Những kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật tố tụng liên quan tới giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng.

Một phần của tài liệu Tiểu luận luật kinh tế HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG THỰC TIỄN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 35)

quan tới giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng.

Một là, bổ sung các quy định về thủ tục rút gọn đối với giải quyết tranh chấp HĐTD. Theo quy định của BLTTDS, thủ tục giải quyết tranh chấp HĐTD còn mất rất nhiều thời gian., Toà án không phải mất nhiều thời gian để điều tra , xác minh mà vẫn có thể giải quyết đúng pháp luật vụ tranh chấp đó, đảm bảo giải quyết nhanh gọn, hiệu quả. Vì thế, thủ tục rút gọn có thể được quy định theo mô hình sau:

1 Có cơ chế để cán bộ Toà án có cơ sở để ban hành quyết định áp dụng thủ tục rút gọn đối với những những tranh chấp được áp dụng thủ tục này.

2 Về thời hạn chuẩn bị xét xử: Đối với những tranh chấp HĐTD áp dụng thủ tục rút gọn thì thời hạn chuẩn bị xét xử là không quá 15 ngày, kể từ ngày thụ lý vụ án.

3 Về thời hạn mở phiên toà xét xử sơ thẩm: Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Toà án phải mở phiên toà.

4 Về phiên toà sơ thẩm: Thành phần tham gia xét xử đối với thủ tục rút gọn chỉ cần một thẩm phán mà không cần thành lập hội đồng xét xử. Không nên phải trải qua tuần tự tất cả các bước như đối với phiên toà thông thường.

Thủ tục rút gọn giải quyết các tranh chấp HĐTD đang còn là vấn đề xa lạ trong pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam. Mặc dù vậy, việc thừc nhận thủ tục rút gọn trong giai đoạn hiện nay là phù hợp với chư trương cải cách tư pháp mà Đảng và Nhà nước đã đề ra trong Báo cáo chính trị của Đảng: “Đẩy mạnh việc thực hiện chiến lược cải cách tư pháp khẩn trương, đồng bộ, lấy cải cách hoạt động xét xử làm trọng tâm”. Đồng thời đáp ứng được yêu cầu giải quyết các tranh chấp HĐTD đang ngày càng gia tăng, giảm bớt án tồn đọng hàng năm ở các cấp Toà án, bảo vệ kịp thời quyền và lợi ích hợp pháp của các bên

Hai là, ban hành những văn bản hướng dẫn chi tiết thi hành một số quy định chưa cụ thể trong BLTTDS. Ví dụ như quy định hướng dẫn thực hiện các quy định về giao nộp chứng cứ, trách nhiệm trong trường hợp không thực hiện nghĩa vụ cung cấp chứng cứ. Ba là, bổ sung quy định của pháp luật về tiêu chuẩn và nguồn bổ nhiệm thẩm phán và bầu hội thẩm nhân dân.

Trong nền kinh tế thị trường, tranh chấp phát sinh từ HĐTD không chỉ giới hạn ở các chủ thể là tổ chức cá nhân Việt Nam mà còn liên quan tới các chủ thể có yếu tố nước ngoài. Điều này đòi hỏi đội ngũ thẩm phán không chỉ phải giỏi về chuyên môn mà còn phải đáp ứng yêu cầu về khả năng ngoại ngữ và sử dụng công nghệ thông tin một cách hiệu quả. Với các hội thẩm nhân dân cũng cần nâng cao hiểu biết về pháp luật. Vì thế cần bổ sung tiêu chuẩn này vào quy định của Pháp lệnh thẩm phán và hội thẩm nhân dân số 02/2002/PLUBTVQH ngày 4/10/2002. Ngoài ra, nguồn bổ nhiệm thẩm phán không chỉ từ những người đang công tác trong ngành mà còn cả những người là các luật sư có đầy đủ những điều kiện theo quy định của pháp luật..

Một phần của tài liệu Tiểu luận luật kinh tế HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG THỰC TIỄN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 35)