Những nhân tố thường được xem xét khi đánh giá rủi ro phát hiện

Một phần của tài liệu CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỦ TỤC PHÂN TÍCH (Trang 32 - 37)

- Rủi ro lấy mẫu: Là khả năng kết luận của kiểm toán viên dựa trên kiểm tra

mẫu có thể khác với kết luận mà kiểm toán viên đạt được nếu kiểm tra trên toàn bộ tổng thể với cùng một thủ tục (VSA 530 đoạn 08).

- Rủi ro ngoài lấy mẫu: Là rủi ro khi kiểm toán viên đi đến một kết luận sai vì

các nguyên nhân không liên quan đến cỡ mẫu. Ví dụ: kiểm toán viên có thể sử dụng thủ tục kiểm toán không thích hợp hay kiểm toán viên hiểu sai bằng chứng và không nhận diện được sai sót (VSA 530 đoạn 09).

- Người ta thường sử dụng phương trình rủi ro để xác định rủi ro phát hiện:

AR = IR x CR x DR

Sau khi xác định được những vùng có thể có rủi ro thông qua việc đánh giá rủi ro kiểm toán, rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát để xác định mức độ rủi ro phát hiện sao cho phù hợp, trên cơ sở đó chúng ta cũng xây dựng mức trọng yếu phù hợp dựa vào kết quả trên nhằm phát huy hết hiệu quả trong tiến trình lập kế hoạch này.

Kiểm toán viên phải ước tính toàn bộ sai lệch có thể chấp nhận được để đảm bảo báo cáo tài chính không có sai lệch trọng yếu.

Các phương pháp tính mức trọng yếu PM (Preliminary Materiality)

• Phương pháp một giá trị ( Single rule): Phương pháp này được thực hiện bằng

cách lấy một tỷ lệ nhất định trên một chỉ tiêu tài chính để tính PM. Thông thường, việc xác đinh này dựa vào các điều kiện sau đây:

Nếu công ty : Không phải ngân hàng, hoạt động trong môi trường kinh doanh ổn

định; Việc kinh doanh có triển vọng trong dài hạn; Nhà quản lý liêm chính và có khả năng; Có môi trường kiểm soát hữu hiệu; Những điều chỉnh trong kỳ kiểm toán trước là nhỏ. Mức trọng yếu sẽ xác định như sau:

Khoản mục Mức trọng yếu

Vốn chủ sở hữu 5 %

Lợi nhuận trước

thuế 10% Doanh thu 1% Lãi gộp 2% Tổng Tài Sản 2% Vốn chủ sở hữu ( Vốn vay ) 0,5 Ỉ 1% Doanh thu ( Khi doanh thu

Tuy nhiên trong một số trường hợp, tài sản và doanh thu được ưu tiên chọn hơn, chẳng hạn công ty mới thành lập, trong thời gian thua lỗ hoặc người sử dụng thông tin không quan tâm nhiều đến khả năng thanh toán. Ngoài ra, một số kiểm toán viên sử dụng phối hợp giữa các chỉ tiêu trên để xác lập mức trọng yếu cho toàn bộ báo cáo tài chính. Ví dụ, mức trọng yếu được tính bằng một tỷ lệ phần trăm trên số lớn hơn giữa tài sản và doanh thu.

• Phương pháp chuỗi giá trị ( variable rule) : Nội dung phương pháp này là

dùng một chỉ số chính để xác định PM nhưng sẽ có một khoản giá trị để lựa chọn. Ví dụ: 1% → 5% lãi gộp, nếu lãi gộp < 300.000.000 VND

1% → 2% lãi gộp, nếu lãi gộp từ 300.000.000 đến 1.500.000.000 VND 0,5%→1% lãi gộp, nếu lãi gộp từ 1.500.000.000 đến 150.000.000.000

VND.

0,5% lãi gộp, nếu lãi gộp > 150.000.000.000 VND.

• Phương pháp bình quân ( Average rule): Nội dung phương pháp này là dùng

một công thức bình quân số học hoặc bình quân gia quyền để cho kết quả là số bình quân giữa 3-4 chỉ tiêu khác nhau.

• Phương pháp sử dụng công thức ( Formular rule): Xây dựng riêng một công

thức để tính. Ở phương pháp này mỗi công ty có cách xác định riêng dựa trên qui định chung.

