Tỷ suất khả năng thanh toán

Một phần của tài liệu CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỦ TỤC PHÂN TÍCH (Trang 28 - 29)

(i) Khả năng thanh toán tổng quát: Đây là tỷ suất dùng để đo lường khả năng thanh toán chung của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này cho biết, với tổng số tài sản hiện có, doanh nghiệp có đảm bảo trang trải được các khoản nợ phải trả hay không.

Khả năng thanh Tổng tài sản toán tổng quát Tổng nợ phải trả

Khi tỷ số này >1.5 là khả năng thanh toán tổng quát tốt, nếu tỷ số này >= 1: nghĩa là doanh nghiệp bảo đảm được khả năng thanh toán tổng quát, tổng tài sản đủ thanh toán các khoản nợ.

Khi tỷ số này <= 1: nghĩa là doanh nghiệp không bảo đảm được khả năng thanh toán tổng quát, tổng tài sản không đủ thanh toán các khoản nợ và khi tỷ số này < 0.5 khả năng thanh toán tổng quát là quá thấp.

(ii) Khả năng thanh toán hiện hành (ngắn hạn): Tỷ suất này phản ánh khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp là cao hay thấp. Chỉ tiêu này tính như sau:

Khả năng thanh toán Tài sản ngắn hạn

nợ ngắn hạn Nợ ngắn hạn

Khi tỷ suất này bằng 1 : kiểm toán viên có thể nhận xét là thỏa đáng, càng lớn hơn 1.5 thể hiện doanh nghiệp càng có khả năng thanh toán đối với các khoản

nợ ngắn hạn. Nếu tỷ lệ này nhỏ hơn 1 thì doanh nghiệp có thể đang gặp khó khăn trong việc thanh toán công nợ, nếu < 0.5 thì có thể đang quá khó khăn trong việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn.

(iii) Khả năng thanh toán nhanh: là chỉ tiêu được dùng để đánh giá khả năng thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp bằng tiền và các khoản tương đương tiền.

Khả năng thanh Tiền và các khoản tương đương tiền toán nhanh Nợ ngắn hạn

Chỉ tiêu này càng lớn hơn 1.5 chứng tỏ nội lực của doanh nghiệp càng mạnh. Tuy nhiên tỷ lệ này nhỏ hơn 1 thì chưa thể nhận xét tình hình gặp khó khăn vì còn các khoản tài sản lưu động khác có thể chuyển thành tiền.

Một phần của tài liệu CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỦ TỤC PHÂN TÍCH (Trang 28 - 29)