Các loại chao đèn:

Một phần của tài liệu giáo trình Cung Cấp Điện KHOA KỸ THUẬT NGHIỆP VỤ (Trang 76)

- Cấu tạo gồm bóng thủy tinh ngoài và ống phóng điện Sự phóng điện trong ống thạch anh có hơi thủy ngân ở áp suất cao từ 1 đến 10 at tạo ra ánh sáng

e) Các loại chao đèn:

Chao đèn bao bọc ngoài bóng đèn, dùng để phân phối lại quang thông của của bóng đèn một cách hợp lý và theo các nhu cầu nhất định.

Có thể phân thành: chao đèn trực tiếp, phản xạ và khuyếch tán.

8.4. Nội dung thiết kế chiếu sáng:

Nội dung thiết kế chiếu sáng bao gồm ba bước chính sau: 1. Lựa chọn loại đèn, công suất, số lượng bóng đèn. 2. Bố trí đèn trong không gian cần chiếu sáng.

3. Thiết kế lưới điện chiếu sáng (sơ đồ nguyên lý lưới chiếu sáng, chọn dây dẫn, CB, cầu chì…)

Việc chọn dây dẫn sẽ theo điều kiện phát nóng cho phép của dây dẫn, K1.K2.Icp ≥ Itt.

Trong đó: K1: hệ số điều chỉnh nhiệt độ (so với môi trường chế tạo và sử dụng).

K2: hệ số điều chỉnh khi kể đến số dây đi trong một ống. Icp: dòng cho phép của dây dẫn được chọn.

CB và cầu chì được lực chọn theo các điều kiện: điện áp, dòng định mức làm việc và định mức cắt (chương 7).

8.5. Thiết kế chiếu sáng dân dụng:

Chiếu sáng dân dụng là chiếu sáng cho các khu vực như: nhà ở, hội trường, trường học, cơ quan, văn phòng, siêu thị, bệnh viện… Các khu vực này không yêu cầu thật chính xác về độ rọi cũng như các thông số kỹ thuật khác.

Tùy theo kinh phí mà thiết kế có thể đạt yêu cầu mỹ quan cũng như đa dạng các loại đèn được sử dụng.

Trình tự thiết kế chiếu sáng như sau:

1. Chọn suất phụ tải chiếu sáng Po (W/m2) phù hợp đối tượng cần chiếu sáng, tính được tổng công suất chiếu sáng cho khu vực thiết kế: Pcs= Po.S. 2. Chọn loại đèn, công suất đèn Pđ, xác định lượng đèn cần: cs

d

PP P

n= .

3. Bố trí vị trí đèn theo mặt bằng cần chiếu sáng. 4. Vẽ sơ đấu dây và sơ dồ nguyên lý cho thiết kế.

5. Lựa chọn và kiểm tra các phần tử trên sơ đồ (CB, cầu chì, thanh cái, dây dẫn).

8.6. Thiết kế chiếu sáng công nghiệp:

Đối với các nhà xưởng thường đã thiết kế chung kèm với chiếu sáng tăng cường tại điểm cần chiếu sáng cục bộ. Thiết kế có yêu cầu khá chính xác về độ rọi tại mặt bằng công tác. Phương pháp hệ số sử dụng thường được dùng, trình tự tính toán như sau:

1. Xác định độ treo cao đèn: H= h – h1 – h2

h1: khoảng cách từ trần đến bóng đèn. h2: độ cao mặt bằng làm việc.

Hình 10.5: Bố trí đèn trên mặt bằng và mặt đứng

2. Xác định khoảng cách L giữa hai đèn kề nhau theo tỷ số L/H (cho ở bảng): Loại đèn và nơi sử dụng L/H bố trí nhiều dãy L/H bố trí một dãy Chiều rộng giới hạn của nhà xưởng khi bố trí Tốt nhất Max cho phép Tốt nhất Max cho phép Nhà xường dùng chao mờ hoặc sắt tráng men 2,3 3,2 1,9 2,5 1,3H Nhà xưởng dùng chao vạn năng 1,8 2,5 1,8 2,0 1,2H Chiếu sáng cơ quan văn phòng

1,6 1,8 1,5 1,8 1,0H

3. Căn cứ vào sự bố trí đèn, xác định hệ số phản xạ của trần và tường ρtr, ρtư

(%).

