Các chính sách cơ bản

Một phần của tài liệu THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI, LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TẠI VIỆT NAM (Trang 30)

2.4.3.1. Chính sách tỷ giá

Như chúng ta đã biết trong thời gian gần đây, thị trường vàng và thị trường ngoại hối của nước ta có nhiều biến động do sự biến động của kinh tế trong nước và thế giới. Vì vậy ngân hàng nhà nước liên tục phải đưa ra các chính sách nhằm ổn định thị trường ngoại hối.

Từ năm 2008 đến nay, chúng ta có thể liên tục chứng kiến việc điều chỉnh tỷ giá liên ngân hàng của NHNN. Lần giảm giá đầu tiên là vào tháng 6/2008. Trong năm 2009, tỷ giá USD/VND đã trải qua hai lần điều chỉnh, một lần vào tháng 3 (+2%) do tăng biên độ giao dịch từ 3% lên 5% và vào tháng 11 (+5,4%). Sang năm 2010, vào ngày 10/02 ngân hàng nhà nước bất ngờ phá giá VND thêm 3,3% từ mức 17.941 lên mức 18.544. Trong thời gian từ tháng 4 đến tháng 7 năm 2010, biến động tỷ giá không nhiều. Tuy nhiên tháng 8 năm 2010, ngân hàng nhà nước bât ngờ điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng lên mức 18.932. Như vậy trong vòng chưa đầy 1 năm NHNN đã điều chỉnh tỷ giá và VND mất khoảng 10,5% giá trị. Sang năm 2011, theo công văn 1105 – NHNN – QLNH ngày 11/02/2011 của NHNN đã quyết định điều chỉnh tỷ giá từa mức 1 Đô-la Mỹ = 18.932 Đồng Việt Nam lên 1 Đô-la Mỹ = 20.693 Đồng Việt Nam. Mức tăng đột biến lên tới 9,3% là mức tăng cao nhất trong những năm gần đây và đã thu hẹp đáng kể khoảng cách chênh lệch với giá Đô-la Mỹ trên thị trường tự do.

2.4.3.2. Chính sách lãi suất

NHNN có thể tác động tới thị trường ngoại hối thông qua chính sách lãi suất bằng cách tác động vào lãi suất tái chiết khấu. Trong các điều kiện khác không đổi khi NHNN tăng mức lãi suất tái chiết khấu sẽ làm tăng mặt bằng lãi suất trên thị trường, lãi suất trên thị trường tăng hấp dẫn các luồng vốn ngoại tệ chảy vào, làm đồng nội tệ tăng giá và ngược lại khi lãi suất chiết khẩu giảm.

Trước những diễn biến khá mạnh của thị trường ngoại hối và thị trường vàng trong tháng 3 năm 2011, ngày 8/3/2011, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ban hành quyết định 379 để điều chỉnh tăng hầu hết các mức lãi suất trên thị trường lên mức

12%/năm, trừ mức lãi suất cơ bản vẫn giữ nguyên 9%. Lãi suất tái chiết khấu có mức tăng mạnh nhất, từ 7% lên 12%.

Lãi suất tiền đồng tăng lên khiến cho những doanh nghiệp đang găm giữ ngoại tệ, để tránh vay tiền đồng lãi suất cao (mà có thể lãi suất cao cũng không vay được) sẽ phải bán đô la Mỹ lấy tiền đồng. Nguồn cung ngoại tệ theo đó sẽ dồi dào. Đây là một trong những nguyên nhân góp phần làm cho tỷ giá trên thị trường liên ngân hàng những ngày sau đó giảm và tác động khiến tỷ giá thị trường tự do rơi xuống khỏi mốc 22.000 VND/USD về gần 21.000.

2.4.3.3. Công cụ dự trữ bắt buộc

Khi ngoại tệ trên thị trường ngoại hối trở nên khan hiếm, NHNN có thể tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc với vốn huy động bằng ngoại tê của các NHTM, làm cho chi phí sử dụng vốn ngoại tệ tăng, để kinh doanh có lãi buộc các NHTM phải hạ lãi suất huy động bằng ngoại tệ, kết quả là việc nắm giữ ngoại tệ trở nên kém hấp dẫn hơn so với nắm giữ nội tệ, làm cung nội tệ tăng trên thị trường ngoại hối.

