PHÚC TRÌNH VẤN ĐÀM (lần thứ hai)

Một phần của tài liệu Thực hành công tác xã hội vơi cá nhân, nhóm (Trang 25)

(lần thứ hai)

Họ và tên: Trương Văn Thưởng Sinh năm: 1994

Thời gian: Hồi 15h15 ngày 09 tháng 09 năm 2010

Địa điểm: Tại phòng ở của Kiểm huấn viên trong khu lưu xá. Mục tiêu của cuộc vấn đàm

- Thu thập thông tin từ thân chủ - Tạo lập quan hệ tốt từ thân chủ

Theo như buổi trước tôi đã hẹn với thân chủ tôi đến phòng TC, nhưng có bạn ở đấy tôi dự thân chủ đến phòng KHV và tôi xin phép thời gian của em rồi tôi tiếp tục vấn đàm.

Nội dung của vấn đàm Kỹ năng sử dụng CTXH cá nhân

NVXH: Chào em! Cũng như ngày hôm qua anh em mình nói chuyện rồi bây giờ em có thể bớt chút ít thời gian ngồi nói chuyện với anh một lúc được không?

TC: Vâng, được anh ạ!

NVXH: Anh chị có đối xử tốt với em không? TC: (Mỉm cười rồi trả lời) có mọi người đối xử với em rất tốt.

NVXH: Vậy ngoài anh đã lập gia đình ra thì em còn có chị nào lập gia đình?

TC: Ngoài anh trai em ra thì còn có một chị gái thứ 3 nữa.

NVXH: Tôi cũng quên hỏi chị thứ 3 đã lập gia đình đấy tên là gì.

NVXH: Bây giờ em ở đây thích ở đây hơn hay

ở nhà hơn?

TC: (Ngập ngừng rồi nói) nói chung ở đây nó tốt hơn về nhiều mặt.

NVXH: Ở đây em thấy khó khăn điều gì nhất? TC: Nhớ nhà, nhưng thuận lợi cho học tập tự lo sinh hoạt ạ.

NVXH: Anh cũng vậy thôi, nhớ nhà, tự chăm lo cho mình nhưng phải cố gắng thôi.

TC: Vâng, em cũng biết vậy

NVXH: Em có học thêm gì không?

TC: Em có, nhưng chỉ tập trung vào những môn tự nhiên thôi.

NVXH: Em thường học thêm vào những buổi chiều thứ mấy vậy?

TC: Học chiều đâu à? em học thứ 2 và thứ 4 ạ. NVXH: Em chơi thân với ai nhất? Có ở cùng nhau không?

TC: Em có, bạn ấy ở bên làng.

NVXH: Thế bạn trai hay gái hả em? (Tôi mỉm cười)

TC: (Cười rồi nói) đương nhiên là con trai rồi. NVXH: Vậy em đã có người yêu chưa? lúc nãy anh thấy một bạn ở phòng em đấy có phải là người yêu em không?

TC:(cười rồi nói) em chưa đâu, lúc này anh thấy kia là bạn của em thôi em ấy cũng sống ở cùng các mẹ, sang đây chơi thôi.

NVXH: Thế em có thường xuyên sang bên làng chơi cùng các em không?

Quan sát

TC: Bên làng đấy ạ? thỉnh thoảng em vẫn sang. NVXH: Thế em thích học những môn nào nhất? TC: Em thì chỉ học những môn tự nhiên như Toán, lí, hoá đây là môn em đặt lên hàng đầu. NVXH: Em nghĩ thế nào về những quy định ở đây?

TC: Em thấy rất nghiêm khắc.

NVXH: Những lúc học và chơi thể thao ra em còn làm gì nữa không?

TC: Em chỉ ăn xong tắm rồi ngồi nói chuyện và học buổi tối.

NVXH: Những ngày em về quê em thường làm gì? Có vui không? Và anh chị có bắt em làm gì không?

TC: Nói chung anh chị chẳng cho làm gì thỉnh thoảng trông cháu cho anh thế thôi, đương nhiên là vui rồi, làm gì mà không vui được. NVXH: Anh cũng thế thôi, chỉ muốn về, anh thấy chẳng có chỗ nào vui hơn ở nhà mình. NVXH: Mà ở đây có hay lao động hay giúp cô chú làm gì không em?