Ví dụ: công thức của KPMG 1998 là: PM=1,84 x (số lớn hơn giữa doanh thu và tài sản) x 2/3. Trong đó: 1,84 chính là hệ số rủi ro.

(ii) Xác lập mức trọng yếu cho từng khoản mục trên báo cáo tài chính:

Phương pháp xác lập: Mức trọng yếu của từng khoản mục là sai lệch tối đa được phép của khoản mục đó. Số tiền này được tính dựa trên cơ sở mức trọng yếu tổng

thể của báo cáo tài chính. Một số kiểm toán viên xác lập mức trọng yếu ở khoản mục bằng cách phân bổ theo tỷ lệ mức trọng yếu tổng thể cho từng khoản mục. Cách này tuy đơn giản, dễ thực hiện nhưng có nhược điểm là các sai lệch dự kiến không phải lúc nào cũng xảy ra đồng thời.

Các kiểm toán viên có thể dùng phương pháp khác nhau để xác lập mức trọng yếu của từng khoản mục. Ví dụ, nhân mức trọng yếu tổng thể với một hệ số (thường là 1,5 đến 2) trước khi phân bổ. Hoặc tính mức trọng yếu khoản mục bằng một tỷ lệ phần trăm của mức trọng yếu tổng thể (thường TE từ 25% đến 75% PM).

Dù áp dụng phương pháp nào, kiểm toán viên cũng luôn phải cân nhắc khi xác lập mức trọng yếu cho từng khoản mục, kiểm toán viên phải dựa trên kinh nghiệm, hiểu biết của mình về đơn vị, cũng như đánh giá về khả năng xảy ra sai sót và chi phí thực hiện kiểm tra đối với khoản mục.

Thông thường những khoản mục được xem là nhạy cảm với sai sót, gian lận là hàng tồn kho, nợ phải thu, tiền, doanh thu.

Tóm lại việc xác lạâp mức trọng yếu ở cả hai mức độ là vấn đề thuộc về sự xét đoán nghề nghiệp của kiểm toán viên, nghĩa là trong từng trường hợp cụ thể, kiểm toán viên dựa trên kinh nghiệm và sự xét đoán nghề nghiệp để xác định và chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Ngoài ra, kiểm toán viên cũng phải cân nhắc giữa sự hữu hiệu và chi phí kiểm toán, bởi vì thiết lập một mức trọng yếu thấp tuy sẽ làm tăng khả năng phát hiện sai lệch trọng yếu, nhưng đồng thời cũng làm cho thời gian và chi phí kiểm toán tăng lên.

Tuy các Hiệp hội nghề nghiệp hoặc tổ chức kiểm toán có những chính sách hướng dẫn về mức chênh lệch trọng yếu, nhưng khi vận dụng trong từng trường hợp cụ thể cần hiểu rằng chúng vẫn không thể thay thế được cho sự xét đoán nghề

nghiệp của kiểm toán viên. Sau đây là các mức chênh lệch mà kiểm toán viên cần tham khảo để đưa ra quyết định cho sự phán đoán của mình.

Theo Hiệp hội kế toán viên Hoa Kỳ ( AAA )

Chỉ tiêu Trọng yếu Có thể trọng yếu Không trọng yếu Mức chênh lệch >10% Từ 5% đến 10% < 5% Theo hiệp hội giám định viên kế toán Canada ( CICA )

Khoản mục Mức trọng yếu

Lợi tức trước thuế 5 Ỉ 10%

Lợi tức gộp 0,5 Ỉ 5% Tổng Tài Sản ( Doanh nghiệp mới thành lập ) 0,5 Ỉ 1% Vốn chủ sở hữu ( Vốn vay ) 0,5 Ỉ 1% Doanh thu ( Khi doanh thu gần bằng chi phí )

Kết Luận Chương I

Thủ tục phân tích trong tiến trình lập kế hoạch là hết sức quan trọng đối với kiểm toán viên trong quá trình xây dựng kế hoạch, phạm vi và lịch trình kiểm toán. Nó giúp cho kiểm toán viên có cái nhìn tổng quan về báo cáo tài chính của đơn vị, giúp phát hiện ra những dấu hiệu bất thường cũng như những phán đoán và nhận diện những vùng có rủi ro, từ đó kiểm toán viên có thể xây dựng kế hoạch kiểm toán hiệu quả.

Một phần của tài liệu CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỦ TỤC PHÂN TÍCH (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(37 trang)