Ví dụ ngày 1/6/2011, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục có quyết định tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ đối với các tổ chức tín dụng. Đây là lần tăng thứ hai liên tiếp của Ngân hàng Nhà nước, đúng một tháng sau lần điều chỉnh áp cho kỳ duy trì dự trữ bắt buộc tháng 5/2011.

Cụ thể, theo Quyết định số 1209/QĐ-NHNN, tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng bằng ngoại tệ áp dụng như sau:

• Các ngân hàng thương mại nhà nước (không bao gồm Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Agribank), ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài là 7% trên tổng số dư tiền gửi phải dự trữ bắt buộc, tức tăng thêm 1% so với trước đó; Agribank, Quỹ Tín dụng nhân dân Trung ương, ngân hàng hợp tác là 6% trên tổng số dư tiền gửi phải dự trữ bắt buộc.

• Tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi từ 12 tháng trở lên bằng ngoại tệ áp dụng cho các ngân hàng thương mại nhà nước (không bao gồm Agribank), ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, công ty tài chính, công ty cho

thuê tài chính là 5% trên tổng số dư tiền gửi phải dự trữ bắt buộc, tức tăng thêm 1%; Agribank, Quỹ Tín dụng nhân dân Trung ương, ngân hàng hợp tác là 4% trên tổng số dư tiền gửi phải dự trữ bắt buộc.

Quyết định trên có hiệu lực thi hành kể từ kỳ duy trì dự trữ bắt buộc tháng 6/2011 và thay thế Quyết định số 750/QĐ-NHNN ngày 9/4/2011 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Việc tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc với tiền gửi ngoại tệ có tác dụng: Giảm tình trạng găm giữ USD.

Khi lãi suất huy động ngoại tệ giảm xuống, người dân sẽ chuyển sang gửi VND và các doanh nghiệp cũng giảm vay ngoại tệ do lãi vay tăng lên, từ đó giảm tình trạng găm giữ USD, tăng cung ngoại tệ cho thị trường.

Đặc biệt, nó có thể giúp tình trạng đôla hóa trong nền kinh tế giảm thiểu, bởi người dân không còn cảm thấy quá hấp dẫn khi giữ ngoại tệ.

Ngân hàng Nhà nước cùng lúc điều chỉnh cả hai vấn đề liên quan đến USD là mong muốn thị trường ngoại hối dần dần ổn định theo khuôn khổ phù hợp. Trong đó có sự quản lý nhà nước bằng cách khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập siêu để cải thiện cán cân thương mại, cán cân thanh toán, tăng dự trữ ngoại hối nhà nước. Qua đó để làm giảm tỷ lệ đôla hóa trong nền kinh tế đồng thời thu hút nguồn ngoại tệ nước ngoài, nguồn kiều hối của kiều bào. Mục tiêu này nằm trong lộ trình và có những tính hợp lý.

2.4.3.4. Chính sách kiều hối

Hàng loạt những chính sách cởi mở về thu hút ngoại hối của nhà nước được áp dụng những năm gần đây:

- Không thu thuế thu nhập từ kiều hối.

- Không đánh thuế nhập khẩu ngoại tệ với kiều hối.

- Giảm dần sự quản lí hành chính,cho phép mọi thành phần được tham gia chuyển kiều hối và khuyến khích Việt kiều về Việt Nam đầu tư.

- Cho phép thành lập các công ty chuyên chuyển kiều hối ngòai ngân hàng nhà nước.

- Cho phép nhận kiều hối bằng ngọai tệ chứ không bị ép buộc chuyển sang đồng nội tệ.

Trước những chính sách cởi mở về thu hút ngoại hối thì kết quả đạt được là ngoài mong đợi với lượng kiều hối không ngừng tăng cao qua các năm.

Tác động đến thị trường ngoại hối :

- Cải thiện cán cân thanh toán quốc tế nhằm ổn định tỷ giá.

- Góp phần tăng dự trữ ngoại hối quốc gia giúp tăng năng lực can thiệp vào thị trường của NHNN.

- Tăng cường nguồn cung ngoại tệ, đáp ứng một phần nhu cầu của thị trường giúp ổn định thị trường ngoại hối.

- Lượng kiều hối tăng nhanh nhưng nguồn kiều hối không được thu hút hoàn toàn vào hệ thống NH (nhất là những thời điểm tỉ giá trên thị trường tự do cao hơn tỉ giá niêm yết của NH) dẫn đến một phần kiều hối bán ra chợ đen đã làm trầm trọng thêm tình trạng đôla hóa tiền mặt trong nền kinh tế, NHNN khó kiểm soát được hoàn toàn thị trường ngoại hối.

