Đối với phương pháp chiết khấu dòng tiền:

Một phần của tài liệu Thực trạng phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp tại Công ty kiểm toán và tư vấn tài chính kế toán AFC (Trang 28 - 32)

 Về mặt chủ quan:

Phương pháp chiết khấu dòng tiền là phương pháp dựa trên cơ sở dòng tiền thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh trong tương lai của doanh nghiệp. Phương pháp này cho phép xác định chính xác hơn giá trị của một doanh nghiệp đang hoạt động có hiệu quả và có khả năng phát triển trong tương lai, đặc biệt là doanh nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ, bảo hiểm… Tuy nhiên để có thể áp dụng phương pháp này, công ty kiểm toán AFC cần phải xác định các thông tin chủ yếu như tỷ suất lợi nhuận của 3-5 năm liền kề và dự kiến trong 5-10 năm tương lai trên cơ sở kế hoạch sản xuất kinh doanh, tỷ lệ tăng trưởng của doanh nghiệp, hệ số rủi ro của doanh nghiệp, tỷ lệ tăng trưởng của ngành, vùng kinh tế, thị phần… để xác định tỷ lệ chiết khấu trong phương pháp này. Việc xác định các

thông tin trên hiện rất khó khăn và mất nhiều thời gian, thậm chí nhiều thông tin có thể không được xác định một cách chính xác mà phải dựa trên cách tính toán phân tích gần đúng.

Do vậy, việc sử dụng phương pháp này có thể dẫn đến sự sai lệch có tính chất chủ quan của chuyên viên định giá. Mặc dù trình độ của các chuyên viên của công ty là tương đối cao nhưng cũng không ít các trường hợp mắc phải một số sai lầm ảnh hưởng tới kết quả xác định giá trị doanh nghiệp.

 Về mặt kỹ thuật:

 Về đối tượng áp dụng:

Theo Thông tư 126/2004/TT-BTC quy định đối tượng áp dụng của phương pháp chiết khấu dòng tiền là các doanh nghiệp hoạt động trong các ngành dịch vụ thương mại, dịch vụ tư vấn, thiết kế xây dựng, dịch vụ tài chính, kiểm toán, tin học và chuyển giao công nghệ, có tỷ suất lợi nhuận sau thuế bình quân 5 năm liền kề cao hơn lãi suất chính phủ kỳ hạn 10 năm ở thời điểm gần nhất trước thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp.

Do vậy quy định này đã hạn chế các doanh nghiệp có tỷ suất lợi nhuận 5 năm gần nhất thấp hơn lãi suất trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 10 năm. Điều này sẽ giảm bớt số lượng các doanh nghiệp tham gia xác định giá trị do rất ít các doanh nghiệp có thể thoả mãn điều kiện trên; trong khi đó phương pháp này lại cho phép xác định giá trị chính xác hơn đối với các doanh nghiệp đang hoạt động hiệu quả hoặc có lợi thế thương mại.

 Về công thức xác định:

Giá trị thực tế phần vồn NN = ( + ) (+ + ) ± ∑ = n n n t i i K P K D 1 1 1

chênh lệch về giá trị quyền sử dụng đất đã nhận giao.

Trong công thức này thì chênh lệch giá trị quyền sử dụng đất được xác định bằng cách lấy giá trị quyền sử dụng đất được đánh giá lại theo Uỷ ban nhân dân tỉnh trừ đi số tiền ban đầu doanh nghiệp nộp ngân sách nhà nước đối với diện tích đất doanh nghiệp đã nhận giao. Như vậy chỉ cấn tính giá trị quyền sử dụng đất hiện thời là doanh nghiệp sẽ ước tính được khoản chênh lệch này.

 Ước tính mức cổ tức chi trả Di:

Đây là mức cổ tức mà doanh nghiệp dự định sẽ chi trả cho các cổ đông, khi doanh nghiệp trở thành công ty cổ phần, được xác định dựa trên việc dự đoán mức độ tăng trưởng doanh thu và chi phí sản xuất kinh doanh và tỷ lệ lợi nhuận để lại của doanh nghiệp. Tuy nhiên rất khó dự đoán luồng cổ tức Di vì lý do:

- Thông thường các doanh nghiệp Việt Nam chỉ lập kế hoạch sản xuất kinh doanh trong thời gian ngắn. Do vậy không thể sự đoán đầy đủ các tiềm năng phát triển hoạt động tương lai của doanh nghiệp.

- Môi trường kinh tế, pháp luật của nước ta được coi là chưa ổn định, có thể làm thay đổi các kế hoạch kinh doanh đặt ra.

- Bản thân tổ chức định giá chưa có căn cứ để xác định giai đoạn tăng trưởng ổn định. Do vậy các công ty định giá chỉ còn cách xác định tương đối và nhiều khi mang tính chất chủ quan. Đáng lẽ việc phân chia các giai đoạn phát triển của doanh nghiệp phải dựa trên tính chất phát triển của hoạt động kinh doanh như chu kỳ sống của sản phẩn hay các chiến lược kinh doanh mang tính chất đột biến.

 Việc xác định tỷ lệ k:

Đặc điểm của hệ số k là phản ánh tỷ lệ lợi tức yêu cầu của chủ sở hữu doanh nghiệp và được tính dựa trên hệ số rủi ro của doanh nghiệp. Để xác định hệ số rủi ro của doanh nghiệp đòi hỏi phải có một hệ thống các số liệu thống kê hệ số tài chính của từng doanh nghiệp, từng ngành nghề liên quan. Ở Mỹ, các tổ chức định mức tín nhiệm thường đảm nhận công việc này.

Tuy nhiên theo Thông tư 126/2004/TT-BTC Việt Nam có quy định cách tính hệ số k như sau:

K= Rf +Rp Trong đó:

Rf : Tỷ suất lợi nhuận thu được từ các khoản đầu tư không rủi ro được tính bằng lãi suất trả trước của trái phiếu Chính phủ có kỳ hạn từ 10 năm trở lên ở thời điểm gần nhất với thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp.

Rp: Tỷ lệ phụ phí rủi ro khi đầu tư mua cổ phần của các công ty ở Việt Nam được xác định theo bảng chỉ số phụ phí rủi ro chứng khoán quốc tế tại niên giám định giá hoặc do các công ty định giá xác định không lớn hơn tỷ lệ Rf . Như vậy cách xác định hệ số k ở đây còn tương đối đơn giản. Vấn đề là cách tính Rp không được rõ ràng, và việc áp dụng bảng chỉ số phụ phí rủi ro chứng khoán quốc tế tỏ ra không phù hợp vì số liệu này có thể không phản ánh được rủi ro của các doanh nghiệp Việt Nam. Bên cạnh đó, Thông tư cũng chưa tính đến các yếu tố lạm phát lãi suất sẽ ảnh hưởng đến giá trị thực của k.

Nhìn chung việc xác định giá trị doanh nghiệp theo phương pháp dòng tiền ở nước ta còn nhiều vấn đề cần xem xét. Việc khó áp dụng do chưa có những quy định cụ thể trong phương pháp xác định. Do vậy trên thực tế các hợp đồng xác định giá trị doanh nghiệp theo phương pháp dòng tiền chiết khấu có

số lượng ít hơn phương pháp tài sản. Đây cũng là một thực tế ở công ty kiểm toán AFC.

Một phần của tài liệu Thực trạng phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp tại Công ty kiểm toán và tư vấn tài chính kế toán AFC (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(39 trang)
w