TC: Thường thì bọn em cắt cỏ, dọn dẹp, cũng như các anh vào đây làm cùng bọn em đấy NVXH: Theo anh biết là em vào Lưu xá của làng từ năm 2009 rồi. Vậy anh hỏi thêm tí nhá, em bắt đầu vào làng trẻ em SOS khi nào?

TC: Em vào năm 2005, mấy năm rồi anh ạh NVXH: Thế em ở nhà hoa gì và mẹ nào?

NVXH: Vậy sinh nhật của em là khi nào? TC: Sinh nhật em thì 28/04/1994.

NVXH: Ở lớp em có hay nghịch ngợm không? TC: Em có nghịch vì học sinh mà (cười)

NVXH: Những lúc buồn thì em hay tâm sự với ai nhất.

TC: Chuyện này thì em chỉ tâm sự với em gái ở bên làng trước em ở đấy thôi.

NVXH: Em có đi ra ngoài chơi điện tử không? TC: Có thỉnh thoảng em đi một lúc.

NVXH: Em đã thấy bản thân em phát huy được những điểm mạnh của em chẳng hạn đã được bộc lộ hết chưa?

TC: Có phát huy được, nhưng chưa phát huy hết khả năng của mình vì điều kiện không đầy đủ.

NVXH: Vậy em có biết điểm yếu của mình là gì không?

TC: Em biết thường thì em hơi lười, đùa nghịch hơi quá, lắm mồm.

NVXH: Dạo này việc học của em có tốt không? TC: Lúc đầu em thấy khó khăn về môn tiếng anh nhưng bây giờ thì em đã theo kịp được rồi. NVXH: Thôi cố lên nhá, em tự vạch cho mình kế hoạch tự học thử xem nhé.

Có lẽ cuộc nói chuyện của anh em mình dừng lại ở đây nhỉ.

NVXH dùng những câu hỏi ngắn để TC tự đánh giá về bản thân qua đấy NVXH biết được tính cách của TC sẽ hé lộ ra điểm mạnh và điểm yếu mà thân chủ gặp phải.

Vì TC đang trong độ tuổi phát triển hoàn thiện bản thân nên tôi chỉ tập trung hỏi về cuộc sống sinh hoạt của TC.

PHÚC TRÌNH VẤN ĐÀM

(lần thứ 3) Họ và tên: Trương Văn Thưởng

Sinh năm: 1994

Thời gian: Hồi 9h25 thứ 7 ngày 11 tháng 09 năm 2010 Địa điểm: Tại khu lưu xá.

Mục tiêu:

Sau thời gian tìm hiểu qua thân chủ tôi đã hiểu được vấn đề của TC, tôi sẽ đi sâu vào cuộc sống sinh hoạt riêng của TC.

Lần này tôi chủ động gặp TC nên tôi không hẹn trước vì hôm nay là một ngày cuối tuần

Nội dung của trò chuyện Kỹ năng sử dụng trong CTXH cá nhân

NVXH: Tôi đi đến khu lưu xá thấy Thưởng tới rồi tôi xin thời gian của em ấy đến nói chuyện tiếp.

TC: Cười rồi nói, được rồi anh chờ em một lúc để em vào phòng lấy cái áo để mặc đã nhé.

NVXH: Được anh ở đây chờ em cứ vào lấy đi rồi chúng tôi ra ngoài sân của Lưu xá.

NVXH: Cũng như 2 lần trước có lẽ lần này anh sẽ nói chuyện với em một lúc nữa là được rồi.

TC: Vâng, em cũng nghĩ là lần này nữa để em hoàn thành công việc của anh đi. NVXH: Ở đây em thấy có thuận lợi cho

học tập không?

TC:(em suy nghĩ) nói chung ở đây học tập nó tốt hơn ở nhà vì nhiều thời gian tập trung học.

NVXH: Sau buổi học em cùng các bạn chơi những môn thể thao nào?

TC: Ở đây em thường chơi bóng đá, bóng bàn.

NVXH: Thế em chơi được môn thể thao nào nhất?

TC: Em thì chơi được rất nhiều nhưng bây giờ là bóng bàn thôi.

NVXH: Em thấy mình cần có cái gì đấy để mình có thể học tốt hơn không? Chẳng hạn cần người giúp đỡ đấy? TC: (Em băn khoăn rồi nói) em học bên trường nói chung chưa có sự quan tâm và chỉ dẫn một cách chi tiết và cụ thể. Nếu như có một gia sư chỉ bảo thêm thì càng tốt.

NVXH: Về công việc học thì đa phần mình phải cố gắng thôi, thôi em cố gắng lên nhé.