2.4.3.5. Quy định trạng thái ngoại tệ

-đảm bảo an toàn cho hoạt động kinh doanh ngoại tệ của các tổ chức tín dụng có hoạt động ngoại tệ

-góp phần từng bước hoàn chỉnh thị trường hối đoái

-đưa hoạt động kinh doanh ngoại tệ của các tổ chức tín dụng hoà nhập vào thị trường tài chính quốc tế.

Nội dung:

Các tổ chức tín dụng được phép kinh doanh ngoại tệ(trừ chi nhánh ngân hàng nước ngoài),phải tuân thủ các quy định về giới hạn trạng thái ngoại tệ sau:

-Tổng trạng thái ngoại tệ dư thừa cuối ngày không được vượt quá 30% vốn tự có của tổ chức tín dụng tại thời điểm đó.

-Tổng trạng thái ngoại tệ dư thiếu cuối ngày không được vượt quá 30% vốn tự có của tổ chức tín dụng tại thời điểm đó.

Như vậy quy định mới không quy định trạng thái ngoại tệ riêng cho USD mà chỉ quy định tổng TTNT dương và tổng trạng thái ngoại tệ âm vào cuối ngày làm việc của tất cả các loại ngoại tệ.Điều này đã tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng và kinh doanh ngoại hối linh hoạt hơn trong giới hạn về cơ cấu và tỉ trọng của tất cả các loại ngoại tệ,nhất là USD.

Tác động:

Như vậy quy định mới không quy định trạng thái ngoại tệ riêng cho USD mà chỉ quy định tổng TTNT dương và tổng trạng thái ngoại tệ âm vào cuối ngày làm việc của tất cả các loại ngoại tệ.Điều này đã tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng và kinh doanh ngoại hối linh hoạt hơn trong giới hạn về cơ cấu và tỉ trọng của tất cả các loại ngoại tệ,nhất là USD.

2.4.3.6. Các biện pháp hành chính Nội dung:

- Theo Điều 22, Pháp lệnh Ngoại hối 2005: “Trên lãnh thổ Việt Nam, mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo của người cư trú, người không cư trú không được thực hiện bằng ngoại hối, trừ các giao dịch với tổ chức tín dụng, các trường hợp thanh toán thông qua trung gian gồm thu hộ, uỷ thác, đại lý và các trường hợp cần thiết khác được Thủ tướng Chính phủ cho phép".

- Theo khoản 2, điều 8, nghị định 160/2006/NĐ-CP, cá nhân muốn mua ngoại tệ thì phải chứng minh được mục đích.

- Hạn chế cho vay bằng ngoại tệ, kể cả bằng tiền đồng Việt Nam mua ngoại tệ để nhập khẩu các mặt hàng không thiết yếu, hàng tiêu dùng không khuyến khích nhập khẩu và các máy móc, thiết bị, vật tư, nguyên liệu trong nước đã sản xuất được.

- Theo Thông tư số 11/2011/TT-NHNN, NHNN quy định chấm dứt huy động và cho vay vốn bằng vàng của các tổ chức tín dụng.

- Theo Thông tư số 15/2011/TT-NHNN, Cá nhân xuất nhập cảnh mang theo từ 5.000 USD trở lên hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương phải khai báo với hải quan cửa khẩu.

Tác động tích cực đến thị trường ngoại hối :

- Hạn chế tình trạng đô la hóa, tiến tới xóa bỏ thị trường tự do.

- Giúp NHNN quản lý chặt chẽ, sát sao hơn các hoạt động giao dịch trên thị trường để có những con số chính xác cho hoạt động điều hành quản lý thị trường ngoại hối của mình.

- Làm giảm những nhu cầu về ngoại tệ không cần thiết, không phục vụ mục đích sản xuất.

- Tuy tăng cường minh bạch hóa, chống các hoạt động bất hợp pháp như rửa tiền nhưng vô hình chung lại tạo ra những thủ tục rườm rà phức tạp đối với người mua bán ngoại tệ. Vì vậy sẽ một phần sẽ tạo ra cơ hội cho thi trường tự do phát triển.

Một phần của tài liệu THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI, LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TẠI VIỆT NAM (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(43 trang)
w