II. Lao động bình quân/Cơ sở
5. Tỷ lệ LĐ chia theo ngành kinh tế (%)
+ Nông-lâm-thủy sản 76,12% 47%
+ Công nghiệp-Xây dựng 6,85% 30%
+ Dịch vụ-Du lịch 17,03% 23%
(Nguồn: Thảo luận về cơ cấu lao động đến 2015 và 2020)
1. Kết luận
Lao động một tế bào quan trọng của xã hội, lao động dư thừa và thiếu việc làm diễn ra khá phổ biến không chỉ ở các vùng nông thôn mà còn diễn ra tại các vùng kinh tế trong cả nước và đối với tất cả các nước trên thế giới cũng vậy đây là vấn đề nan giải không chỉ đối với quốc gia nào. Thực trạng này chính là nguyên nhân dẫn đến xuất hiện ngày càng nhiều tệ nạn xã hội. Đê góp phần cho việc giải quyết việc làm tôi đã tiến hành thực hiện đề tài: “Thực trạng và một số biện pháp giải quyết
việc làm cho lao động nông thôn tại huyện Khánh Vĩnh – tỉnh Khánh Hòa”. Để thực hiện đề tài này đã đi sâu vào các lý luận về giải quyết việc làm và vấn đề sử dụng lao động nông thôn, đã tiếp thu kinh nghiệm và giải quyết việc làm mà nhiều năm qua huyện đã thực hiện để tạo việc làm cho lao động địa phương. Đề tài đã tiến hành phân tích số liệu của huyện Khánh Vĩnh tìm hiểu thực trạng sử dụng lao động và vấn đề giải quyết việc làm trong nông thôn.
Khánh Vĩnh một huyện miền núi của tỉnh Khánh Hòa, với tổng diện tích là 1.165km2, dân số có 34.755 người, 90% dân số sống ở nông thôn, 85% lao động làm nông nghiệp. Khánh Vĩnh có căn cứ địa cách mạng với di tích lịch sử Hòn Dù, Hòn Xã, Hòn Nhạn…, bên cạnh đó tiềm năng về kahi thác lâm sản giúp cho Khánh Vĩnh có khả năng phát triển về khai thác, phát triển về công nghiệp, phát triên du lịch sinh thái. Trong những năm gần đây kinh tế của huyện đã có sự chuyển dịch rõ rệt theo hướng công nghiệp – dịch vụ - nông nghiệp, giá trị sản xuất bình quân đầu người đạt 8,6 triệu đồng/năm.
Tuy nhiên cũng như nhiều huyện thuần nông khác, hàng năm tốc độ tăng dân số bình quân thời kỳ 2006 -2010 là 7210 người/năm, thời kỳ 2011 -2015 tuổi lao động tăng binhg quân 800 người/năm. Trong khi khả năng giải quyết việc làm của khu vực nhà nước mỗi năm càng hạn hẹp, thì khu vực ngoài nhà nước là một giả pháp hữu hiệu cho việc thu hút lao động.
2. Kiến nghị
2.1. Đối với địa bàn huyện Khánh Vĩnh
Đối với cấp huyện, xã cần tăng cường thêm về những biện pháp quản lý về đất đai, dân số, lao động. Phần lớn những lao động có thông tin về việc làm thông qua xã do đó
cần đầu tư thêm phương tiện cho các xã để có điều kiện cập nhập thông tin một cách nhanh chóng và chuản xác hơn nhằm mục đích phụ vụ nhu cầu việc làm ngày càng cao cho nhân dân địa phương. Bên cạnh đó, Xã cũng là một đơn vị cần phải chủ động trong việc giới thiệu việc làm cho người lao động vì thế mà cần có đội ngũ cán bộ có trình độ, phẩm chất để thực hiện khâu giới thiệu việc làm, giảm chi phí xin việc cho các hộ nông dân đang có nhu cầu tìm việc làm.