4. Xác định chỉ số của phòng (có kích thước a.b): ϕ = H. a+b(a.b )

5. Từ ρtr, ρtư và ϕ tra bảng tìm hệ số sử dụng Ksd.

6. Xác định quanh thông của đèn,

sd K.E.S.Z n.K tt F = Trong đó: K: hệ số dự trữ, tra bảng.

E: độ rọi theo yêu cầu của nhà xưởng (lx). S: diện tích nhà xưởng (m2).

n: số bóng đèn.

7. Tra sổ tay tìm công suất bóng có F ≥Ftt

8. Vẽ sơ đồ cấp điện chiếu sáng trên mặt bằng. 9. Vẽ sơ đồ nguyên lý chiếu sáng.

10.Lựa chọn các phần tử trên sơ đồ nguyên lý.

Bảng: Hệ Số Dự Trữ:

Tính chất môi trường Số lần vệ sinh đèn

định kỳ/tháng Hệ số dự trữ

Đèn tuýp Đèn sợi đốt

Nhiều khói, bụi, tro, bồ

hóng 4 2 1,7

Mức khói bụi trung bình 3 1,8 1,5

Ít khói, tro, bồ hóng 2 1,5 1,3

BÀI TẬP CHƯƠNG VIII:

Bài 1: Yêu cầu thiết kế chiếu sáng cho 1 siêu thị nhỏ, diện tích 10x10m.

Bài 2 : Yêu cầu thiết kế chiếu sáng cho phân xưởng cơ khí có a = 20m, b = 50m, cao = 4,5m, h2 = 0,8m, h1 = 0,7m.

Bài 3 : Yêu cầu thiết kế chiếu sáng cho 1 phòng làm việc của văn phòng đại diện nước ngoài kích thước 4×6m.

CHƯƠNG IX: BẢO VỆ HỆ THỐNG ĐIỆN9.1. Khái quát: 9.1. Khái quát:

Trong quá trình vận hành hệ thống điện có thể xuất hiện tình trạng sự cố và chế độ làm việc không bình thường của các phần tử.

Các sự cố thường kéo theo hiện tượng dòng điện tăng cao và điện áp giảm thấp. Điều này làm rối loạn hoạt động bình thường của hệ thống. Muốn duy trì hoạt động bình thường của hệ thống và hộ tiêu thụ cần nhanh chóng phát hiện sự cố và cách ly nó ra khỏi hệ thống.

Thiết bị bảo vệ rơle là loại thiết bị tự động bảo vệ có chức năng thực hiện nhiệm vụ trên.

Ngoài ra hệ thống điện còn có thể bị hư hại nghiêm trọng khi bị sét đánh, hệ thống chống sét có nhiệm vụ giảm thiểu các hư hỏng khi có sét đánh vào các phần tử điện.

Chương này sẽ giới thiệu một cách khái quát hai loại bảo vệ trên.

9.2. Bảo vệ relay:

9.2.1. Các yêu cầu đối với hệ thống bảo vệ rơle:

Các bảo vệ rơle cần phải thỏa mãn một số chỉ tiêu kỹ thuật nhất định:

+ Tính nhanh chóng: nhằm cắt nhanh vùng sự cố khỏi hệ thống, giảm thiểu các hư hỏng.

+ Tính lựa chọn: cắt đúng vùng sự cố khỏi hệ thống.

+ Tính đảm bảo: bảo vệ phải tác động khi cần, không tác động sai hoặc tác động không đúng lúc.

+ Độ nhạy: tác động gần với trị số được chỉnh định sẽ hoạt động, trị số tác động càng sát chỉnh định thì độ nhạy càng cao.

+ Độc lập với các điều kiện vận hành: bảo vệ phải hoạt động đúng trong các điều kiện vận hành khác nhau.

Ngoài ra, hệ thống bảo vệ phải đạt yêu cầu về kinh tế, gọn nhẹ, linh hoạt trong việc thay đổi tính năng…

Theo lịch sử phát triển từ các rơle điện cơ đến rơle điện tử và ngày nay là sự kết hợp với sự điều khiển của máy tính các hệ thống bảo vệ ngày càng được hoàn thiện.

9.2.2. Những bảo vệ chính bằng rơle:

Một phần của tài liệu giáo trình Cung Cấp Điện KHOA KỸ THUẬT NGHIỆP VỤ (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w