TC: em cảm ơn anh, em sẽ cố gắng NVXH: Vậy bây giờ em có thể cho anh biết công việc thường ngày của em được không?

TC: Tức là công việc một ngày của em

Suy nghĩa của TC

mùa đông thì 6h30 dậy, tập thể dục, ăn sáng xong đi học. Còn đến 11h45 bọn em mới đi học về rồi ăn cơm xong đi ngủ trưa đến chiều dậy, có ngày thì đi học còn không là chơi thể thao, lao động đến chiều tối tắm rửa rồi ăn cơm xong xuống nhà học bài xong đi ngủ.

NVXH: Vậy em có thể cho anh biết một số chuyện mà em thấy buồn được không?

TC: Có lúc em thấy buồn vì mình trưởng thành rồi nên có lúc rất buồn vì có nhiều chuyện trong tình cảm bạn bè. NVXH: Còn anh thấy buồn thì chỉ muốn nói chuyện với người mà mình có thể chia sẻ và hiểu cho mình vì vậy mình sẽ biết cách thông cảm cho nhau hơn. NVXH: Những lúc khó khăn em thường vượt qua như thế nào?

TC: Trước hết là em cần sự động viên của gia đình cần anh chị chia sẻ cùng và các chú, cô và anh em bạn bè nữa

NVXH: Vậy ở đây em có cần đến nhu cầu gì không?

TC:(Tôi thấy em trầm lặng suy nghĩ rồi nói) em cần nhất là sự quan tâm, chia sẻ của mọi người, nó sẽ làm cho em cảm thấy vui hơn.

NVXH: Anh cũng vậy, xa nhà anh cần

chia sẻ, thông tin

nhất là sự quan tâm của gia đình và bạn bè của mình. Thế em sống xa nhà và ở đây em có thấy khó khăn gì trong cuộc sống không?

TC: Nói chung là tự do cho sinh hoạt, nhiều lúc thấy khó khăn nhiều thứ lắm. NVXH: Những ngày cuối tuần em tự nấu ăn hay ai nấu cho em.

TC: Việc nấu cơm thì thứ 2 đến thứ 7 là cô Vy phụ trách cấp dưỡng nấu cho còn ngày chủ nhật là bọn em phải tự nấu ăn. NVXH: Em thấy những quy định ở đây quá nghiêm khắc phải không? Thế em đã nghĩ sự nghiêm khắc đấy sẽ làm cho em trưởng thành và sinh hoạt có nề nếp hơn không?

TC: Em cũng biết vậy, nhưng có lúc không thoải mái cho lắm.

NVXH: Thế em có dự định gì cho sau này không?

TC:(em có suy nghĩ và trả lời) trước hết là em muốn vào đại học, sau đó có một công việc ổn định để có thu nhập để giúp cho gia đình và tự bươn trải cho sinh hoạt của mình.

NVXH: Anh cũng hy vọng dự định của em sẽ trở thành hiện thực. Có lẽ cho anh cảm ơn em đã ngồi cùng anh nói chuyện

Sử dụng câu hỏi đóng tạo liền mạch vấn đề.

Tạo sự suy nghĩ cho TC

em đạt được những gì mà em mong ước!

TC: Em cảm ơn anh, thôi em về phòng đây, chào anh.

NVXH: Anh chào em.

Phân tích và lượng giá

NVXH tôi đã thấy sự thay đổi của TC về cách ăn nói cử chỉ đàng hoàng và lịch sự hơn mọi lần. NVXH đã khơi dậy tâm lý của trẻ, tuổi học trò nhằm tạo ra sự chỉ dẫn chia sẻ về cuộc sống tự lập của TC để TC biết về bản thân mình hơn để tự lập trong xã hội. Qua đây NVXH cảm thấy TC muốn chia sẻ tâm sự với mọi người không có tính dẫn điểm.

Qua những lần tiếp cậu NVXH thấy TC là một con người đàng hoàng có phẩm chất tốt nhưng vì tính hay trêu đùa nghịch ngợm nên những người không tiếp xúc nhiều sẽ không hiểu được đức tính của TC, dễ gần thật thà. Có những chuyện buồn cũng được NVXH chia sẻ để TC thấu hiểu hơn, TC cũng đã tự biết vượt qua chính mình và khó khăn trong sinh hoạt để vượt qua nó.

Một phần của tài liệu Thực hành công tác xã hội vơi cá nhân, nhóm (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(44 trang)
w