên giai đoạn 2010-2012

2.5.2. Những mặt hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt được , hoạt động đầu tư ở ngân hàng vẫn gặp phải những hạn chế nhất định :

cán bộ quản lý chưa cao và không đồng đều.

- Giai đoạn thực hiện dự án chưa được quản lý chặt chẽ và sát xao nên còn gây thất thoát, lãng phí và không đạt đúng tiến độ thực hiện

- Nguồn thông tin cho hoạt động thẩm định dự án còn thiếu và không nhất quán

- Nội dung và quy trình thẩm định còn nhiều thiếu sót về lý thuyết và thực tiễn thực hiện .

- Cán bộ thẩm định chuyên môn chưa cao và không đồng đều gây khó khăn cho quá trình thẩm định

CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG VỀ “HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ RỦI RO TRONG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN” TẠI NGÂN HÀNG

TMCP NAVIBANK CHI NHÁNH HÀ NỘI

Trong những năm gần đây nền kinh tế nước ta có nhiều chuyển biến tích cực trong mọi lĩnh vực. Đang từng bước bắt nhịp với xu thế phát triển của các nước trong khu vực và trên thế giới. Việt nam đã đạt được những thành tựu to lớn trong việc phát triển kinh tế. Để có được những thành công to lớn này một phần là có sự lãnh đạo bằng những đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước, mặt khác là sự đóng góp của các thành phần kinh tế trong nước. Trong đó có ngân hàng thương mại. Ngân hàng thương mại với vai trò là một trung gian tài chính đã cung cấp một lượng vốn lớn đáp ứng nhu cầu về vốn để phát triển kinh tế của đất nước. Ngân hàng Nam Việt là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần lớn nhất Việt nam. Với mạng lưới chi nhanh rộng khắp trong cả nước với sản phẩm dịch vụ đa dạng phục vụ được một số lượng lớn khách hàng, nó đã đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển của nền kinh tế nhất là cho đầu tư cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị…

Thẩm định dự án khi cho vay là hoạt động đặc trưng của ngân hàng.Song hoạt động này luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro cao chính vì vậy ngân hàng thương mại phải tìm mọi biện pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động thẩm định dự án .Đối vớ Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Việt thì việc hạn chế rủi ro trong hoạt động thẩm định dự án là vô cùng cần thiết .

KẾT LUẬN

Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Việt chi nhánh Hà Nội sau gần 6 năm hoạt động đã dần khẳng định được vị thế của mình trên thị trường tài chính khu vực quận Đống Đa nói riêng và và địa bàn thành phố Hà Nội nói chung. Điều này thể hiện qua sự tăng trưởng nhanh chóng và ổn định cả về quy mô tổng tài sản sản lẫn hiệu quả kinh doanh. Trong môi trường cạnh tranh như hiện nay, Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Việt chi nhánh Hà Nội xác định mũi nhọn chiến lược là nâng cao năng lực kinh doanh của mình thông qua năng lực tài chính, công nghệ thông tin và thực hiện tốt công tác quản trị rủi ro. Bên cạnh đó, việc tập trung đầu tư nghiên cứu phát triển ứng dụng triệt để công nghệ thông tin vào việc nâng cao tính tiện ích cho các sản phẩm dịch vụ cũng đang dần được đẩy mạnh.

Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Việt chi nhánh Hà Nội cấn quan tâm hơn nữa tới việc quản lý hoạt động đầu tư và thẩm định dự án đầu tư để hoàn thiện hơn nữa hoạt động đầu tư tại Ngân hàng.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tổng hợp NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NAM VIỆT VÀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NAM VIỆT CHI NHÁNH HÀ NỘI (Trang 30)