Đối với khoản mua hàng của Công ty TNHH Thiên Minh theo hóa đơn số 24536 ngày 24/12/2006, cuối tháng 12/2006 hàng chưa về, kế toán không ghi nhận khoản phải trả này Đề

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN KHOẢN PHẢI TRẢ NHÀ CUNG CẤP TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN (Trang 46 - 50)

- Lập lại Thuyết minh chi tiết nếu có sự điều chỉnh của kiểm toán.

2,Đối với khoản mua hàng của Công ty TNHH Thiên Minh theo hóa đơn số 24536 ngày 24/12/2006, cuối tháng 12/2006 hàng chưa về, kế toán không ghi nhận khoản phải trả này Đề

24/12/2006, cuối tháng 12/2006 hàng chưa về, kế toán không ghi nhận khoản phải trả này. Đề nghị Công ty điều chỉnh như sau:

Nợ TK 151 : 18.242.667 VND Nợ TK 1331 : 912.133 VND Có TK 331 : 19.154.800 VND

Kết luận

Dựa vào kết quả công việc, theo ý kiến tôi: Ngoại trừ các vấn đề trên

Cơ sở dẫn liệu cho phần TK 331 – Phải trả nhà cung cấp là thích hợp trên các khía cạnh trọng yếu và tổng sổ dư Nợ 268.950.400 VND, dư Có 5.518.444.515 VND là trung thực theo đúng các nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung và được lập nhất quán với các năm trước.

Ngày: 20/3/2007 Người thực hiện: NDT Người kiểm tra:

2.2.3. Kết thúc kiểm toán

Sau khi hoàn tất công việc kiểm toán khoản phải trả nhà cung cấp, trưởng nhóm kiểm toán sẽ tiến hành soát xét giấy tờ làm việc của kiểm toán viên thực hiện. Việc soát xét được thực hiện nhằm đạt được các yêu cầu sau:

• Các bằng chứng thu thập được đã đánh giá, mô tả được một cách đầy đủ thông tin về các khoản ứng trước cho nhà cung cấp và các khoản phải trả nhà cung cấp.

• Quá trình thực hiện kiểm toán khoản phải trả nhà cung cấp được thực hiện theo đúng kế hoạch và tuân thủ các Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam cũng như các chuẩn mực kiểm toán quốc tế được chấp nhận.

• Các mục tiêu kiểm toán xác định đối với khoản mục phải trả nhà cung cấp đã được thỏa mãn.

• Các giấy tờ làm việc đã chứa đựng đầy đủ thông tin cần thiết làm căn cứ chứng minh cho kết luận trong báo cáo kiểm toán.

Trong quá trình soát xét nếu phát hiện những điểm chưa hoàn thiện, chưa đáp ứng được các mục tiêu đã đặt ra đối với khoản mục thì trưởng nhóm kiểm toán sẽ yêu cầu kiểm toán viên sửa chữa, bổ sung.

Đối với quá trình kiểm toán khoản phải trả nhà cung cấp tại Nhà máy ABC và Công ty XYZ, sau khi soát xét, trưởng nhóm kiểm toán đánh giá công việc kiểm toán đã được thực hiện đầy đủ, bằng chứng thu thập được đã mô tả đầy đủ về các khoản ứng trước và khoản phải trả nhà cung cấp, đồng thời đạt được các mục tiêu kiểm toán đã đề ra.

Sau khi công việc soát xét hoàn tất, đạt được các yêu cầu đã đặt ra, trưởng nhóm kiểm toán tiến hành tổng hợp các bằng chứng kiểm toán đã thu thập được đồng thời tổng hợp các bút toán điều chỉnh, tổng hợp kết quả kiểm toán các phần hành. Bảng tổng hợp các bút toán điều chỉnh sẽ được lập và chuyển cho khách hàng để thảo luận, thống nhất kết quả kiểm toán. Sau khi họp

thống nhất kết quả kiểm toán, trưởng nhóm lập Dự thảo Báo cáo kiểm toán. Báo cáo dự thảo này được gửi cho khách hàng xem xét. Cuối cùng, căn cứ vào kết quả thống nhất với khách hàng, kết quả soát xét lần cuối của Ban Giám đốc AASC, kiểm toán viên tiến hành lập và phát hành Báo cáo kiểm toán.

Kiểm toán viên cũng lập và phát hành thư quản lý nếu khách hàng có yêu cầu.

2.3. Tổng kết quy trình kiểm toán khoản phải trả nhà cung cấp trong kiểm toán Báo cáo tài chính do AASC thực hiện tại 2 khách hàng ABC và XYZ

Trên đây là toàn bộ quá trình và kết quả kiểm toán khoản mục phải trả nhà cung cấp do AASC thực hiện tại 2 đơn vị khách hàng là Nhà máy ABC – Chi nhánh Công ty cổ phần E và Công ty XYZ. Kiểm toán viên khi thực hiện đã luôn tuân thủ trình tự của chương trình kiểm toán. Tuy nhiên tùy vào đặc điểm hoạt động kinh doanh, bộ máy quản lý cũng như hệ thống kế toán của khách hàng, kiểm toán viên đã có sự vận dụng linh hoạt vào quá trình thực hiện nhằm đạt kết quả cao nhất với chi phí thấp nhất.