Trong các ngân hàng cho vay vốn cần minh bạch hóa các tiêu chí vay vốn một cách nghiệm chỉnh dễ hiểu, đễ làm để tạo điều kiện cho người dân vay vốn. Để thực hiện tốt mục đích này đội ngũ cán bộ ngân hàng không những với các nghiệp vụ cần thiết cần phải có trách nhiệm cao và có thái độ thân thiện đối với người vay vốn.
Chính quyền tại các cấp cần có các biện pháp, chính sách để thúc đẩy quá trình thực hiện phổ cập tiểu học và tiến tới phổ cập trung học cơ sở và phát triển giáo dục phổ thông, góp phần giải quyết vấn đề nhận thức pháo luật, tiếp nhận thông tin của người dân ở nông thôn, đồng thời cũng là để đảm bảo phát triển nguồn nhân lực cho huyện.
Phát triển mạng lưới trường lớp với nhu cầu học tập ngày càng cao của người dân, nâng cao chất lượng trường lớp đặc biệt các vùng miền có nhiều người dân tộc thiểu số sinh sống. Tăng cường bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, giải quyết khâu chất lượng giáo viên ngay từ khâu tuyển chọn đầu vào.
Bên cạnh những phương pháp nêu trên cũng không thể thiếu việc tăng cường thanh tra và kiểm tra công tác dạy và học của các trường trên địa bàn huyện tại các cấp trường học. Quan tâm hơn nữa đến công tác tư vấn việc làm cho học sinh ngay từ khi còn ngồi trên ghế của nhà trường, giúp các em có một cách nhìn đúng đắn về việc làm và con đường học tập mà mình đang đi. Chú trọng việc đào tạo nghề ngay trong trường học đặc biệt là các trường phổ thông để sau khi ra trường những lao động này có thể tự kiếm hoặc tự tạo việc làm ngay tại địa phương. Cần đổi mới các chương trình đào tạo nghề cho phù hợp với sự phát triển của địa phương hay nói cách khác là việc đào tạo nghề phải gắn với việc tạo việc làm cho lao động sau khi học xong nghề.
Đối với các cơ sở kinh tế cần nêu cao tinh thần chống tham nhũng, giảm chi phí cho việc sử dụng lao động sao cho có hiệu quả. Từ đó, phát triển sản xuất, tạo khả năng tạo việc almf cho lao động nông thôn.
2.3. Đối với người lao động
Hộ nông dân cần nhận thức rõ, đúng đắn vai trò làm chủ của mình trong sự phát triển kinh tế chung của huyện. Để làm được điều này một cách hiệu quả các hộ gia đình tại địa phương cần tự cập nhập thông tin, trao dồi trình độ, kiến thức về việc làm và về tốc độ phát triển kinh tế một cách tối đa để từ đó nâng cao vai trò nhận thức về việc tự tạo việc làm cho cá nhân góp phần giảm thiểu gánh nặng cho xã hội. Việc trao dồi kinh nghiệm kiến thức có thể thông qua các trường lớp, bạn bè, các hộ gia đình có kết quả sản xuất tốt... Bên cạnh đó cũng cần phản ánh những thiếu xót, những vướng mắc trong sản xuất kinh doanh lên các tổ khuyến nông, phản ánh những sai phạm một cách kịp thời cho các cơ quan có thẩm quyền... Thực hiện ghi chép lại tình hình thu chi của hộ gia đình đề việc quản lý tài chính một cách có hiệu quả. Các hộ gia đình nên áp dụng biện pháp thâm canh tăng năng suất cho cây trồng, học hỏi kinh nghiệm đầu tư sản xuất thyoong qua các kênh truyền hình, các hộ sản xuất tiên tiến, các cơ sở áp dụng biện pháp sản xuất mang tính công nghệ cao để tiến tới đa dạng hóa các nguồn thu nhập cho gia đình, góp phần thúc đẩy xã hội ngày càng phát triển.