Đánh giá tình hình sử dụng lao động và giải quyết việc làm

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số biện pháp giải quyết việc làm cho lao động nông thôn tại huyện khánh vĩnh khánh hòa(69 trang full) (Trang 44)

II. Lao động bình quân/Cơ sở

2.3.1. Đánh giá tình hình sử dụng lao động và giải quyết việc làm

Vấn đề sử dụng lao động tại huyện Khánh Vĩnh trong giai đoạn 2006 – 2010, lực lượng lao động trên địa bàn huyện tăng nhanh hơn mức tăng dân số (15,55%/12,69%), số người phụ thuộc do lao động nuôi dưỡng giảm dần. Giải quyết việc làm cho lao động đạt kết quả tích cực thông qua chương trình phát triển kinh tế - xã hội miền núi, thu nhập của người lao động cũng tăng đáng kể. Tỉ lệ thất nghiệp toàn phần không đáng kể chiếm chưa đầy 1% lực lượng lao động trong độ tuổi lao động. Trình độ của người lao động cũng được nâng cao hơn nhằm phục vụ yêu cầu ngày càng cao của nền khoa học kỹ thuật hiện đại ngày nay, đặc biệt là đối với lực

lượng lao động quản lý khu vực Nhà nước. Lao động trên địa bàn huyện Khánh Vĩnh có những ưu điểm chung của lao động của cả nước đó là đức tính cần cù, sáng tạo, chịu thương chịu khó trong sản xuất nâng cao đời sống vật chất cũng như tinh thần.

Nhận thức của các cấp, các ngành và toàn xã hội về giáo dục – đào tạo nói chung về dạy nghề nói riêng đã có những bước chuyển biến tích cực. Tỉ lệ học sinh đến lớp được tăng lên nhanh, hoàn thành phổ cập giáo dục bậc trung học, tạo tiền đề thuận lợi cho công tác đào tạo nghề. Người lao động ngày càng tăng và người lao động cũng quan tâm hơn đến vấn đề học nghề nâng cao trình độ lao động, kết quả cho thấy số lao động được tuyển mới học nghề ngày càng tăng. Dạy nghề đã và đang từng bước chuyển đổi theo hướng cầu lao động ngày càng cao, tiếp cận với các Doanh nghiệp và thị trường lao động, gắn với các chương trình giải quyết việc làm, giảm nghèo. Quy mô dạy nghề tăng nhanh, góp phần nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề và thúc đẩy quá trình chuyện dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế các điều kiện đảm bảo chất lượng dạy nghề đã được cải thiện phù hợp với tốc độ phát triển kinh tế hiện nay cũng như về lâu dài.

Bên cạnh những mặt đạt được thì số người lao động trong độ tuổi lao động chiếm xấp xỉ trên một nửa dân số, thấp hơn rất nhiều so với tỉ lệ của cả nước và trong toàn tỉnh Khánh Hòa, dẫn tới lao động phải nuôi dưỡng đến gần 2 lần, làm cho đời sống chậm được nâng cao, khả năng tích lũy thấp.

Chuyển dịch cơ cấu lao động giữa các ngành kinh tế, thành phần kinh tế và vùng kinh tế rất chậm. Lao động trên lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và kinh tế cá thể chiếm tỉ trọng lớn. Lao động trong khu vực kinh tế tư nhân có tỉ trọng thấp, tăng chậm. Lao động trong khu vực nhà nước chủ yếu là cán bộ, công chức, viên chức hành chính sự nghiệp.

Lao động nhàn rỗi trong nông nghiệp lớn; trình độ lao động nói chung thấp cả về nhận thức và tay nghề; ý thức kỷ luật và tự giác của lao động còn nhiều hạn chế, một bộ phận có tâm lý ỷ lại vào sự trợ giúp của nhà nước, không chịu khó vươn lên. Tất cả những hạn chế trên dẫn đến năng suất lao động và thu nhập thấp, khả năng tích lũy tái sản xuất mở rộng kém, không đáp ứng kịp yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn.

Đầu vào của đào tạo nghề không bảo đảm cả về số lượng và chất lượng nên tuyển sinh gặp khó khăn. Do nhiều nguyên nhân khác nhau nên việc triển khai đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường lớp còn chậm, chất lượng học viên chưa đạt yêu cầu khi thử việc vào các doanh nghiệp, công ty….Quy mô đào tạo dài hạn (cao đẳng nghề, trung cấp nghề) còn thấp. Các điều kiện đảm bảo chất lượng dạy nghề mặc dù được tăng cường nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Công tác xã hội hóa dạy nghề còn chậm, chưa huy động tốt khả năng tham gia của các thành phần kinh tế trong sự nghiệp dạy nghề.

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số biện pháp giải quyết việc làm cho lao động nông thôn tại huyện khánh vĩnh khánh hòa(69 trang full) (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w