Nhà máy ABC là khách hàng lâu năm của AASC nên công việc kiểm toán được thực hiện một cách giản lược.

Trong giai đoạn Chuẩn bị kiểm toán, dựa vào hồ sơ thường niên, kiểm toán viên đã có được những thông tin cơ sở về Nhà máy ABC, các thông tin về nghĩa vụ pháp lý, đánh giá hệ thống KSNB liên quan đến chu trình… Do đó, kiểm toán viên đã giảm được thời gian thu thập những hiểu biết về khách hàng. Kiểm toán viên không sử dụng Bảng câu hỏi để tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ nữa mà chỉ thông qua phỏng vấn và quan sát để nắm bắt những thay đổi liên quan tới kiểm soát nội bộ tại Nhà máy trong năm 2006. Ngoài ra, việc mua sắm các yếu tố đầu vào của Nhà máy ABC là do Công ty E quyết định, chịu sự kiểm soát của Công ty E. Do đó, kiểm toán viên xác định các thủ tục kiểm toán sẽ

được thực hiện giản lược, việc kiểm tra sẽ được tiến hành với quy mô mẫu chọn nhỏ hơn.

Còn Công ty XYZ là khách hàng mới, do đó, ngay từ đầu cuộc kiểm toán, kiểm toán viên đã chú trọng tìm hiểu kỹ về đặc điểm hoạt động kinh doanh, bộ máy quản lý, hệ thống kế toán cũng như những thông tin cơ sở khác. Mặt khác, XYZ là một công ty thương mại, các hoạt động mua hàng và thanh toán diễn ra thường xuyên, số nhà cung cấp lớn hơn so với Nhà máy ABC. Do vậy, các bước công việc thực hiện tại Công ty XYZ từ tổng hợp cho đến chi tiết cũng được thực hiện đầy đủ và chặt chẽ. Mẫu kiểm tra chi tiết được chọn với quy mô lớn.

Cụ thể hơn, trong bước Khẳng định số dư, ở Nhà máy ABC, kiểm toán viên chỉ gửi thư xác nhận cho 2/5 nhà cung cấp. Còn đối với Công ty XYZ, kiểm toán viên đã tiến hành gửi thư xác nhận cho tất cả các nhà cung cấp.

Trong bước Kiểm tra số phát sinh, so với ở Nhà máy ABC, kiểm toán viên đã tiến hành chọn mẫu lớn hơn và kiểm tra kỹ hơn đối với các nghiệp vụ mua hàng và thanh toán ở Công ty XYZ.

Về thủ tục Kiểm tra công nợ ngoài niên độ, ở Nhà máy ABC, do thủ tục gửi thư xác nhận đã cho kết quả khớp đúng nên kiểm toán viên không tiến hành thủ tục này. Còn đối với Công ty XYZ, đã có 3/14 nhà cung cấp không có thư phúc đáp, kiểm toán viên đã tiến hành kiểm tra công nợ ngoài niên độ để xác định tính đầy đủ của việc ghi chép đối với khoản mục.

Về thủ tục Kiểm tra các khoản phải trả có gốc ngoại tệ, Nhà máy ABC không có nghiệp vụ phát sinh bằng ngoại tệ nên thủ tục này không được áp dụng; còn Công ty XYZ là doanh nghiệp thương mại có các hoạt động xuất nhập khẩu với đơn vị tiền tệ giao dịch là USD nên kiểm toán viên đã áp dụng thủ tục này để kiểm tra tính đúng đắn của các số dư có gốc ngoại tệ.

Ngoài ra, do có sự khác nhau về nhà cung cấp nên khối lượng công việc thực hiện ở hai khách hàng cũng khác nhau. Nhà máy ABC có cả nhà cung cấp

bên ngoài lẫn nhà cung cấp nội bộ (là Công ty E) nên việc kiểm toán khoản phải trả nhà cung cấp tại khách hàng này đòi hỏi phải thực hiện đối với cả hai tài khoản 331 và 336. Còn tại Công ty XYZ, công việc kiểm toán khoản phải trả nhà cung cấp chỉ tiến hành đối với tài khoản 331.

Như vậy, những đặc điểm khác nhau giữa hai khách hàng đã dẫn đến việc thực hiện kiểm toán khoản phải trả nhà cung cấp ở hai khách hàng cũng khác nhau. Đối với Nhà máy ABC, trong cả giai đoạn Chuẩn bị kiểm toán và Thực hiện kiểm toán, một số bước công việc đã được lược bỏ, việc kiểm tra chi tiết được tiến hành với quy mô mẫu nhỏ hơn. Còn ở Công ty XYZ, các thủ tục kiểm toán được tiến hành một cách đầy đủ, việc kiểm tra được thực hiện với quy mô mẫu lớn hơn.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN KHOẢN PHẢI TRẢ NHÀ CUNG CẤP TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN (Trang 46 - 50)