Đèn huỳnh quang: có dạng ống và dạng bóng.

Một phần của tài liệu giáo trình Cung Cấp Điện KHOA KỸ THUẬT NGHIỆP VỤ (Trang 72)

X H= S cđm

b) Đèn huỳnh quang: có dạng ống và dạng bóng.

- Cấu tạo đèn: Gồm ống thủy tinh bền (dài 0,6m; 1,2m; 1,5m; 2,4m), mặt trong ống có phủ lớp bột chất huỳnh quang. Trong ống có bổ sung khí trơ (khí argon) và vài giọt thủy ngân ở áp suất thấp. Ở hai đầu có hai điện cực bằng vofram có phủ lớp oxit bari kích thích phát điện tử.

Hình 8.2: Cấu tạo đèn huỳnh quang

- Nguyên lý làm việc: Khi làm việc, hiện tượng phóng điện giữa hai điện cực trong môi trường có hơi thủy ngân, ở áp suất thấp, làm ion hóa hơi thủy ngân và

phát ra các tia tử ngoại(không nhìn thấy). Tia tử ngoại tác dụng vào lớp bột huỳnh quang ở thành ống, tạo ra các bức xạ thứ cấp là ánh sáng. Màu của ánh sáng phụ thuộc vào bản chất và liều lượng bột huỳnh quang.

- Đặc tính:

+ Điện áp định mức 127V ; 220V.

+ Chiều dài ống 0,6m thì công suất từ 20W ÷ 18W. + Chiều dài ống 1,2m thì công suất từ 40W ÷ 36W. + Chiều dài ống 1,5m thì công suất từ 65W ÷ 58W. + Chiều dài ống 2,4m thì công suất từ 105W.

+ Hiệu suất phát quang khoảng 40 lm/W ÷ 90 lm/W.

+ Tuổi thọ của đèn phụ thuộc vào số lần bật tắt đèn, khoảng 7000 giờ.

- Ưu điểm: hiệu suất quang học lớn, diện tích phát quang, tuổi thọ cao, quang thông ít bị ảnh hưởng khi điện áp dao động trong phạm vi cho phép.

- Khuyết điểm: chế tạo phức tạp, giá thành cao, cosφ thấp, khi đóng điện đèn không sáng ngay.

Ngoài ra còn có các loại đèn khác như đèn khí Natri áp suất cao, áp suất thấp, đèn halogen kim loại…

Sau đây là sơ đồ nối dây đèn huỳnh quang:

Hình 8.3: Sơ đồ nối dây đèn huỳnh quang

Trong đó: 1- bóng đèn; 2- chấn lưu; 3- tacte; 4- tụ điện bù cosφ

Một phần của tài liệu giáo trình Cung Cấp Điện KHOA KỸ THUẬT NGHIỆP VỤ (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w