0
Tải bản đầy đủ (.docx) (46 trang)

Hoàn thiện các quy định của pháp luật ngân hàng.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN LUẬT KINH TẾ HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG THỰC TIỄN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 36 -36 )

Thứ nhất, cần hoàn thiện các quy định của pháp luật về vấn đề lãi suất của hoạt động cho vay. Để phù hợp với sự phát triển của hoạt động này,nên sửa đổi quy định tại Điều 476 BLDS..

Thứ hai, ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể Khoản 1 Điều 11 Quyết định 1627 vì nhiều trường hợp cơ quan thi hành án khi áp dụng các văn bản luật không chấp nhận mức lãi suất mà các bên thoả thuận để xử lý nợ quá hạn đối với tài sản phát mại mà

lấy lãi suất cơ bản do ngân hàng nhà nước công bố, mức lãi suất này thấp hơn nhiều so với lãi suất các bên thoả thuận trong HĐTD.

Thứ ba, sửa đổi nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 về giao dịch bảo đảm phần xử lý tài sản bảo đảm. Nghị định chưa có bất kỳ cơ chế nào để thu hồi tài sản bảo đảm trong trường hợp người thế chấp không chấp nhận tự nguyện giao tài sản cho ngân hàng để xử lý. Ngân hàng muốn xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ là rất khó thực hiện. Khi đó, tổ chức tín dụng cho vay phải gửi đơn đến Toà án để giải quyết. Nhưng thủ tục quá rườm rà, phức tạp từ việc có đơn yêu cầu, ra quyết định thi hành án, thời gian tự nguyện thi hành, quyết định cưỡng chế, tiến hành thành lập hội đồng thẩm định và tiến hành bán đấu giá. Có trường hợp hoàn thành xong thủ tục thì khách hàng không còn khả năng thi hành. Để khắc phục tình trạng đó nên quy định khi xử lý tài sản bảo đảm mà bên cho vay không chịu giao tài sản cho bên vay để xử lý, bên vay có quyền đưa đơn lên toà đề nghị phể chuẩn quyết định xử lý tài sản bảo đảm mà không bắt buộc phải tiến hành thông qua nhiều thủ tục như quy định hiện hành. Dựa và quyết định đó, cơ quan thi hành án yêu cầu bên vay giao tài sản bảo đảm cho ngân hàng để xử lý.

Thứ tư, sửa đổi một số quy định của nghị định số 178/1999/NĐ- CP của chính phủ ngày 29/12/1999 và thông tư liên tịch số 03/2001/TTLT/BCA-BTC-TCĐG ngày 23/4/2001 liên quan tới quyền bán tài sản đảm bảo để thu hồi nợ của các ngân hàng. Cần quy định chế tài cụ thể đối với các cơ quan chức năng như uỷ ban nhân dân, công an địa phương trong quá trình hỗ trợ ngân hàng thu hồi tài sản bảo đảm..

Pháp luật cũng nên thừa nhận quyền tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên của luật sư nước ngoài tại Việt Nam.

Những kiến nghị đảm bảo thực hiện pháp luật

Bên cạnh việc hoàn thiện các quy định của pháp luật thì cũng cần có những cơ chế đảm bảo cho những quy định của pháp luật được thực hiện.

Thứ nhất, cần tăng cường các biện pháp giám sát, kiểm tra của Viện kiểm sát đối với hoạt động tố tụng của Toà án. Làm tốt công tác này có ý nghĩa rất quan trọng góp phần đảm bảo quá trình tố tụng được tiến hành đúng quy định của pháp luât và giảm đáng kể số án xử oan, sai.

Thứ hai, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật và kiến thức về HĐTD và giải quyết các tranh chấp này. Nếu làm tốt công tác này sẽ hạn chế được các tranh

chấp phát sinh và tăng cường khả năng ký kết các HĐTD giữa các chủ thể. Đi tiên phong trong hoạt động này, ngày 1/9/2006 Toà án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã chính thức ra mắt trang website đầu tiên để phổ biến những quy định của pháp luật, tham gia vào mạng thông tin tích hợp trên internet của thành phố..

Thứ ba, cần đề cao trách nhiệm cá nhân đối với từng chức danh cán bộ tư pháp, đặc biệt là người đứng đầu các đơn vị và các thẩm phán. Tăng cường thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm minh đối với các cá nhân, tập thể cán bộ của tòa án có vi phạm

Thứ tư, đổi mới và hoàn thiện phương thức tổ chức, chỉ đạo, điều hành và thủ tục hành chính- tư pháp trong hệ thống tòa án nhân dân các cấp theo hướng nhanh gọn, hiệu quả và thuận lợi cho các bên tranh chấp trong quá trình tiến hành các thủ tục luật định, cải tiến phương pháp và lề lối làm việc với phương châm quyền hạn đi liền với trách nhiệm, thực hiện tốt công tác quản lý, điều hành, phân công và thường xuyên kiểm tra hoạt động của các cán bộ tòa án.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN LUẬT KINH TẾ HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG THỰC TIỄN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 36 -36 )

×